Đây là những đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, được thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước. Đã là những hộ nghèo đặc biệt khó khăn và là dân tộc thiểu số thì làm gì có tiền mà mua bồn nước, máy nông cụ nhiều tiền như vây? Bà Vân thẳng thắn nói khi biết người dân phải bỏ ra 1 triệu để mua bồn nước.
Đồng thời, Bà Vân cho biết thêm quan điểm của chính sách là Nhà nước và nhân dân cùng làm, thế nhưng đây là những hộ dân nghèo nên Nhà nước đã hỗ trợ 1,3 triệu đối với mỗi công trình nước sinh hoạt, còn lại là vốn đối ứng của UBND Tỉnh tối thiểu phải là 20% hỗ trợ cho bà con và huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác như vốn từ các doanh nghiệp trong địa bàn để hỗ trợ thêm cho bà con. Nếu thực hiện theo đúng Quyết định 755 và Thông tư hướng dẫn thì người dân khó khăn nơi đây chỉ bỏ ra vài trăm nghìn chứ không phải tiền triệu như vậy?
Ngoài việc đó thì người dân phải được dân chủ, có quyền lựa chọn chứ không được “ép” phải bỏ tiền ra thêm hoặc “ép” phải mua bồn nước nào cả. Kể cả người dân phải bỏ thêm tiền ra thì cũng phải được sự đồng ý của người dân.
Trước việc UBND huyện Định Hóa có văn bản hướng dẫn cho người dân mua bồn nước Việt Mỹ, Bà Vụ phó, Vụ chính sách bức xúc, tại sao cứ phải mua bồn nước khi người dân không có tiền? Tại sao không xây bể, mua lu téc bình thường đủ 1,3 triệu hoặc hơn một chút để vừa túi tiền người dân? Nếu 1,3 triệu mà Trung ương hỗ trợ mà không đủ, thì UBND các cấp địa phương tìm cách nào đấy như khuyến khích những hộ dân gần nhau cùng góp 1.3 triệu mà Trung ương hỗ trợ xây một cái bể gần cụm dân cư. Tại sao cứ phải mua một cái téc nước Việt Mỹ 2.3 triệu cho dân? Đấy là một vấn đề…(doanh nghiệp và chính quyền địa phương có “vấn đề” gì với nhau – PV).
Việc UBND Huyện hướng dẫn người dân mua bồn Việt Mỹ như trong công văn hướng dẫn, ghi rõ đích danh bồn Việt Mỹ, theo bà Vân thì tại sao không giải thích cho người dân vì sao dùng bồn Việt Mỹ, tại sao không đưa ra các hãng khác nhau để người dân so sánh? Tại sao lại cứ phải chọn bồn Việt Mỹ để mua cho dân, trong khi thị trường có quá nhiều chủng loại để lựa chọn? UBND huyện ghi đích danh bồn nước Việt Mỹ là sai, không đúng với chủ trương. Liệu UBND các xã và UBND huyện Định Hóa có “hợp đồng” nào đó với doanh nghiệp cung cấp nào không để “ép” xuống như vây? Bà Vân đặt ra nghi vấn.
Bà Vụ phó, Vụ chính sách Ủy ban dân tộc khẳng định như vậy, nhưng ông Dương Ngọc Long, Chủ tịch Tỉnh Thái Nguyên lại cho rằng, UBND huyện Định Hóa hướng dẫn như vậy không có gì là sai cả, chỉ là hướng dẫn thôi(?), nếu có văn bản chỉ đạo thì sẽ xủ lý nghiêm. Như ông Long nói thì biểu mẫu hướng dẫn trong công văn số 595 của UBND huyện Định Hóa về việc hướng dẫn thực hiện QĐ 755 gửi UBND các xã là không phải văn bản chỉ đạo?
Còn ông Nông Văn Trân, Phó Ban dân tộc Tỉnh Thái Nguyên thì thẳng thắn thừa nhận và tiếp thu việc báo PLVN đã phản ánh, việc làm của UBND các xã và huyện Định Hóa là thiếu dân chủ, chọn một đơn vị cung ứng là công ty Xây dựng và Thương mại Sơn Trang là sai với QĐ 755. Đồng thời sẽ kiểm tra và đề nghị huyện làm tốt hơn.
