Dự buổi Lễ có các đại biểu: Thiếu tướng Hà Tuấn Quân - Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật Bộ quốc phòng; Lê Đăng Tâm - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Đỗ Huy Chiến - Ủy viên BTV, Phó Chủ tịch HĐND huyện; lãnh đạo các phòng, ban, ngành của huyện; lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ, các ngành, đoàn thể, con em quê hương Yên Thạch và du khách thập phương về dự Lễ.
Đền Bạch thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – Người lãnh đạo tài ba của quân dân Đại Việt chống giặc Nguyên Mông thế kỷ XIII. Với những công trạng hiển hách, ông được tiến phong Tiết Hưng Đạo Đại Vương và ban tặng tước hiệu Thái sư Thượng phụ Thượng Quốc công – Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương sau khi mất. Đền Bạch được xây dựng trên khu đất cao, hướng chính Nam với ba gian chính và cổng, tường.
Đền Bạch thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn |
Năm 1926, đền được trùng tu lại toàn bộ vững chắc và bề thế hơn, do thời gian các hạng mục trong Đền bị hư hỏng, chính quyền và nhân dân xây dựng, tu sửa lại các hạng mục chính công trình.
Năm 1995, Đền Bạch được UBND Tỉnh công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và tiếp tục tôn tạo, tu bổ qua nguồn xã hội hóa để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân.
Tưởng nhớ công lao của Hương Đạo Đại Vương, hàng năm người dân xã Yên Thạch tổ chức lễ hội Khai Xuân – Khai Sắc vào các ngày 14,15,16 tháng Giêng âm lịch với nhiều nghi lễ truyền thống, hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian, thi đấu thể thao thu hút đông đảo Nhân dân, du khách thập phương về dự.
Lễ hội Khai Xuân – Khai Sắc đã trở thành nét văn hóa truyền thống để Nhân dân tưởng nhớ công lao to lớn của vị Anh hùng dân tộc có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, đem lại cuộc sống ấm no cho Nhân dân. Lễ hội cầu cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an, mùa màng bội thu, tạo không khí vui tươi những ngày đầu xuân, qua đó thể hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa dân tộc.
Phó Chủ tịch UBND xã ông Nguyễn Tiến Hiền trưởng BTC Lễ hội |
Kể từ khi di tích được phục dựng và tôn tạo, Lễ hội Khai xuân khai sắc, rước kiệu, dâng hương đã được khôi phục và duy trì vào ngày 15 tháng Giêng hằng năm theo đúng tục lệ cổ truyền.
Ngay trong ngày khai Hội, đông đảo nhân dân và du khách khắp nơi đã đến dâng hương, tỏ lòng thành kính trước các bậc tiền nhân và hòa mình vào không khí lễ hội; bày tỏ lòng thành kính trước ban thờ vị tướng tài của dân tộc, cầu cho quốc thái dân an, cầu cho muôn dân trăm họ được an lành, mùa màng bội thu, xã tắc hưng thịnh, người người được ấm no, nhà nhà được hạnh phúc.