Những sai lầm về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

(PLO) - Nhiều người cho rằng bệnh nhân ung thư không được ăn nhiều đồ ăn dinh dưỡng để hạn chế sự phát triển của khối u. Quan niệm này có đúng không?

Các loại rau, củ, quả
Các loại rau, củ, quả
Trả lời của BS. Đoàn Lực (Bệnh viện K Hà Nội):
Quan niệm sai lầm phổ biến trong chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư mà hầu hết bệnh nhân thắc mắc và thậm chí không nghe lời khuyên của thầy thuốc là kiêng ăn ở nhiều mức độ khác nhau, nhất là ăn thịt, rau, thậm chí quan niệm thịt, rau có màu đỏ là kiêng tuyệt đối vì ăn nhiều kích thích ung thư phát triển nhanh hoặc kiêng ăn thịt gà, trứng vịt lộn, rau dền, cà rốt...
Điểm sai lầm ở chỗ nhu cầu của người bệnh cũng như người thường cần năng lượng cho hoạt động của cơ thể, thậm chí cần nhiều hơn cho nhu cầu điều trị bệnh ung thư.
Các tế bào ung thư phát triển ngoài tầm kiểm soát của cơ thể nên nó không phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng, nó chỉ phụ thuộc vào các chế độ điều trị đặc hiệu bệnh ung thư như phẫu thuật, tia xạ hoặc hóa chất...
Một số bệnh nhân kiêng ăn toàn diện mà chuyển sang ăn gạo lứt rất kém dinh dưỡng theo một trường phái của Nhật Bản. Nếu chưa hiểu thật rõ trường phái trên thì không nên theo vì ăn gạo lứt có thể gây thiếu dinh dưỡng cho cơ thể. Một số trường hợp đã phải vào viện cấp cứu vì phương pháp trên, số khác lỡ mất cơ hội điều trị bệnh, sau một thời gian quay lại viện thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn hơn, cơ may điều trị khỏi trở nên khó khăn hơn.
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư là một điều hợp lý giúp tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Ăn uống đầy đủ dưỡng chất và đúng giờ giúp bệnh nhân giảm thiểu những bất lợi do tác dụng phụ của thuốc và bệnh nhân có cảm giác sống khỏe hơn.
 
Chết vì suy kiệt trước khi chết vì khối u
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư là một điều hợp lý giúp tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Ăn uống đầy đủ dưỡng chất và đúng giờ giúp bệnh nhân giảm thiểu những bất lợi do tác dụng phụ của thuốc và bệnh nhân có cảm giác sống khỏe hơn.
Theo thống kê hàng năm ở nước ta có khoảng 150.000 bệnh nhân chết vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Thế nhưng, trong các buổi khám bệnh, rất ít bệnh nhân đề cập đến việc ăn uống thế nào cho hợp lý.  GS. BS Nguyễn Chấn Hùng (BV Ung bướu TP HCM), đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.
Hiện nay, ở Việt Nam rất nhiều bệnh nhân ung thư (BNUT) không được chăm sóc dinh dưỡng đúng trong suốt thời gian trị bệnh nên đã dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng và suy kiệt trầm trọng hơn. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng chỉ cần sụt 5% cân nặng đã rút ngắn 1/3 thời giai sống của bệnh nhân.
Bệnh nhân điều trị ung thư nên ăn nhiều rau quả có chứa chất xơ, ăn nhiều cá và giảm lượng thịt trong khẩu phần ăn hàng ngày, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động, tập thể dục thể thao… sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khoẻ để chống lại ung thư chứ không phải là “cung cấp thêm chất đạm cho khối u” như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Cụ thể, bệnh nhân nên ăn các nhóm dinh dưỡng sau:
Các loại rau họ cải
Những loại rau họ cải rất giàu beta-carotene, lutein, zeaxanthin, folate, khoáng chất, và các vitamin như vitamin C, E, và K. Glucosinolate cũng được tìm thấy có trong rau cải, nó tạo ra mùi thơm và hương vị đắng của các loại rau này. Các glucosinolate thường bị phá vỡ trong quá trình con người nhai và tiêu hóa,hình thành các hợp chất dẫn dẫn chuyền có tác dụng làm chậm sự phát triển của khối u ung thư.

Các nghiên cứu thực hiện trên chuột và chuột nhắt đều cho thấy lợi ích kiềm chế khối u phát triển của glucosinolate. Ngoài ra, các nhà khoa học còn công bố các nghiên cứu về việc giảm thiểu số ca mắc ung thư trong nhóm cộng đồng tiêu thụ nhiều các loại rau phòng chống ung thư.

Đó là những giống rau thuộc họ cải là cải xoăn, bông cải xanh, súp lơ, bắp cải, củ cải xanh, củ cải, cải xoong, rau xanh collard, và wasabi.

Nghệ
 

Nghệ là một gia vị có nguồn gốc từ Ấn Độ, nó có thành phần chính của nó là curcumin. Curcumin đã được chứng minh có khả năng làm chậm sự phát triển tế bào ung thư, giảm viêm, làm chậm sự chuyển đổi từ tế bào bình thường thành các tế bào ung thư. Ngoài ra curcumin còn giúp cơ thể tiêu diệt các tế bào ung thư đã bị đột biến nên nó không thể lây lan khắp cơ thể, tấn công các tế bào ung thư nhiều hơn các tế bào thường, tăng cường hệ thống miễn dịch, đồng thời nghệ còn ức chế tăng sinh mạch máu mới, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư. Diễn viên Hán Văn Tình sau một thời gian dùng Nano Curcumin (CumarGold) hỗ trợ đã thấy các tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư giảm đi. Việc ăn uống ngủ nghỉ của diễn viên này cũng dễ chịu hơn.
Các nghiên cứu trên thế giới đều khẳng định mối liên quan giữa vitamin D và bệnh ung thư. Khi một người được chẩn đoán là ung thư, hàm lượng vitamin D trong máu tỉ lệ với khả năng sống sót của người đó, nếu hàm lượng vitamin D cao hơn thời gian kéo dài sự sống cũng nhiều hơn so với người có lượng vitamin D thấp. Bệnh nhân ung thư có nồng độ vitamin D cao cũng giữ được bệnh tránh tái phát sau điều trị dài hơn bệnh nhân ung thư bị thiếu vitamin D. Vitamin D có được khi con người tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hay từ các loại thực phẩm, hoặc các sản phẩm bổ sung. Các loại cá như cá hồi có hàm lượng vitamin D cao, do đó nó rất tốt cho các bệnh nhân ung thư.

Trà xanh
 
Có một số bằng chứng cho thấy trà xanh có hiệu quả trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư, mặc dù khoa học cho rằng nó không có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Cũng như các tế bào bình thường, tế bào ung thư cũng cần tiếp thêm năng lượng, để có thể chuyển hóa và tiếp tục phát triển, nhân lên. Trà xanh có tác nhân sinh học, làmthay đổi cơ chếtrao đổi chất của tế bào ung thư, các tế bào ung thư không thể trao đổi chất và sẽ chết đi.
Nếu bạn đã được chẩn đoán bị ung thư và đang trải qua quá trình điều trị hãy thử sử dụng các loại thực phẩm nói trên để thấy sự khác biệt. Tại nhiều trung tâm điều trị ung thư ở Anh, ngoài việc tăng cường hệ miễn dịch trong điều trị ung thư, các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyên người bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm nói trên kết hợp với một lối sống lành mạnh, tích cực để chiến đấu và chiến thắng được bệnh ung thư.

Đọc thêm