Nỗi cơ cục ở xã nghèo bị cô lập giữa vùng sông nước

(PLO) - Xây cầu dân sinh là một dự án lớn và cấp thiết đối với Nhà nước nói chung và ở các địa phương nói riêng. Tại các vùng sâu, vùng xa, những vùng sông nước miền Tây - nơi mà người dân lam lũ kiếm sống đang ngày ngày trông ngóng, ước mong sẽ có một cây cầu xây lên để bà con đỡ khổ, cho một tương lai tươi sáng hơn.
Cây cầu thép dây văng do nhãn hàng Trà Thảo Mộc Dr Thanh vừa được khánh thành tại Long An
Cây cầu thép dây văng do nhãn hàng Trà Thảo Mộc Dr Thanh vừa được khánh thành tại Long An

Ở những vùng quê nghèo, nơi bao quanh là sông nước mênh mông, khi người dân còn đang chật vật chạy ăn từng bữa thì làm sao nghĩ những chuyện lớn hơn. Không có cây cầu bắc qua sông, hàng ngày mọi người phải đi từ bờ bên này sang bờ bên kia bằng những cái bè đóng bằng gỗ, các em nhỏ đi học bằng cách ngồi trên bè rồi kéo theo một sợi dây để sang sông.

Chiếc bè nhỏ chòng chành, lắc lư, nhiều hôm bị lật do nước chảy siết, hay do quá tải, nhưng cũng may không ai bị sao. Cũng có những vùng đã có cây cầu nhưng khổ nỗi cầu đã làm hàng chục năm, cầu bê tông thì bong tróc, cầu gỗ thì mục nát khiến ai đi qua cũng phát sợ.

Vẫn còn đấy những câu chuyện trên những con sông nơi mà hiểm nguy luôn rình rập và đe dọa tính mạng người dân, đặc biệt là các em nhỏ hàng ngày hồn nhiên qua sông đi học bằng những chiếc bè phao... Chính quyền địa phương cũng hiểu những nổi khổ của dân nhưng cũng không làm được gì khi nguồn ngân sách còn nhiều hạn chế vì có quá nhiều công trình cần được xây dựng, còn người dân thì không thể làm được gì hơn khi vẫn còn đang chật vật mưu sinh.

Những cây cầu đã mục nát, không còn đảm bảo an toàn cho người dân
Những cây cầu đã mục nát, không còn đảm bảo an toàn cho người dân

Anh Đỗ Văn Kiệt (43 tuổi), một người dân ở xã Ngọc Đông chia sẻ: “Ở đây bà con làm nông nghiệp tôm với lúa, việc đi lại, vận chuyển nông sản bằng xe gắn máy là chính. Thế nhưng cây cầu này xuống cấp nghiêm trọng, sàn cầu bị thủng lỗ chỗ, xe đi qua rất dễ bị lọt xuống cầu, mấy đứa nhỏ đi học qua cây cầu này cũng sợ. Nếu xây dựng được cây cầu ở đây thì bà con nơi đây vui mừng lắm”.

Khởi động từ tháng 11/2015, chương trình “Nhịp cầu ước mơ” do nhãn hàng Trà Thảo Mộc Dr Thanh thuộc Tập đoàn Number 1 – Tân Hiệp Phát tài trợ cho mỗi xã nghèo của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long một cây cầu thép dây văng trị giá 700 triệu đồng. Vào đầu tháng 5 vừa qua đã diễn ra lễ khởi công cây cầu thứ 10 tại Sóc Trăng, trong số đó đã có 5 cây cầu đã được khánh thành ở Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Long An.

Với chương trình ý nghĩa này này, Tập đoàn Number 1 – Tân Hiệp Phát muốn hướng đến mục tiêu cải thiện điều kiện đi lại – yếu tố cơ bản trong cuộc sống nhằm tạo động lực cho người dân các địa phương vượt qua khó khăn trong sinh hoạt, đi lại và phục vụ cho sản xuất.

Ông Nguyễn Phan Huy Khôi, Giám đốc Đối ngoại Tập đoàn Number 1 - Tân Hiệp Phát chia sẻ: “Chúng tôi mong rằng, những “Nhịp cầu ước mơ” mà Tập đoàn Number 1 đã và đang triển khai xây dựng sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn trong sinh hoạt, sản xuất cho bà con để bước chân trẻ nhỏ đến trường thuận lợi hơn, mở ra tương lai tươi sáng; người ốm yếu có điều kiện tiếp cận nhanh với cơ sở y tế; giao thương ngày càng thuận tiện, đời sống ngày càng nâng cao”.

”Nhịp cầu ước mơ” là chương trình truyền hình thực tế được phát sóng vào mỗi Chủ nhật cuối tháng trên kênh VTC9 Let’s Viet do Tập đoàn Number 1 – Tân Hiệp Phát tài trợ độc quyền, nhằm thực hiện những cây cầu thép dây văng tại các địa phương còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Mỗi cây cầu dây văng khi hoàn thành sẽ có chiều dài khoảng 30m - 40m, rộng 2,5m, đáp ứng các tiêu chuẩn của Bộ Giao thông Vận tải như giải quyết nhu cầu đi bộ, xe đạp, xe máy, dắt gia súc, vận chuyển hàng hóa của người dân được thuận tiện, dễ dàng hơn. Các miền quê sẽ có cơ hội đổi mới từng ngày.

Đọc thêm