1. Môi bị bong da: Thiếu vitamin B2
Vitamin B2, còn được gọi là riboflavin. Mỗi người cần tiêu 0,8 mg/ngày, nhưng không phải ai cũng bổ sung đầy đủ lượng vitamin B2 này cho mình. Cơ thể thiếu hụt nghiêm trọng vitamin B2 sẽ có biểu hiện lợt môi, môi bị bong da và các triệu chứng ngứa da khác.
2. Môi quá đỏ: Nhiệt độ cơ thể tăng
Đôi môi hồng đào được coi là khỏe mạnh, nhưng nếu môi có màu đỏ như son môi thì lại là dấu hiệu của bệnh lý trong cơ thể. Trong y học, sắc đỏ trên khuôn mặt có liên quan đến dấu hiệu bị sốt, nhiệt độ cơ thể tăng. Do vậy, hãy cẩn thận với những cơn tức giận lúc này của bản thân vì nó sẽ làm cơ thể bạn tăng nhiệt hơn nữa.
3. Môi nhạt màu: Có thể thiếu máu
Làn da môi vốn mỏng nên màu sắc của đôi môi chính là phản ánh lượng máu trong cơ thể. Nếu môi có mầu sẫm chứng tỏ cơ thể thiếu hemoglobin (một thành phần quan trọng của hồng cầu). Nếu môi quá nhợt nhạt, rất có thể cơ thể đang thiếu máu. Nếu kèm theo cả triệu chứng móng tay xanh xao thì chứng tỏ bạn đang thiếu máu trầm trọng.
4. Môi bị tê: Sự suy giảm của tuyến tụy
Khi có cảm giác môi bị tê cũng là lúc bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi rã rời. Đây có thể là do sự suy yếu dần chức năng tuyến tuỵ, chủ yếu là rối loạn ăn uống, đói và ăn không đúng cách. Tuyến tụy hoạt động không tốt có thể đưa đến đau dạ dày, và khi dạ dày gặp “nguy hiểm”, dấu hiệu nhận biết là môi trở nên khô và tê liệt.
Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, bạn nên tránh các loại thức ăn lạnh và thực phẩm có dầu mỡ.
5. Khô môi: Không chỉ vì khí hậu
Nứt môi đôi khi không chỉ bởi do khí hậu gây ra mà có rất nhiều các bệnh răng miệng cũng có thể gây ra đôi môi nứt môi và viêm môi. Nếu các triệu chứng nứt môi có đóng vảy và kéo dài lâu khỏi thì người bệnh phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài ra, việc giữ vệ sinh răng miệng để ngăn ngừa môi bị khô là việc hết sức cần thiết phải làm.
6. Môi bị sưng:
Môi bị sưng đôi khi là triệu chứng của bệnh Crohn (bệnh viêm đường ruột). Khi bị bệnh Crohn, bệnh nhân không chỉ bị viêm trong ruột mà còn có thể bị sưng các ống dẫn bạch huyết ở bất kỳ điểm nào trên cơ thể. Môi bị sưng cũng có thể do bệnh nhân nhạy cảm với một số loại thực phẩm.
7. Môi có màu tím tái: Cảnh báo bệnh tim bẩm sinh
Môi tím tái là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh tim bẩm sinh. Ở trẻ em, dấu hiệu tim bẩm sinh còn thể hiện ở môi, ngón tay, ngón chân đều có màu tím hơi xanh. Ở trạng thái bình thường thì màu có thể sáng hơn một chút, còn khi trẻ khóc thì màu môi, chân tay càng đậm. Nếu thấy có những dấu hiệu như vậy, bạn nên đặt câu hỏi liệu trẻ có bị tim bẩm sinh hay không.
Nhiều khi bạn còn phát hiện thấy trong môi hoặc xung quanh môi có các mụn nước nhỏ và có tính lây truyền rất nhanh. Các dấu hiệu này chủ yếu gặp ở bệnh nhân bị sốt, lạnh hoặc trong thời kì kinh nguyệt (vì lúc này sức đề kháng của con người suy giảm). Mặc dù vết loét ở môi có thể biến mất trong vòng vài ngày, nhưng mùi vị để lại thì rất khó chịu. Bạn có thể dùng vaseline để bôi tránh mụn nặng thêm. Còn nếu thường xuyên bị như vậy thì bạn càng phải tới bệnh viện kiểm tra cho chính xác.
8. Môi đóng vảy cứng:
Đây là triệu chứng của bệnh chàm môi. Da môi có ít tuyến bã nhờn hơn so với phần còn lại của da. Do đó, lớp da môi nhanh khô hơn những phần khác. Khi liếm môi quá nhiều, nước bọt khô đi sẽ làm mất lớp dầu tự nhiên bảo vệ môi, làm môi bị khô. Không chỉ có vậy, liếm môi quá nhiều khiến khu vực xung quanh miệng khô và dễ bị nhiễm trùng. Khi bị khô môi, hãy bôi Vaseline và từ bỏ thói quen liếm môi.
9. Giộp môi:
Môi bị giộp khi bệnh nhân bị nhiễm virus herpes. Một khi bạn đã nhiễm virus thì nó sẽ không bao giờ rời khỏi cơ thể của bạn. Nếu hiện tượng giộp môi cứ tái diễn, đó thường là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang có vấn đề. Môi giộp cũng có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ ăn uống không đầy đủ. Nếu có vết giộp nào xuất hiện trong hơn 15 ngày thì bạn nên đến gặp bác sĩ kiểm tra.
10. Môi rạn nứt:
Môi ở khóe miệng bị nứt có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị viêm môi bong vảy. Căn bệnh này xảy ra đôi khi do bệnh nhân bị thiếu máu và thiếu hụt chất sắt trong cơ thể. Ngoài ra, môi rạn nứt cũng có thể do bạn bị tiểu đường. Nồng độ đường trong máu cao thường đi kèm với những căn bệnh thúc đẩy nấm Candida phát triển, trong khi loại nấm này lại hay tác động tới lớp hạ bì mỏng ở khóe miệng.
11. Môi nóng rát:
Đây có thể là dấu hiệu của trầm cảm. Các tế bào cảm giác có khả năng trở nên quá nhạy cảm khi bạn bị mất cân bằng tâm lý.
12. Môi nẻ:
Môi thường xuyên bị đau và nứt nẻ là dấu hiệu của bệnh dị ứng. Bệnh này có thể khiến môi sưng lên, da bị nứt nẻ và tróc ra từng mảng. Các tác nhân gây dị ứng vô cùng đa dạng: Từ găng tay của nha sĩ, son môi cho tới đậu phộng. Bạn cần đặc biệt chú ý khi dùng mỹ phẩm để đề phòng dị ứng.
13. Vòng đỏ quanh môi:
Đây là một triệu chứng của bệnh dị ứng. Vòng đỏ quanh môi thường xuất hiện khi bệnh nhân tiêu thụ quá nhiều đồ uống có ga. Theo báo cáo, ngày càng có nhiều người bị dị ứng với axit benzoic trong các thức uống có ga và kem đánh răng, có lẽ vì hiện nay, họ dùng những đồ này nhiều hơn.