Như vậy, câu chuyện chế độ Nga Sa hoàng sụp đổ là một tất yếu khách quan của lịch sử xã hội, là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp bền bỉ hàng trăm năm tại Nga. Tuy nhiên, dư luận lại cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến đế chế Sa hoàng bị xóa sổ là do Vua Nicolai đệ nhị đã quá tin dùng gã phù thủy Rasputin.
Phù thủy Rasputin sở dĩ được vợ chồng Sa hoàng tuyệt đối tín nhiệm ngoài lí do điều trị cho thái tử còn có lí do khác nữa là hắn khoe mình có tài dự đoán tương lai. Hoàng hậu có lần được chứng kiến tài năng của hắn. Khi Rasputin mới vào hoàng cung, tuy chữa bệnh cho thái tử có hiệu quả nhưng chưa phải đã chinh phục hoàn toàn được lòng tin của mọi người.
Một hôm ông ta nói với hoàng hậu: “Kính thưa, xin hoàng hậu chớ có cho bọn trẻ vào phòng nhi đồng. Nguy hiểm lắm đấy, thần biết trước rồi”. Quả nhiên, một vài ngày sau tự nhiên chiếc đèn treo cỡ lớn trên trần căn phòng rơi xuống sàn vỡ tan tành.
Hoàng hậu cảm phục, quỳ ngay xuống đất tỏ lòng cảm tạ thánh nhân đã cứu con mình thoát nạn. Sa hoàng lập tức bổ nhiệm hắn làm quan quản lí đèn nội cung. Theo tiết lộ của một số người sau này, đây là một trò lừa dối của Rasputin, chính hắn đã bí mật cưa gần đứt sợi dây treo đèn vào đêm trước. Một ngày tháng 12/1912, Thái tử Alexei đang theo vua cha đi săn bắn ở Ba Lan thì đổ bệnh, sốt cao và chảy máu liên tục. Quan ngự y bó tay không chữa nổi.
|
Sa hoàng Nicholas II và Hoàng tử Alexei Nicolaevich. |
Mọi người đã tính đến chuyện làm tang lễ cho thái tử. Chính lúc đó, Rasputin đánh điện đến cho biết, thượng đế đã nhìn thấy nước mắt của hoàng hậu, rồi thái tử sẽ yên lành. Mọi người còn nửa tin nửa ngờ thì sự lạ xuất hiện: Thái tử giảm sốt, ngừng chảy máu. Từ đó Rasputin thực sự trở thành thần thánh trong con mắt của vợ chồng Sa hoàng.
Rasputin dự đoán thái tử sẽ khoẻ mạnh sau 13 tuổi. Không hiểu sao sau này tình hình diễn ra đúng như vậy, Sa hoàng thấy năng lưc dự đoán của Rasputin quả là phi thường, từ đó giao cả một số việc trọng đại quốc gia cho hắn. Đặc biệt khi nổ ra Thế chiến I, mọi việc quan trọng trên chiến trường như phương châm tác chiến, kế hoạch điều động quân đội đều hỏi ý kiến hắn.
Ngay cả chuyện có tiến công không, tiến công ở đâu, vào lúc nào cũng nhờ hắn dự đoán. Thực ra từ khi còn sống nghèo hèn, đi lang thang sang Đức, hắn đã được chứng kiến cảnh sống sung túc, giàu mạnh của người Đức nên dựa vào trực giác Rasputin biết Nga chưa phải là đối thủ của Đức. Từ năm 1914, hắn không tán thành để Nga tham chiến chống Đức.
|
Thầy phù thủy Rasputin (giữa) và giới quý tộc Nga. |
Hơn nữa một số dự đoán của hắn nghe cũng có lý. Việc Sa hoàng quyết tâm ra tiền tuyến, hắn đã bảo trước với Hoàng hậu, nước Nga sẽ gặp chuyện chẳng lành. Một số dự doán diễn biến trận chiến của Rasputin đã đưa Sa hoàng đến tình trạng khó khăn hơn vì hắn đâu có tài chỉ huy quân đội tác chiến. Một lần hắn nói rằng thần báo mộng cho biết quân Nga cần mở một trận tiến công ở cầu Riga. Sa hoàng nghe theo, trận đánh đó thất bại thảm hại.
Một lần khác, quân Nga đang chiếm lợi thế thì Rasputin xúi bà hoàng điện cho Sa hoàng yêu cầu phải đình chiến ngay. Sa hoàng giận lắm nói với bộ hạ: “Ta cứ như một người bị chui vào ống quần kẻ khác”. Thấy được những việc làm xấu xa của mình, Rasputin dự cảm thấy tình hình đang chuyển biến xấu, nhất là khi nước Nga đang trở nên tồi tệ. Hắn đã từng làm cho vô số người căm giận, nhiều nhà quý tộc bị hắn làm hại chỉ muốn xé xác hắn.
Một ngày tháng 12/1916, Nicolai II đang ở tiền tuyến nhận được thư Rasputin gửi đến. Hắn nói bản thân mình sẽ bị giết hại vào tháng Giêng năm sau. Hắn dọa dẫm Sa hoàng nếu hắn bị nông dân giết thì nhà vua còn sống thêm được vài năm nữa, nhưng nếu hắn bị bọn quý tộc hạ thủ cả gia đình nhà vua sẽ không thể sống thêm quá hai năm. Đọc xong bức thư, Sa hoàng Nicolai II sợ tái mặt. Không lâu sau, Cách mạng Tháng 10 Nga (1917) bùng nổ, lời dự đoán của Rasputin đột nhiên ứng nghiệm.
