* Ứng dụng ngũ vận, lục khí để chữa bệnh trong y học cổ truyền
Cánh xác định khách khí, tư thiên
Lục khí là chỉ và sáu thứ khí: Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa đem phối hợp với địa chi để tính tuế khí của mỗi năm (năm nào thuộc về khí nào). Kết hợp ngữ vận và lục khí lại, sẽ thành ra một công cụ lý luận đơn giản hóa dùng để thuyết minh mọi phương diện trong hoàn cảnh tự nhiên và mọi thứ quan hệ trong y học.
Ngũ vận có Đại vận, Chủ vận và Khách vận. Lục khí là nói chung về Phong, Nhiệt, Hỏa, Thấp, Táo, Hàn. Lục khí thường lấy tam Âm, tam Dương làm đại biểu rồi kết hợp với địa chi dùng để nói rõ sự biến hóa bình thường của khí hậu trong một năm và sự biến hóa khác thường của khí hậu trong từng năm.
Lục khí của mỗi năm chia làm hai thứ là Chủ khí và Khách khí. Chủ khí dùng để nói khi thường, khách khí dùng để tính khi biến. Đồng thời Khách khí gia lên Chủ khí (gọi là Khách Chủ gia lâm) dùng để phân tích sâu hơn về sự biến hóa phức tạp của khí hậu.
Chủ khí: Chủ khí tức là khí làm chủ của từng mùa, dùng để nói rõ quy luật bình thường của khí hậu trong một năm, cũng như ý nghĩa của chủ bận bốn mùa. Do Chủ khí là chủ về từng mùa cố định không thay đổi, cho nên gọi là chủ khí.
Khách khí: Khách khí là dùng để nói rõ sự biến hóa khác thường của khí hậu hàng năm, Khách khí thì luôn thay đổi, không giống với Chủ khí thì luôn cố định. Do giống như người khách thường hay đi lại nên gọi là khách khí.
Cách tính về khách khí: Khách khí di chuyển là lấy sự nhiều ít của Âm - Dương làm thứ tự trước sau, như: Quyết âm – Thiếu âm – Thái âm – Thiếu dương – Dương minh – Thái dương. Mỗi năm có một khí làm chủ, thay đổi từng năm luân chuyển không ngừng, đó là Khách khí trông coi về từng năm. Cách tính Khách khí làm chủ của từng năm (khí tư thiên) là lấy địa chi của năm đó làm cơ sở, như năm Tý - Ngọ Thiếu âm tư thiên; năm Sửu – Mùi là Thái âm tư thiên; năm Dần – Thân là Thiếu dương tư thiên; năm Mão – Dậu là Dương minh tư thiên; năm Thìn – Tuất là Thái dương tư thiên; năm Tý – Hợi là Quyết âm tư thiên. Đó là nói địa chi của mỗi năm, phàm gặp năm Tý – Ngọ thì bất luận thiên can là gì, khách khí cũng đều là Thiếu âm tư thiên, năm Sửu – Mùi là Thái âm tư thiên. Những năm khác cứ thế mà suy ra.
Cứ như vậy, sáu năm hết một vòng lục khí, 12 năm hết một vòng của địa chi, hết vòng này sang vòng khác, trong 60 năm địa chi sẽ chuyển vận 5 vòng, lục khí chuyển vận 10 vòng.
Tư thiên tại tuyền, tả hữu gian khí: Tư thiên và tại tuyền là một tên gọi riêng chỉ sự biến hóa của Khách khí. Sách Nội Kinh cũng nêu: nửa năm về trước, thiên khí làm chủ, nửa năm về sau, địa chi làm chủ. Điều đó ý muốn chỉ khách khí thống suất khí hậu thượng bán niên gọi là tư thiên. Khách khí thống nhất suất khí hậu hạ bán niên gọi là tại tuyền. Đó là hai thứ khách khí, mỗi thứ làm chủ nửa năm.
Cách tính về tư thiên tại tuyền, thì căn cứ phù hiệu địa chi của mỗi năm, theo quy luật địa chi phối hợp với tam Âm tam Dương nói ở trên mà quyết định. Sau khi theo niên chi, tính ra khí tư thiên rồi thì có thể biết được khí tại tuyền, vì khí tư thiên của mỗi năm. Những khí này thay đổi mỗi năm một lần, như vậy là trong sáu năm sẽ có sáu khí tư thiên tại tuyền khác nhau.
Khí tư thiên tại tuyền trong một năm có thuộc tính Âm Dương khác nhau, như Dương tư thiên thì Âm tại tuyền, Âm tư thiền là Dương tại tuyền, Trong đó Thiếu âm với dương minh, Thái âm với Thái dương, Quyết âm với Thiếu dương lại là hợp với nhau mà luân chuyển.
Như năm Mậu Tuất thì Mậu là Thái dương hàn thủy tư thiên, Thái âm thấp thổ tại tuyền, thượng bán niên thuộc Dương tư thiên, hạ bán niên thuộc Âm tại tuyền. Năm Kỷ Hợi thì Quyết âm là tư thiên, Thiếu dương là tại tuyền, thượng bán niên thuộc Âm tư thiên, hạ bán niên thuộc Dương tại tuyền.
