Những câu chuyện cảm động về vị vua trị vì lâu nhất trên thế giới

(PLO) - Nhà Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej là một trong những vị Vua có thời gian trị vì lâu nhất trên thế giới.

Sinh ngày 5/12/1927 tại bang tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ, vua Bhumibol là con trai út của vua Mahidol Adulyadej (Rama VII). Ông bất ngờ được lên ngôi năm 1946 và được phong tước hiệu 4 năm sau đó sau khi anh trai là vua Rama 8 qua đời.

Nhà vua Thái Lan khi còn trẻ
Nhà vua Thái Lan khi còn trẻ

Vua Bhumibol Adulyadej kết hôn cùng Hoàng hậu Sirikit và có 4 người con, một trai, 3 gái. Trong đó, Thái tử Maha Vajiralongkorn là người đứng đầu trong danh sách truyền ngôi.

Xung quanh cuộc đời được người dân vô cùng tôn kính của ông, có nhiều câu chuyện cảm động về đức độ cũng như cách trị vì sáng suốt của một vị minh quân

Người lấy lại vị thế cho Hoàng gia Thái Lan

Trước khi Vua Bhumibol Adulyadej lên nắm quyền, vị thế của Hoàng gia Thái Lan đã sụt giảm đáng kể sau khi quyền lực tuyệt đối của Hoàng gia Thái Lan bị tước bỏ vào năm 1932 và Vua Prajadhipok, bác của Vua Bhumibol Adulyadej thoái vị vào năm 1935.

Thời gian đầu, Vua Bhumibol Adulyadej thường phải chịu lép vế trước hàng loạt tướng lĩnh nắm quyền điều hành đất nước. Tuy nhiên, dần dần ông đã giành được sự ủng hộ của các Hoàng tử và các tướng lĩnh và nhanh chóng thiết lập lại vị thế của Hoàng gia.

Nhà vua Thái Lan đã phải nhiều lần đứng ra can thiệp để ổn định tình hình đất nước
Nhà vua Thái Lan đã phải nhiều lần đứng ra can thiệp để ổn định tình hình đất nước

Vua Bhumibol Adulyadej đã đích thân thị sát rất nhiều tỉnh thành của Thái Lan và thúc đẩy một loạt dự án của Hoàng gia trong việc phát triển nền nông nghiệp của đất nước giúp nền kinh tế Thái Lan cất cánh.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước Thái Lan có nhiều biến động về chính trị, Vua Bhumibol Adulyadej đã phải nhiều lần đứng ra can thiệp để ổn định tình hình đất nước.

Lần đầu tiên Vua Bhumibol Adulyadej công khai can thiệp vào tình hình hỗn loạn về chính trị của Thái Lan là vào năm 1973, khi những người biểu tình ủng hộ dân chủ tại Bangkok bị binh sĩ xả súng tấn công và được Vua Bhumibol Adulyadej cho trú ẩn tại Hoàng cung. Động thái này của Vua Bhumibol Adulyadej đã dẫn đến sự sụp đổ của Chính phủ quân sự của Thủ tướng Thanom Kittikachorn.

Đến năm 1981, Vua Bhumibol Adulyadej lại tiếp tục đứng lên chống lại một nhóm sĩ quan quân đội âm mưu đảo chính lật đổ Tướng Prem Tinsulanond- người đang nắm quyền Thủ tướng Thái Lan vào thời điểm đó và là bạn thân của Vua Bhumibol Adulyadej. Lực lượng quân đội trung thành với nhà vua sau đó đã chiếm lại được thủ đô Bangkok.

11 năm sau, Vua Bhumibol Adulyadej lại can thiệp vào việc hàng chục người biểu tình chống lại âm mưu đảo chính do Tướng Suchinda Kraprayoon tiến hành nhằm trở thành Thủ tướng Thái Lan.

Nhà vua đã triệu tập Tướng Suchinda và thủ lĩnh phe biểu tình - Tướng đã nghỉ hưu Chamlong Srimuang đến gặp mình và cho phép truyền hình Thái Lan quay lại cảnh ông mắng mỏ họ trong khi họ quỳ dưới chân ông.

Ông từ chối can thiệp vào những chuyện chính trị không phù hợp
Ông từ chối can thiệp vào những chuyện chính trị không phù hợp

Sau đó, các cuộc bầu cử dân chủ được tái lập và một bản Hiến pháp mới được soạn thảo và thông qua.

 Người ta cũng kể rằng, trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng dưới thời của Thủ tướng Thaksin Shinawatra vào năm 2006, Vua Bhumibol Adulyadej liên tục được yêu cầu đứng ra can thiệp nhưng ông đã từ chối và cho rằng hành động này được coi là không phù hợp.

Trong những năm gần đây, tên tuổi của Vua Bhumibol Adulyadej thường xuyên được các nhóm biểu tình thân Hoàng gia sử dụng để lật đổ những Chính phủ được cho là thân với ông Thaksin. Tuy nhiên, do sức khỏe đã sa sút, Vua Bhumibol Adulyadej đã chọn cách im lặng.

Đọc thêm