Nhà máy gia công trong cơ thể
Gan trong y học được coi là cái kho trữ máu huyết của con người, có ngũ hành thuộc mộc tạo ra dịch mật, liên quan đến gân cốt và tứ chi. Nếu gan quá vượng hoặc quá suy yếu đều dễ gây ra các bệnh về gan, mật, đầu, cổ, tứ chi, khớp, gân, mắt và thần kinh. Nếu gan yếu cũng đồng nghĩa với việc khiến các cơ quan phía sau yếu đi.
Gan cũng là cơ quan chuyển hóa và giải độc quan trọng nhất trong cơ thể. Khi các loại vật chất hấp thu qua đường ruột, bao gồm cả dinh dưỡng lẫn độc tố sẽ thông qua huyết quản đường ruột đi vào cơ thể, sau đó chuyển tới gan để tiến hành phân giải, tổ hợp và giải độc.
Vì vậy gan là cơ quan duy nhất không thông tới thần kinh, do đó dù gan phải làm việc mệt mỏi đến đâu chúng ta cũng không cảm thấy đau đớn, cũng là cơ quan dễ bị chúng ta bỏ qua nhất. Và đó cũng là nguyên nhân khiến khi phát hiện gan bị bệnh tật, ung thư thì thường đã ở giai đoạn cuối. Gan giống như một nhà máy gia công lớn của con người, bởi nó quản lý việc giải độc, chuyển hóa đạm, chất béo, đường trong cơ thể, nó cũng là nơi dễ bị ô nhiễm nhất.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành cơ thể |
Gan không chỉ có chức năng trữ máu huyết mà nó còn điều tiết sự vận hành khí huyết, phân phối huyết dịch đi khắp cơ thể. Ví dụ, khi con người vận động, gan sẽ đưa huyết dịch phân phối tới tứ chi. Khi cơ quan giải độc của cơ thể gặp vấn đề, con người sẽ xuất hiện một số tình trạng như mệt mỏi, buồn bực, chán nản, ưu phiền. Mắt khô, miệng khô đắng, đau nửa đầu. Tóc thường xuyên nhiều dầu, đi ngoài nhầy. Mỡ thành bụng phát triển, dễ cáu giận, mất ngủ, hay mơ. Trước ngực và bụng có mụn đỏ. Móng tay có vết dọc, hai má có vết nám màu lá gan, vấn đề phụ khoa.
Bảo vệ chức năng gan
Vào mùa thu là lúc gan dễ bị tổn thương nhất. Do mùa thu khí hậu chuyển từ nóng sang lạnh, hoạt động sinh lý cơ thể cũng chuyển từ hoạt động hướng ngoại vào trong, khí hậu khô, thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch lớn. Theo lý luận Đông y dựa vào sự sinh khắc ngũ hành thì mùa thu cùng với phổi thuộc hành kim, gan thuộc hành mộc. Mùa thu phổi vượng khiến gan khí suy yếu nên mùa thu bệnh gan dễ tái phát nhất, đặc biệt là bệnh viêm gan B và sơ gan thậm chí là hôn mê gan. Vì vậy, đây cũng là thời điểm mà gan cần được bảo vệ một cách tốt nhất.
Trước hết cần phải uống nhiều nước, tăng cường sự tuần hoàn máu nhằm thúc đẩy sự bài tiết của cơ thể. Gan là cơ quan giải độc, tất cả các độc tố đều thông qua gan để thải ra ngoài cơ thể. Và quá trình này cần một lượng nước lớn, nếu nước không đủ sẽ khiến độc tố không bị làm loãng, khó trục xuất ra ngoài, áp lực sẽ đè nặng lên gan. Do đó, uống nhiều nước có thể gia tăng tốc độ tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất và trục xuất chất thải ra ngoài, từ đó giảm chất chuyển hóa và độc tố gây tổn hại gan.
Ngoài nguyên nhân thời tiết thì việc ăn uống không hợp lý cũng dễ khiến bệnh gan trong mùa thu dễ phát sinh. Đó là do trong mùa hè nóng bức trước đó, con người thích ăn uống đồ lạnh khiến chức năng dạ dày, lá lách bị suy yếu đi, gan cũng vì vậy mà phải chịu áp lực lớn hơn. Thời tiết mát mẻ khiến lượng ăn và cảm giác thèm ăn tăng, nếu lại đột ngột ăn một lượng quá nhiều hoặc quá bổ dưỡng sẽ làm tăng áp lực gan, dạ dày, lá lách lên rất lớn. Đặc biệt là với những người ở các thành phố lớn, công việc bàn giấy nhiều, vận động ít. Nếu ăn nhiều thịt có hàm lượng đạm, chất béo cao như thịt dê, thịt chó hoặc đồ cay nóng thì rất dễ dẫn đến tình trạng đường trong máu tích tụ ở gan gây ra bệnh.
Do gan thuộc hành mộc, chủ ở màu xanh, thực phẩm màu xanh đi đi vào gan kinh, vì vậy nên ăn nhiều thực vật, rau củ quả màu xanh như cải bó xôi, dưa chuột, bí xanh, đậu xanh. Các thực phẩm này có tác dụng làm cân bằng âm dương, chống táo, mát gan dưỡng huyết. Ngoài ra, do nguyên lý vị chua đi vào gan nên trong bữa ăn hàng ngày có thể thêm một chút vị chua, vừa có lợi cho gan lại có thể phòng cảm.