Tả hữu gian khí: Tức là tả gian hữu gian ở hai bên tư thiên, và tả gian hữu gian ở hai bên tại tuyền, cộng lại là bốn bước của khách khí. Đó là đem khách khí trong một năm chia làm sáu giai đoạn (sáu bước). Tư thiên và tại tuyền mỗi khí làm chủ bốn bước gian khí, mỗi khí làm chủ bốn quý tiết. Bốn bước gian khí còn bao hàm lẽ thăng giáng của Âm Dương, tức Âm Thăng thì Dương giáng, Dương thăng thì Âm giáng, như Thái dương tư thiên chuyển sang Quyết âm tư thiên, thì Thiếu âm là hữu gian của tại tuyện lại chuyển lên thành tả gian của tư thiên. Thành ra Âm thăng thì Dương giáng, những năm khác cũng theo đó mà tính.
Quy luật biến hóa của khách khí
Quy luật khí hóa của khách khí: Khí hóa của Khách khí tức là chỉ vào khí hậu biến hóa. Quan hệ giữa Phong, Hàn, Thủy, Thấp, Táo, Hỏa, Nhiệt, sáu thứ khí hậu biến hóa, kết hợp với tam Âm tam Dương. Ví như Quyết âm tư thiên thì khí theo Phong hỏa; Thiếu âm tư thiên thì khí theo Nhiệt hỏa; Thái âm tư thiên thì khí theo Thấp hỏa; Thiếu dương tư thiên thì khí theo Hỏa hỏa; Dương minh tư thiên thì khí theo Táo hỏa; Thái dương tư thiên thì khí theo Hàn Hỏa. Đó tức là quy luật khí hóa của khách khí tư thiên.
Tuy quy luật khí hóa của khí tư thiên tại tuyền với khí tả gian hữu gian là thống nhất, nhưng khí hóa làm chủ về sáu bước này trên thời gian có chỗ khác nhau. Khí tư thiên tại tuyền chủ việc khí hóa một năm, khí gian khí chủ việc khí hóa trong một bước (60 ngày). Đó là nói rõ chủ về thời gian khác nhau của khí tư thiên thại tuyền cung gian khí. Khi tư thiên lấy địa chi của mỗi năm mà nói thì chủ việc khí hóa trong một năm. Tại tuyền chủ khí hóa trong nửa năm, nghĩa là tư thiên chủ về 6 tháng đầu năm, tại tuyền chủ 6 tháng cuối năm.
Sự biến hóa thắng phục của khách khí: Thắng là chủ động mạnh mẽ mà thắng, phục là bị động là phục thù lại. Khí thắng phục tức là thượng bán niên có khí thắng khác thường thì hạn bán niên nhân đó mà phát sinh phục khí để phản lại. Như thượng bán niên nhiệt khí thắng quá thì hạ bán niên hàn khí đến phục thù. Đó là thuộc về sự biến hóa khác thường trong việc khí hóa của khách khí.
Thiên chí nhân yếu đại luận sách Tố Vân nêu rõ, bốn mùa thì có vị trí cố định, nhưng có thắng khí phục khí hay không thì không hoàn toàn nhất định. Từ sơ khí đến hết tam khí thì thiên khí làm chủ là lúc mà thường thấy thắng khí; từ tứ khí đến hết chung khí thì địa khí làm chủ, là lúc mà thường thất phục khí, có thắng khí thì mới có phục khí, không có thắng khí thì không có phục khí. Có thắng khí thì phải có phục khí, không có hạn số nhất định, Khi khí suy giảm rồi mới không phát sinh nữa, vì thế nên sau phục khí lại có thắng khí phát sinh, nếu không có sự phát sinh tương ứng của phục khí thì sẽ có sự tổn hại, đó là hại đến sinh mạng.
Khí thắng, phục trong thứ tự từng mùa mà có quy luật nhất định, từ sơ khí đến hết tam khí là khí tư thiên làm chủ về thượng bán niên, nếu có phát sinh khí hậu quá với lúc thường thì gọi là thắng khí. Từ tứ khí đến hết chung khí là khí tả tại tuyền làm chủ về hạ bán niên, phát sinh khí hậu phản lại với khí thượng bán niên gọi là phục khí.
Hàng năm có thắng khí phục khí hay không, thì không có quy luật nhất định, nhưng thượng bán niên có thắng khí thì hạ bán niên mới có phục khí, nếu không có thắng khí thì không có phục khí. Nếu có thắng khí mà không có phục khí thì sẽ sinh ra tai hại. Sau phục khí lại có thắng khí, hoàn toàn không phải như sự tuần hoàn không thay đổi vì thắng khí không phải chỉ là một thứ, nó tùy theo tình hình cụ thể của khí hậu biến hóa mà quyết định.
Tư thiên tại tiền của khách khí tuy mỗi năm thay đổi một lần, nhưng cũng có khi khí hậu trái thường không theo vào quy luật chung mà di chuyển. Đó là thuộc về tình trạng đặc biệt, không thiên chính, không thoái vị, thăng không lên, giáng không xuống.
Không thoái vị, ví như năm nay đúng là Thái dương hàn thủy tư thiên, nhưng nếu khí tư thiên năm ngoài là Dương minh táo Kim hữu dư thì lại cứ giữ quyền cả năm nay nữa, lưu lại không đi (không thoái vị) nhân đó mà ảnh hưởng đến Thái dương hàn thủy năm nay không thiên chính lên vị trí tư thiên được. Do đó cũng ảnh hưởng đến sự thăng giáng của khí ở tả gian hữu gian (không thăng lên, không giáng xuống), cho nên không thoái vị, có thể nói đó là sự đến mà không đi của khí tư thiên hoặc tại tuyền trong năm ấy.
(Còn tiếp)