“Song long cầu Bà Sảng” rồng gốm độc lạ Bình Dương

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Làng gốm cổ Lò Lu Đại Hưng có tuổi đời hơn 150 năm nổi tiếng ở đất Thủ đã cho ra đời cặp rồng “song long cầu Bà Sảng” độc lạ, nức lòng du khách gần xa.

Đất Thủ vào xuân

Những ngày này, về phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một (Bình Dương), khi đi ngang cầu Bà Sảng, du khách sẽ cảm nhận được một không khí chuẩn bị cho lễ hội mùa xuân đang diễn ra rộn ràng, khác biệt so với những nơi khác. Đặc biệt, trên cầu Bà Sảng xuất hiện một cặp rồng chầu, làm bằng gốm, được các nghệ nhân làng gốm cổ Lò Lu Đại Hưng chế tạo cực kỳ ấn tượng.

Ông Dương Thái Khanh, Bí thư Đảng uỷ phường Tương Bình Hiệp, cho biết, địa điểm được chọn làm cặp rồng là cầu Bà Sảng, nằm trên đường Hồ Văn Cống, là tuyến đường trục chính đi vào phường

Ông Dương Thái Khanh, Bí thư Đảng uỷ phường Tương Bình Hiệp, cho biết, địa điểm được chọn làm cặp rồng là cầu Bà Sảng, nằm trên đường Hồ Văn Cống, là tuyến đường trục chính đi vào phường

2 con rồng bằng gốm sử dụng các vật liệu như lu, khạp, chậu gốm để thực hiện. Hình ảnh con rồng thể hiện khí thế vươn lên và bay xa trên con đường phát triển xây dựng phường Tương Bình Hiệp ngày càng vững mạnh và thịnh vượng.

Hình ảnh con rồng thể hiện khí thế vươn lên và bay xa trên con đường phát triển xây dựng phường Tương Bình Hiệp ngày càng vững mạnh và thịnh vượng.

Hình ảnh con rồng thể hiện khí thế vươn lên và bay xa trên con đường phát triển xây dựng phường Tương Bình Hiệp ngày càng vững mạnh và thịnh vượng.

Tắm mình trong truyền thuyết con rồng cháu tiên

Ông Khanh cho biết, ý tưởng thực hiện 2 con rồng bằng gốm nhằm tạo điểm nhấn nổi bật của địa phương đối với du khách và bạn bè gần xa khi đến với phường Tân Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một. Qua mô hình này thể hiện được không gian gốm xưa, nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, quảng bá di tích, văn hoá lịch sử.

Theo kết cấu, chiều dài con rồng là 25m, sử dụng 180 lu, khạp lớn nhỏ bo theo thân rồng cùng với hơn 2000 lu, hũ nhỏ.

Theo kết cấu, chiều dài con rồng là 25m, sử dụng 180 lu, khạp lớn nhỏ bo theo thân rồng cùng với hơn 2000 lu, hũ nhỏ.

Các nghệ nhân thực hiện mô hình rồng gốm đã tiến hành khảo sát địa điểm và gặp gỡ thêm nhiều nghệ nhân lão luyện ở Lò Lu Đại Hưng (phường Tân Bình Hiệp) để tham khảo ý tưởng và lên mô hình thực hiện.

Các chi tiết khác như phần đầu, đuôi, chân, vây rồng được các nghệ nhân thực hiện một cách tỉ mỉ, thể hiện tính công phu, nghệ thuật.Các chi tiết khác như phần đầu, đuôi, chân, vây rồng được các nghệ nhân thực hiện một cách tỉ mỉ, thể hiện tính công phu, nghệ thuật.

Chi tiết khó thực hiện nhất của cặp rồng nằm ở bộ khung, mang một kết cấu phức tạp của các mối nối sắt, thép và các mối nối này đều đi theo cặp để liên kết với các chi tiết gốm. Đặc biệt, do cấu trúc của rồng mang nhiều chi tiết và kết cấu hoàn toàn khác nhau nên không dễ để tháo ráp và kết nối hoàn hảo được.

Vật liệu chủ yếu để thực hiện 2 con rồng đều bằng gốm, các nghệ nhân tự thiết kế mẫu từng phần để ốp vào con rồng.