Dự đoán của Rasputin thực ra không phải do thần báo mộng mà là dựa vào sự nhìn nhận tình hình thực tế lúc bấy giờ. Tội lỗi của hắn đã chồng chất, sự căm phẫn của dân chúng đã lên tới cực điểm. Một số nhà quý tộc thuộc hoàng tộc quyết tâm ra tay trừ tên thầy phù thủy lũng đoạn triều chính. Đến cuối năm 1916, trong triều đình có nhiều vị đại thần chống lại Hoàng hậu và Rasputin.
|
Bất luận thế nào, thầy phù thủy Rasputin vẫn là một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng đến chế độ Nga Sa hoàng. |
Người đứng đấu nhóm chống đối là đại công tước Pavlovitch và thân vương Yusupov, một người là em họ vua, người là cháu rể vua. Yusupov thâm thù Rasputin rất sâu sắc, quyết định dùng thủ đoạn ám sát để trừ khử hắn, qua đó dẹp toàn bộ thế lực thối nát trong triều đình, khôi phục lại danh dự của Sa hoàng.
Ngày 25/12/1916 (lịch Nga là 16/12), Yusupov và đảng bí mật họp ở nhà ông, mời Rasputin đến chơi. Tối đó, theo đúng hẹn Rasputin đến dinh thự của Yusupov và được đưa xuống buồng khách trang hoàng hào nhoáng ở tầng hầm. Rasputi bị đầu độc. Nhưng uống xong mà hắn vẫn bình thường, vẫn cười nói vui vẻ. Thấy vậy Yusupov liền từ phía sau dùng súng ngắn bắn vào lưng hắn, Rasputin ngã xuống đất tắt thở. Đúng lúc họ định mang xác Rasputin vứt ra sông Neva thì đột nhiên Rasputin mở mắt vùng dậy nắm lấy cổ Yusupov hét to: “Ngày mai mày sẽ bị treo cổ”.
Rồi vùng chạy ra ngoài sân nhưng bị bắn thêm 3 phát đạn nữa. Thấy hắn chưa chết hẳn, Yusupov đã cầm quả chuông đập vào thái dương hắn. Cuối cùng xác hắn bị ném xuống một hố băng ở sông Neva. 3 ngày sau người ta mới phát hiện ra xác hắn. Rất kì lạ là kết quả kiểm tra xác chết cho thấy Rasputin không chết vì các vết thương do đạn bắn hay chuông đập vào thái dương mà do chết đuối vì phổi đầy nước.
Nghe tin Rasputin bị giết chết, vợ chồng Sa hoàng vô cùng hoảng sợ. Nhà vua quyết định trừng phạt nhóm gây án. Dimitri bị xung quân (bắt vào lính), Yusupov bị đi đầy ở Siberia. Mặc dầu, Rasputin đã đọc lời nguyền rủa những người giết y nhưng điều đó không ứng nghiệm,Yusupov sống đến tận năm 1967. Sự diệt vong của chế độ Sa hoàng Khi Rasputin còn sống, Sa hoàng Nicolai II tin rằng có hắn ở bên cạnh thì sẽ không thể bùng nổ cách mạng, vương triều của mình sẽ còn tồn tại. Ông không thể ngờ rằng việc hoàng hậu mù quáng sùng bái hắn đã đưa đế nghiệp của dòng họ mình đi đến chỗ bại vong. Nhều nhà quý tộc sau này cũng tham gia cách mạng đánh đổ nhà vua.
Ngày 5/1/1905, khi công nhân Petrograd (Petesbourg) biểu tình. Ông đã thẳng tay ra lệnh cho binh lính xả súng bắn vào đám người biểu tình, vu cho công nhân muốn chiếm Cung điện Mùa đông, giết chết trên 1.000 người, làm bị thương trên 2.000 người, trong số đó có nhiều phụ nữ, trẻ em. Đó là ngày chủ nhật đẫm máu làm chấn động dư luận thế giới.
Ngày 3/6/1907, Nicolai II ra lệnh giải tán Viện Duma, bắt giam lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội, toàn quốc rơi vào tình trạng bị khủng bố. Sau khi nổ ra đại chiến 1, nước Nga tham chiến chống Đức, quân Nga ngoài tiền tuyến bị hao binh tổn tướng, đế quốc Nga già cỗi bộc lộ rõ sự lạc hậu yếu kém. Hình tượng Sa hoàng nhọ nhem.
Vào tháng 3/1917 (tháng 2 theo lịch Nga) nổ ra cuộc Cách mạng tháng Hai, Petrograd tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời. Lúc đó Nicolai II đang ở tiền tuyến, nghe tin này ông vội điều quân đội về trấn áp. Quân khởi nghĩa khống chế được toàn bộ kinh thành, cả nhà Sa hoàng bị bắt giữ. Ngày 14/3, lực lượng khởi nghĩa thoả thuận với Viện Duma và Xô Viết về việc buộc Nicolai II lập tức thoái vị nhưng chế độ cũ vẫn được bảo lưu. Lúc này có lẽ do không còn Rasputin nên hoàng tử ốm yếu.
Ngày 15/3 viện Duma đã để vị trí quốc vương này cho người chú của Alexei là Mikail. Quyết định vừa được ban bố đã bị dân chúng kéo nhau đên kịch liệt phản đối. Mikail vội trốn khỏi hoàng cung, chính quyền rơi vào tay Chính phủ Lâm thời của giai cấp tư sản và Xô Viết. Đến đây chế độ thống trị kéo dài 300 năm của triều đại Romanov chấm dứt.