Trong khoảng thời gian chỉ rất ngắn vừa qua đã dồn dập có những động thái khiến cho mối quan hệ giữa Triều Tiên với Mỹ và giữa Triều Tiên với Hàn Quốc đều không còn được tương đối yên bình như từ đầu năm 2018 trở lại.
Mà chúng lại còn đều xảy ra vào dịp 2 năm cuộc gặp cấp cao đầu tiên trong lịch sử giữa Mỹ và Triều Tiên (mùa hè năm 2018 ở Singapore), giữa khi cả Mỹ lẫn Hàn Quốc đều phải gồng mình ứng phó dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra và không lâu nữa sẽ có cuộc bầu cử tổng thống mới ở nước Mỹ.
Dịch bệnh từ sau khi bùng phát ở Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành chủ đề nội dung thời rằng nếu muốn tái đắc cử tổng thống thì ít nhất phải tranh thủ được bằng mọi giá diện cử tri đã bỏ phiếu bầu cho mình năm 2016. Vì thế, làm găng với NATO và Trung Quốc trở thành những chiêu thức vận động tranh cử quan trọng đối với ông Trump.
Với quyết định rút bớt binh lính Mỹ ra khỏi nước Đức, ông Trump vừa gia tăng áp lực đối với NATO vừa thể hiện thái độ mà bên ngoài cho là trừng phạt chính phủ Đức. Đức là một trong những nước thành viên NATO và EU ở châu Âu đi đầu trong việc xung khắc lợi ích và mưu tính của Mỹ liên quan đến dự án tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Tây Âu và đến chương trình hạt nhân của Iran. Hiện tại, ông Trump mới chỉ quyết định rút bớt quân Mỹ ra khỏi nước Đức.
Phía Mỹ vẫn bỏ ngỏ khả năng có thực hiện thật sự quyết sách này hay không. Cho nên, hiện tại, đấy mới chỉ là đòn gió của Mỹ. Nhưg đòn gió mà có tác động như đòn thật và hoàn toàn không thể loại trừ kịch bản sau đòn gió là đòn thật.n sự hàng đầu trên khắp thế giới và làm lu mờ tất cả những chủ đề nội dung khác.
Cả Tổng thống Mỹ Donald Trump lẫn Tổng thống Hàn Quốc Moon Jaein đều không thể xem nhẹ chuyện đối phó dịch bệnh. Ông Trump lại còn phải tiến hành cuộc vận động tranh cử tổng thống trong bối cảnh tình hình chính trị xã hội nội bộ ở nước Mỹ đã trở nên bất lợi hơn trước rất nhiều đối với mình.
Cho nên cả hai người này đều có lợi ích thiết thực trong việc duy trì tiến trình hoà bình và hoà giải với Triều Tiên khi chưa thể thúc đẩy tiến trình này đi xa được hơn nữa. Sự chuyển hướng đã bất ngờ xảy ra khi phía Triều Tiên công khai cho rằng không còn chủ ý duy trì tiếp xúc và đàm phán trực tiếp với Mỹ nữa và căng thẳng lại bùng phát giữa hai miền trên bán đảo Triều Tiên.
Một số thoả thuận giữa ông Trump và ông Moon Jae-in với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong những lần họ gặp nhau từ đầu năm 2018 đến nay cứ dần bị vô hiệu hoá. Nhìn vào những biểu hiện ra bên ngoài, tiến trình hoà bình và hoà giải giữa Triều Tiên với Mỹ và với Hàn Quốc hiện không phải chỉ chững lại nữa mà còn như thể đã bị đảo ngược.
Trong thực chất, nguy cơ cả hai tiến trình bị đảo ngược luôn luôn tồn tại và đúng là hiện tại mối quan hệ giữa Triều Tiên với Mỹ và với Hàn Quốc đã lại căng thẳng, gay cấn và phức tạp. Nhưng tình trạng này xem ra cũng chỉ nhất thời chứ chưa chắc đã kéo dài.
Nguyên do ở chỗ Triều Tiên làm găng với Hàn Quốc nhưng mục tiêu chính nhằm đến lại là Mỹ và thúc ép Hàn Quốc tác động sao cho Mỹ phải thực chất hơn trong tiến trình hoà bình và hoà giải với Triều Tiên.
Phía Triều Tiên dường như muốn thay đổi cục diện tình hình bởi cục diện tình hình đến nay trong cả hai cặp quan hệ song phương này không có lợi cho Triều Tiên bằng có lợi cho Mỹ và Hàn Quốc. Sẽ không xảy ra đụng độ quân sự giữa Triều Tiên và Hàn Quốc trên bán đảo Triều Tiên trong thời gian tới. Giữa Mỹ và Triều Tiên cũng vậy.
Nhưng rõ ràng lòng tin lẫn nhau đã bị tổn hại nghiêm trọng và đột biến mới dễ có thể xảy ra trong thời gian tới khiến cả hai cặp quan hệ song phương lại khúc mắc và trắc trở mà các bên liên quan sẽ rất vất vả mới có thể kiểm soát được diễn biến tình hình chung.