Thực hiện đưa Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII vào cuộc sống, cùng với cả nước, tỉnh Lạng Sơn đang tập trung thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số và phát triển kinh tế số. Tỉnh xác định chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, với sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, mọi nguồn lực xã hội.
Nhiệm vụ then chốt
Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, tỉnh Lạng Sơn xác định chuyển đổi số, phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của tỉnh.
Tỉnh Lạng Sơn xác định chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và phải gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Đồng thời cần trang bị kiến thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, thống nhất về tư tưởng, nhận thức, hành động chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, từ đó làm chuyển biến mạnh mẽ tư duy lãnh đạo, quản lý và điều hành; tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền tầm quan trọng của chuyển đổi số, phát triển kinh tế số đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, doanh nghiệp trong tỉnh, tạo sự đồng thuận trong xã hội và toàn hệ thống chính trị.
|
Lạng Sơn càng quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số (trong ảnh là Trung tâm dịch vụ hành chính công tỉnh Lạng Sơn). |
Ngày 28/9/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn đã ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Với những giải pháp tổng thể và toàn diện để gắn kết giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân, trong đó đặt ra mục tiêu phấn đấu kinh tế số chiếm khoảng 20% GRDP của tỉnh; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; tỷ lệ hộ gia đình, người dân có cửa hàng số đạt 50% và tài khoản thanh toán điện tử. Tỉnh Lạng Sơn nỗ lực phấn đấu trở thành một trong những tỉnh đi đầu cả nước thành công trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số.
UBND tỉnh Lạng Sơn xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức đối với các cấp, các ngành, địa phương, tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Lạng Sơn càng quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số.
Theo truyền thống trước đây việc tổ chức các hội nghị, cuộc họp, trao đổi, nhiều việc cần phải giải quyết nhanh, kịp thời sẽ thực hiện theo hình thức trực tiếp nhưng tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, để bảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành không bị gián đoạn thì hầu hết các cuộc họp từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã đều chuyển sang hình thức trực tuyến trên nền tảng công nghệ số. Đối với các trường học trước học trực tuyến thì đã có Nền công nghệ số để học trực tuyến, đây giáo viên soạn bài, chấm điểm trên hệ thống sổ sách thì đến nay 100% các trường học (675 trường) trên điện bàn tỉnh đã ứng dụng nền tảng công nghệ số trong công tác quản lý dạy và học, loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng sổ sách bằng giấy,…
Đẩy mạnh chuyển đổi số, tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu
Việc triển khai chuyển đổi số tại các cửa khẩu, đặc biệt là cửa khẩu quốc tế được tỉnh Lạng Sơn đặc biệt chú trọng. Tỉnh Lạng Sơn có trên 231 km đường biên giới, trên địa bàn 21 xã, thị trấn trên địa bàn 5 huyện: Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập; có 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu song phương.
|
Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2020-2025 xác định 5 chương trình công tác trọng tâm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đó là: Tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cửa tỉnh; đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tập trung phát triển ngành du lịch, phấn đấu đến năm 2025 du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng; phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của toàn Đảng bộ.
UBND tỉnh đặt mục tiêu phát triển nhanh, bền vững kinh tế cửa khẩu, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2021-2025, tạo môi trường thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa thuận lợi. UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn triển khai chuyển đổi số toàn diện và tổng thể hoạt động tại cửa khẩu, thí điểm chuyển đổi số tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh, dự kiến Nền tảng cửa khẩu số sẽ đi vào hoạt động trong tháng 10/2021, là tỉnh đầu tiên trong cả nước ứng dụng công nghệ số trong quản lý tổng thể và toàn diện hoạt động cửa khẩu, tự động hóa quy trình, giảm thiểu thời gian cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, công khai, minh bạch, tránh ùn tắc hàng hóa và tiêu cực trong công tác quản lý, phục vụ doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tốt hơn.
Tiến tới phát triển kinh tế số nông nghiệp
|
Một trong những lĩnh vực mũi nhọn mà tỉnh Lạng Sơn tập trung phát triển kinh tế số là phát triển kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp, sử dụng công nghệ số để hỗ trợ hộ nông dân thay đổi thói quen sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiêu thụ nông sản theo cách truyền thống sang ứng dụng công nghệ số trong mua và bán sản phẩm nông sản dựa trên nền tảng công nghệ số.
Trong lĩnh vực kinh tế số nông nghiệp, tỉnh Lạng Sơn trú trọng phát triển kinh tế số, hỗ trợ bà con nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, tiêu thụ sản phẩm và đặc biệt là nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tiêu thụ hàng hóa dựa trên nền tảng công nghệ số, hỗ trợ bà con nông dân bán và tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử.
Từ 20/7/2021 UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lễ ra quân phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh với thông điệp “Kinh tế số, cửa hàng số, thanh toán điện tử, xã hội số tại nông thôn” nhằm tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, nâng cao nhận thức cho người dân, thay đổi tư duy, phương thức, quy trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa nhằm đạt mục tiêu gia tăng giá trị, nâng cao năng suất lao động cho nông nghiệp, nông thôn.
UBND tỉnh Lạng Sơn đề ra mục tiêu đến hết năm 2021, hoàn thành chỉ tiêu 50% hộ gia đình có cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử, như vậy so với chỉ tiêu chung của toàn quốc thì tỉnh Lạng Sơn hoàn thành sớm hơn 4 năm (việc 5 năm làm 1 năm). Trong thời gian tới các cấp ủy đảng, chính quyền cấp tiếp tục chủ động, sáng tạo, đổi mới tư duy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của tỉnh.
Tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp
Chuyển đổi số cũng được tỉnh Lạng Sơn xác định là khâu then chốt trong cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Thời gian vừa qua, các cơ quan, đơn vị hành chính trong tỉnh đã có nhiều giải pháp cụ thể đẩy mạnh rà soát đơn giản hóa thủ tục hành chính. Qua đó, từng bước loại bỏ các thủ thủ tục hành chính rườm rà, cắt giảm đáng kể chi phí trong thực hiện các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân.
Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục tìm giải pháp, trao đổi thông tin về xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi, đưa ra những cơ chế chính sách linh hoạt, áp dụng mạnh việc chuyển đổi số vào quản lý điều hành… Phấn đấu trong giai đoạn 2021 - 2025, PCI của Lạng Sơn nằm trong nhóm khá của cả nước.