Vật liệu chủ yếu để thực hiện 2 con rồng đều bằng gốm, các nghệ nhân tự thiết kế mẫu từng phần để ốp vào con rồng.

Đầu Rồng khi hoàn thiện ngoài vẻ đẹp của màu sắc, tạo hình, mắt phải thể hiện được thần sắc, miệng dữ mà tươi, trọng lượng phải gọn, nhẹ, bền chắc, chịu được va đập để đảm bảo an toàn cầu và đủ sức chịu lực cho cặp rồng.

Tổ thực hiện và các nghệ nhân thực hiện công đoạn uốn sắt và định hình lu, khạp vào khuôn rồng được tính toán kỹ lưỡng đảm bảo tính chính xác, đẹp và dễ dàng lắp ráp tạo thành hình con rồng hoàn chỉnh nhất.

Tổ thực hiện và các nghệ nhân thực hiện công đoạn uốn sắt và định hình lu, khạp vào khuôn rồng được tính toán kỹ lưỡng đảm bảo tính chính xác, đẹp và dễ dàng lắp ráp tạo thành hình con rồng hoàn chỉnh nhất.

Các khung sắt được uốn thành 3 đoạn, lắp đặt lu với vây rồng một cách hài hoà nhất. Cố định để đảm bảo độ rung lắc khi các phương tiện di chuyển qua cầu.

Các khung sắt được uốn thành 3 đoạn, lắp đặt lu với vây rồng một cách hài hoà nhất. Cố định để đảm bảo độ rung lắc khi các phương tiện di chuyển qua cầu.

Hai con rồng bằng gốm đã thu hút được nhiều du khách, cộng đồng mạng xã hội quan tâm, người dân địa phương các tỉnh về chụp hình, check in.

Hai con rồng bằng gốm đã thu hút được nhiều du khách, cộng đồng mạng xã hội quan tâm, người dân địa phương các tỉnh về chụp hình, check in.

Ngoài mô hình 2 con rồng gốm tại cầu Bà Sảng, phường Tân Bình Hiệp cũng thực hiện thêm bức tường bằng gốm tại Hoa viên khu 5.

Ngoài mô hình 2 con rồng gốm tại cầu Bà Sảng, phường Tân Bình Hiệp cũng thực hiện thêm bức tường bằng gốm tại Hoa viên khu 5.

Nhiều người dân cho biết, khi đến đây thưởng lãm cặp rồng, kết hợp với các lễ hội truyền thống, bánh chưng bánh dày… mọi người như được “tắm mình” trong truyền thuyết con rồng cháu tiên, để mùa xuân truyền thống càng thêm ý nghĩa.

Làng gốm cổ 150 năm

Làng Tương Bình Hiệp – chiếc nôi nghề sơn mài Bình Dương, nghề thủ công truyền thống sơn mài, chạm khắc, đồ mộc đã có từ rất sớm và phát triển mạnh ở đất Thủ – Bình Dương,vùng được định hình và phát triển nghề chủ yếu ở Chánh Nghĩa, Phú Cường, Tương Bình Hiệp, Tân An, Định Hòa.

Bến gốm xưa

Bến gốm xưa

Năm 2020, Đề án “Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch thuộc địa bàn thành phố Thủ Dầu Một”. Đề án được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt, TP Thủ Dầu Một triển khai xây dựng tại khu đất công với tổng diện tích hơn 54.000m2, tọa lạc tại phường Tương Bình Hiệp. Mục tiêu tiếp tục giữ gìn, bảo tồn, duy trì hoạt động ổn định và phát triển làng nghề sơn mài, góp phần giải quyết công việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích việc tạo ra sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc kết hợp với sự sáng tạo ứng dụng kỹ thuật công nghệ, kết hợp với các loại hình du lịch đặc thù. Làng gốm Lò lu Đại Hưng trung bình mỗi ngày xuất xưởng khoảng 300 sản phẩm.Tất cả vẫn theo cách thức cổ truyền xưa, hình dáng, chất liệu, màu sắc sản phẩm vẫn giống như hơn một trăm năm trước.