Ai là người sáng tạo ra bộ bài Tây?
Có thể nói những bộ bài Tây đã trở nên rất đỗi thân thuộc với cuộc sống hàng ngày, chúng xuất hiện gần như mọi nơi trên thế giới từ châu Âu, châu Á đến châu Phi, châu Mỹ với muôn ngàn thể lệ, cách thức chơi, sử dụng khác nhau.
Ở Việt Nam, người ta là bài Tây vì nó có xuất xứ từ Tây phương, đồng thời để phân biệt với bộ bài Trung Quốc hay bộ bài ta (để chơi tam cúc, tứ sắc, tổ tôm...). Cho đến tận ngày nay, người ta vẫn không thể biết được ai là người sáng tạo ra những lá bài này hay chúng ra đời vào năm bao nhiêu. Chỉ biết nó trở nên “bùng nổ” vào khoảng thế kỷ 13-14, khi ngành công nghiệp bài tây phát triển mạnh để phục vụ nhu cầu của các tầng lớp, trong đó có cả quý tộc.
Nhưng đặc biệt, tầng lớp lao động, bình dân thì lại bị cấm không được học và chơi các bộ môn này. Có nhiều ý kiến cho rằng là do vua Charles VI quá thích thú với bài Tây nên muốn giữ đặc quyền cho tầng lớp cao quý, không muốn bị đánh đồng với dân thường.
Người ta quan niệm mỗi quân bài tây đều có thần, có số phận riêng nên có thuật "bói bài tây". |
Ban đầu những bộ bài được thực hiện bằng phương pháp thủ công, nhất là những thiết kế dành cho Charles VI. Các kỹ thuật in ấn đến vải trang trí đã được chuyển sang in ấn trên giấy khoảng năm 1400 ở châu Âu. Tuy nhiên, đến khoảng thế kỷ 17-18 thì mọi chuyện khác hẳn, ai ai cũng có thể trải nghiệm thú vui này.
Dường như lúc đó nó trở nên thông dụng, lan tỏa mạnh mẽ khắp nơi. Phần lớn trong các cách chơi dưới đây chỉ sử dụng 52 lá bài, không dùng tới 2 quân Joker (còn gọi là Phăng teo): Xì dách; Xì tố; Tiến lên (ở Việt Nam còn có cả Tiến lên kiểu miền Nam); Tấn; Tá lả; Mậu binh; Canasta; Ba cây; Liêng; Sâm; Cát tê. Không chỉ chơi bài giải trí, người ta còn dùng tú lơ khơ để bói, gọi là bói bài Tây. Trong đó, từng chất và từng quân bài có ý nghĩa khác nhau: Rô tương ứng “đời”; Cơ tương ứng “tình”; Bích tương ứng “tai nạn”; Nhép (chuồn) tương ứng với “tiền”. Có nhiều cách xem bói bài tây khác nhau. Hiện nay, các lá bài còn được phổ biến trong lĩnh vực ảo thuật.
Truyền thuyết thần bí
Tuy độ lan tỏa mạnh mẽ và rộng đến như vậy nhưng trên thực tế có rất ít người biết được những bí ẩn phía sau chúng. Ban đầu, Vua được coi là quân bài lớn nhất. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XIV, vị trí lớn nhất bắt đầu được đặt trên lá bài thấp nhất, bây giờ gọi là Át (Ace), do đó, thậm chí đôi khi nó đã trở thành quân bài cao nhất và Hai, hoặc Ba, là quân thấp nhất.
Trong bộ bài Tây (không tính Joker) thì quân Át được xem là quân bài chủ lực. Át là đại diện của những nhân vật quyền lực nhất với sức mạnh to lớn. Theo ngôn ngữ tiếng Latin thì “Ace” nghĩa là nhà vô định, kẻ bất bại và số 1. Cũng trong bộ bài Tây, lá bài 9 Rô được xem là một lá bài tai họa. Quân bài này sở hữu rất nhiều truyền thuyết ly kỳ bên trong.
Có người nói rằng, từ năm 1721-1765, Công tước Cumberland đã viết lệnh tàn sát các tù binh trên quân bài 9 Rô. Cũng có một câu chuyện khác về Hoàng hậu xứ Scotland và người dân ở đây quá mê mẩn trò chơi sử dụng quân bài chủ 9 rô, nên từ đó khiến cho nhiều gia đình bị tán gia bại sản. Bởi vậy, nên quân bài 9 Rô luôn được đồn đại với hai chữ “tai họa”.