Uống nước là một trong những cách đơn giản nhất để bảo vệ gan |
Đồng thời ăn thêm một chút các vị thuốc rất sẵn có như đảng sâm, sơn dược, ý nhân. Các vị thuốc này có tác dụng bảo vệ chức năng tiêu hóa của dạ dày lá lách, lợi cho khí huyết lưu thông để điều dưỡng gan. Hoặc dùng một số vị có tác dụng làm khỏe, lưu thông gan như sơn trà, trần bì, bạch truật, giảo cổ lam, đặc biệt là những người phải thường xuyên uống rượu tiếp khách, thường xuyên xử dụng có tác dụng bảo vệ gan rất tốt.
Theo quan niệm Đông y, thời điểm từ 11h đêm đến 3h sáng hôm sau là lúc máu chảy tới gan, mật. Vì vậy cần phải đưa cơ thể vào trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn, nếu không chức năng phục hồi của gan sẽ gặp vấn đề, khó hồi phục thể lực, khả năng tư duy chậm chạp. Lúc này nếu giấc ngủ không tốt cũng gây gan hỏa bốc lên. Do đó, muốn bảo vệ gan tốt cần phải ngủ sớm.
Gan tạng còn được coi là cái kho cất giữ Vitamin, khi gan bị tổn thương, khả năng cất giữ cũng giảm xuống. Trong đó Vitamin A có tác dụng bảo vệ gan, ức chế và chống tăng sinh tế bào ung thư, giúp hồi phục chức năng các tổ chức, giúp người bệnh ung thư hóa trị giảm tỉ lệ tái phát. Vì vậy mỗi ngày ăn một củ cà rốt, 65g gan gà, 200g cá ngừ hoặc một ly sữa là đủ lượng Vitamin A cần thiết. Hoặc có thể dùng lượng Vitamin A mỗi ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Với những người mắc bệnh gan mãn tính nên khống chế lượng đạm đưa vào. Bởi lượng đạm đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ làm tăng sinh a-mô-ni-ắc và các độc tố có chứa a-mô-ni-ắc, dễ khiến bệnh nhân tinh thần lú lẫn hoặc rơi vào trạng thái hôn mê. Những người bình thường cần lượng đạm từ 80-100g/ngày, nhưng với người bệnh gan mãn tính nên giảm đi một nửa. Nên ăn nhiều cá, thịt gà, sữa, đậu tương, tránh ăn thịt lợn, thịt dê.
Tinh thần nên thoải mái, tránh ức chế căng thẳng. Khi áp lực tinh thần tăng cao, sẽ khiến lưu lượng máu đưa vào gan giảm đi, gây ảnh hưởng tới khả năng chuyển hóa chất của gan giảm. Ngược lại, khi cơ thể thoải mái, lưu lượng máu đưa vào gan tăng. Nên ngâm cơ thể trong nước ấm, tập yoga hoặc uống nước trà thảo mộc để giảm áp lực tâm lý.
Thông thường nên đi ngủ sau khi ăn 3 tiếng là tốt nhất, nếu thường xuyên ăn đêm, uống rượu xong rồi đi ngủ sẽ khiến gan vẫn phải làm việc mà không được nghỉ ngơi, áp lực lớn khiến chức năng thải độc của gan bị ảnh hưởng. Nếu thấy đói thì chỉ nên ăn nhẹ hoặc uống một ly sữa để giảm áp lực cho gan xuống mức thấp nhất.
Tránh hoạt động quá sức, tuy vận động rất tốt cho cơ thể, nhưng nếu quá sức thì lại sản sinh ra những vật chất có hại khiến gan phải tiến hành giải độc gây áp lực lớn. Vì vậy hàng ngày nên đi bộ, bơi lội là tốt nhất, vì nó có tác động tích cực giúp mỡ tích tụ trong gan được đốt cháy, chống gan nhiễm mỡ.
Dưỡng sinh sẽ giúp bảo vệ gan hiệu quả |
Không nên uống thuốc một cách tùy tiện, bao gồm cả thuốc giảm béo. Thuốc sau khi được đưa vào cơ thể, ruột hấp thụ vận chuyển tới gan, tại đây gan phân giải thành các vật chất khác nhau sau đó thải ra ngoài cơ thể. Nếu khi bị ốm thì nên uống thuốc theo chỉ định, tránh tình trạng dùng thuốc bừa bãi gây áp lực cho gan.
Cổ nhân thường nói dưỡng sinh quý ở chỗ là dưỡng tinh thần, gạt bỏ tạp niệm, vì vậy hàng ngày nhắm mắt đưa cơ thể về trạng thái nghỉ ngơi là phương pháp rất tốt. Để dưỡng gan thì sau khi ăn cơm xong nên nhắm mắt tĩnh dưỡng khoảng 20 phút, có tác dụng bảo vệ gan, tiêu thực, điều hòa âm dương, trừ táo. Do sau khi ăn cơm, máu trong cơ thể tập trung vào đường tiêu hóa, nếu lúc này đi lại, vận động sẽ có một phần máu chạy tới chân tay, lượng máu cung cấp cho gan lúc này bị thiếu hụt, ảnh hưởng tới việc chuyển hóa chất.
Vì vậy, nhắm mắt tĩnh dưỡng trong khoảng 10-30 phút sẽ góp phần đưa máu tới gan nhiều hơn, lượng dưỡng khí và dinh dưỡng cung cấp cho gan cũng nhiều hơn. Đặc biệt là những người bị bệnh gan hoặc gan yếu, mất ngủ, hay buồn bực thực hiện bài tập này sẽ có tác dụng cải thiện rất tốt.