Theo đạo Phật, vô thường nghĩa là không-có-gì, không bình thường, nghĩa là vạn vật biến đổi không ngừng. Trong Niết-bàn kinh quyển 10, Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát có bạch Phật rằng: “Như những vật ở thế gian, trước không nay có, có rồi trở lại không. Những vật như vậy, thảy đều là vô thường”.
Trong Nghi thức Bồ-tát giới kinh có câu: Nhân mạng vô thường, quá ư sơn thủy, kim nhật tuy tồn, minh nhật nan bảo (Dịch là: Mạng người vô thường, còn mau hơn nước chảy trên non; hôm nay dầu còn, ngày mai khó giữ). Theo quan niệm Phật giáo vô thường còn có hai thứ đó là: "Nhi vô thường: sát-na vô thường, tức trong phút chốc trải qua bốn tướng sinh, trụ, dị, diệt; hai là Tương tục vô thường: trong một kỳ hạn, bốn tướng sanh, trụ, dị, diệt nối tiếp nhau mà hiện ra.”
Nếu như vô thường là không bình thường thì vô ngã có nghĩa là không có một cái “ngã” trường tồn, bất biến nằm trong hay phía sau sự vật, hiện tượng. Theo Phật giáo, vô ngã là tiến trình tu tập tâm không còn chấp thủ mọi hoạt động gây khổ ưu và phiền não cho bản thân và mọi người, nói theo thế tục và vô ngã còn là sự tu tập vượt vòng sinh tử luân hồi theo pháp môn Phật đạo. Vì lẽ con người chính là chấp cái ngã sống trong thế giới hiện tượng vô thường, tất nhiên cũng ảnh hưởng trong luật sinh lão bệnh tử của lực lượng biến đổi chung của vũ trụ.
Đứng trên tư tưởng tiểu ngã, con người hệ lụy đến tình cảm, hành động, và tư tưởng; con người dễ sa vào vòng khổ ưu sanh tử luân hối. Vô ngã giúp ta thoát ra, vượt lên vòng luân hồi khổ lụy đó. Quan niệm vô ngã Phật giáo chỉ là tư tưởng giải thoát khỏi cái ngã không còn hệ lụy đến nhân duyên, sanh tử luân hồi, quả báo và khổ ưu.
Theo đạo Phật, vô ngã giúp ta thoát ra, vượt lên vòng luân hồi khổ lụy thông thường |
Như vậy, hiểu trên quan điểm Phật giáo thì vô ngã là một phương diện khác của vô thường. Vô ngã có nghĩa là không có một cái “ngã” trường tồn, bất biến nằm trong hay phía sau sự vật, hiện tượng. Các pháp luôn luôn tồn tại trong trạng thái phụ thuộc, tương quan với nhau. Không có pháp nào tồn tại một cách độc lập.
Vào thời kỳ đức Phật còn tại thế, Bà-la-môn giáo hầu như là quốc giáo, chủ trương rằng con người có một bản ngã hay cái “ta”. Cái “ta” đó có thể tồn tại tách biệt với thể xác của con người và có thể trải quan nhiều đời sống khác nhau cho đến khi hoàn toàn trong sạch và cuối cùng trở thành đồng nhất với Thượng đế.
Trong khi đó, đức Phật dạy rằng, con người thực chất chỉ là sự kết hợp của các yếu tố tâm và vật gọi là Ngũ uẩn, bao gồm: sắc, thọ, tưởng, hành và thức uẩn. Và bản thân các yếu tố ấy cũng tùy thuộc vào nhau để tồn tại. Không có cái “ta” nào ở ngoài sự kết hợp ấy.
Do đó, mọi ý tưởng về ngã đều sai lầm, đưa tới thái độ vọng chấp “ta” và “của ta”, vốn dễ dàng đưa tới thái độ sống tiêu cực, ích kỷ, thù hận, kiêu căng, xấu xa, bất thiện. Chỉ cần khảo sát thực tế ta sẽ dễ dàng nhận ra điều ấy. Mọi tranh chấp mang tính cá nhân, nhóm, cộng đồng hay thế giới xảy ra từ trước tới này đều xuất phát từ cái nhìn chấp ngã mà ra.
Vì vậy, muốn thiết lập đời sống hạnh phúc, hòa bình, con người cần phải thực tập cái nhìn “vô ngã”. Mặc dù cái nhìn đó có thể có phần xa lạ với tập quán nhận thức của chúng ta, nhưng theo đạo Phật, để đạt được hạnh phúc trong đời sống hiện tại này, nhất thiết phải thực tập cái nhìn “vô ngã” ấy.
Cũng như vô thường, vô ngã không phải là một tri thức thuần túy mà là một pháp hành quan trọng của Phật giáo. Cũng như vô thường, vô ngã không phải là một tri thức thuần túy mà là một pháp hành quan trọng của Phật giáo.
Pháp hành này có thể giúp cho chúng ta có một cái nhìn tuệ quán đầy đủ đối với các pháp, và nhờ đó ta có thể thiết lập được một đời sống an lạc, hạnh phúc ngay trong cuộc đời này, đúng như kết luận của đức Phật trong kinh Vô Ngã Tướng: Này các Tỳ kheo, bằng trí tuệ thấy rõ ngũ uẩn này không phải của ta, không phải là ta, chẳng phải tự ngã của ta – chư bậc thánh Thanh văn nhàm chán trong sắc uẩn, nhàm chán trong thọ uẩn, nhàm chán trong tưởng uẩn, nhàm chán trong hành uẩn, nhàm chán trong thức uẩn. Khi nhàm chán như vậy tâm không còn tham ái. Do không tham ái nên giải thoát.
(Đón đọc kỳ tới: Học thuyết Nhân quả- Nghiệp báo)