Hay như vừa đề cập ở trên, không phải ngẫu nhiên mà 1 bộ bài Tây luôn có đủ 52 cây hay vì sao chúng được chia thành 4 chất khác nhau. Về mặt lịch sử, nó được cho là có liên quan tới những truyền thuyết thần bí của triết học Kabbalah và Hermetic. Theo đó, chúng ta sẽ có được rất nhiều điều thú vị ẩn giấu phía sau.
Một bộ bài Tây có 52 lá bài, tương ứng với 52 tuần trong một năm dương lịch. 4 loại chất: Cơ (hình trái tim), Rô (hình thoi), Chuồn hay Tép (hình lá cánh chuồn) và Bích (hình ngọn giáo) là tượng trưng cho 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông trong năm, thể hiện sự tuần hoàn đều đặn của thời gian. Mỗi hạng (rank) trong từng bộ 13 quân cùng chất cũng đại diện cho 1 tháng trăng kéo dài 28 ngày, gồm 4 quân khác nhau tức 4 tuần.
Do đó, cả bộ bài gồm 13 tháng, mỗi tháng có 4 tuần cũng ứng với 52 tuần trong 1 năm. Đặc biệt, ngoài 52 lá bài được đánh số (và hình ảnh) từ A - K, mỗi bộ bài thường có thêm 2 quân Joker. Hai quân Joker này tượng trưng cho mặt trời (ban ngày) và mặt trăng (ban đêm). Thông thường, trong hai lá bài Joker sẽ có một lá bài hoàn toàn trắng đen và một lá bài đầy màu sắc sặc sỡ.
Hình vẽ trên mỗi lá bài Joker phụ thuộc rất nhiều vào nơi phát hành bộ bài. Hầu như chúng được vẽ dựa trên hình tượng của một chú hề. Hai lá Joker vừa không có giá trị lại vừa vô giá trong các trò chơi bài. Không được đánh số cụ thể, không tham gia được vào nhiều cuộc chơi nhưng ở một số vùng, cũng chính vì những đặc điểm đó, Phăng teo có thể thay thế cho giá trị của mọi quân bài, trở thành quân mạnh nhất.
Nếu coi mỗi quân Joker này là 1 điểm, “J” là 11, “Q” là 12 và “K” là 13 thì tổng giá trị các lá bài (khi cộng từ A + 2 +3 +.... + K) là 364, khi thêm 1 quân Joker là 365, bằng đúng số ngày trong 1 năm. Bình thường, một bộ bài có 2 quân Joker (1 có màu, 1 đen trắng) thì bộ bài có 54 lá bài, cộng lại sẽ có tổng là 366, thể hiện tương ứng với số ngày trong năm nhuận.
Cũng có một giả thuyết khác, đó là coi mỗi Joker là 0,5 điểm thì tổng 54 lá bài sẽ là 365 điểm tương ứng với 365 ngày. Chưa hết, việc chia bộ bài thành 2 màu riêng biệt đều nhau cũng có thể hiểu như đại diện cho ngày và đêm. Các lá bài có nền màu trắng, mặt sau giống nhau. Mỗi lá bài số có số con in trên tương ứng với số của quân bài. Riêng lá bài K có hình vua, Q có hình hoàng hậu, J có hình hoàng tử, được gọi là K, Q, J hoặc Già, Đầm, Bồi tương ứng. Lá A gọi là “át” (Ace) và có một con in trên lá này.
Đó mới chỉ là những đặc điểm mang tính “số lượng” của bộ bài, vậy còn những hình ảnh, khái niệm khác thì sao? Điển hình có thể kể ra như việc một bộ bài có bốn chất khác nhau, chúng đại diện cho cái gì? Cụ thể, bích biểu thị thanh kiếm, không khí, sức mạnh của hơi thở và tâm trí.
Đây cũng là đại diện cho một sự sinh sôi. Cơ đại diện cho chén, nước, sức mạnh của tiềm thức và việc chữa bệnh. Chất cơ cũng đại diện cho sự sinh sôi. Tép đại diện cho đũa thần, lửa, ý chí, chuyển đổi hay sự hợp nhất. Rô biểu hiện lá chắn, đất, sức mạnh, độ bền và sự phong phú; là đại diện cho các biểu tượng.