“Đáng lẽ biểu mẫu hướng dẫn không được ghi như vậy, nếu ghi như vậy thì vô hình chung đã có sự “ngầm ý” với doanh nghiệp, mặc dù chưa có cơ sở chắc chắn nói là huyện có “bắt tay” với doanh nghiệp hay không? Nên việc báo PLVN phản ánh là không thể không có cơ sở”, ông Trân cho biết thêm.
"Râu ông nọ, cắm cằm bà kia"?
Trước việc bà Vân, đưa trích dẫn điều 4, Quyết định 755 là Tỉnh phải bỏ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương tối thiểu bằng 20% ngân sách Trung ương (tức 20% của 1,3 triệu) thế nhưng ông Dương Ngọc Long, Chủ tịch Tỉnh Thái Nguyên trao đổi với PV báo PLVN cho hay, về kinh phí, UBND Tỉnh không làm sai với QĐ 755, do Tỉnh còn khó khăn, không có vốn đối ứng thì cũng đành chịu.
|
Bảng kế hoạch kinh phí thực hiện theo QĐ 755 của Ban dân tộc Tỉnh Thái Nguyên |
Trong văn bản số 74 nêu rõ, tổng kinh phí năm 2014 là 21,200 triệu đồng, trong đó; Ngân sách TW cấp là 13 tỉ đồng, Ngân sách Tỉnh thực hiện QĐ 755 là 8.200 triệu đồng. Trong 8.200 triệu đồng mà Ngân sách Tỉnh chi thì không có mục nào là ghi hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán theo QĐ 755.Trong 8.200 triệu đồng này bao gồm: Ngân sách Tỉnh hỗ trợ đất sản xuất là 1.053 triệu + trả nợ công trình nước sinh hoạt tập trung đầu tư xây dựng theo QĐ 1592(NS Tỉnh) là 3.498 triệu + Duy tu bảo dưỡng công trình nước sinh hoạt tập trung (NS Tỉnh) là 3.500 triệu đồng + kinh phí quản lý là 149 triệu đồng.
Như vậy, theo văn bản 74 của Ban dân tộc về việc phân bổ kế hoạch và bố trí vốn đối ứng thực hiện QĐ 755 gửi Sở Tài chính và Sở kế hoạch và đầu tư thì 8.200 triệu đồng này chỉ có 1.053 triệu hỗ trợ đất sản xuất theo QĐ 755. Còn 7.147 triệu đồng dành cho việc trả nợ công trình nước sinh hoạt và duy tu bảo dưỡng công trình nước sinh hoạt tập trung theo QĐ 1592, không phải là QĐ 755.
Trong khi ông Dương Ngọc Long, chủ tịch UBND Tỉnh Thái Nguyên nói là Tỉnh khó khăn không có vốn đối ứng cho việc hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán theo QĐ 755, thì Ban Dân tộc Tỉnh Thái Nguyên lại “dành” hẳn 7.147 triệu đồng từ kế hoạch thực hiện QĐ 755 cho sang một QĐ khác(?). Điều đáng nói, 7.147 triệu đồng này lại nằm trong bảng phân bổ kế hoạch và bố trí vốn đối ứng thực hiện QĐ 755.
Và ông Trân còn cho biết, Tỉnh Thái Nguyên còn khó khăn về ngân sách phải nhận bổ sung cân đối từ ngân sách TW thì Tỉnh Thái Nguyên nhận được hỗ trợ bổ sung phần vốn đối ứng từ Ngân sách TW là 15%. Như vậy Tỉnh Thái Nguyên chỉ bỏ 5%(NS TW 13.000 triệu)vốn đối ứng từ địa phương hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho nhân dân mà vẫn khó khăn? Trong khi đó lấy 7.147 triệu từ kế hoạch thực hiện QĐ 755 cho sang một QĐ khác?