Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu
Thành cổ Biên Hòa (Thành Cựu, Thành Kèn, Thành Xăng Đá), xưa tọa lạc tại huyện Phước Chánh, tỉnh Biên Hòa. Nay là phường Quang Vinh, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai với diện tích khoảng 1,1ha.

Thành cổ Biên Hòa (Thành Cựu, Thành Kèn, Thành Xăng Đá), xưa tọa lạc tại huyện Phước Chánh, tỉnh Biên Hòa. Nay là phường Quang Vinh, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai với diện tích khoảng 1,1ha.

Theo một số tài liệu, thành được người dân xây dựng vào đầu thời Nguyễn, đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 15 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu (ảnh tư liệu)

Theo một số tài liệu, thành được người dân xây dựng vào đầu thời Nguyễn, đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 15 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu (ảnh tư liệu)

Đến năm 1837, vua Minh Mạng thứ 18 tiếp tục cho xây dựng và mở rộng Thành Cựu bằng đá ong theo kiểu Vauban, có chu vi dài 388 trượng, cao 8 thước 5 tấc, dày 1 trượng, hào rộng 4 trượng, sâu 6 thước, dựng 2 kỳ đài, mở 4 cửa và cầu đá qua hào làm lối ra vào (tức chu vi Thành tới 1.645,12 mét, tường thành cao 3,604 mét, dày 4,24 mét, hào rộng 16,96 mét, sâu 2,544 mét, với diện tích khuôn viên tính cả hào nước xung quanh tới hơn 18 hécta) và được đổi tên là thành Biên Hòa.

Đến năm 1837, vua Minh Mạng thứ 18 tiếp tục cho xây dựng và mở rộng Thành Cựu bằng đá ong theo kiểu Vauban, có chu vi dài 388 trượng, cao 8 thước 5 tấc, dày 1 trượng, hào rộng 4 trượng, sâu 6 thước, dựng 2 kỳ đài, mở 4 cửa và cầu đá qua hào làm lối ra vào (tức chu vi Thành tới 1.645,12 mét, tường thành cao 3,604 mét, dày 4,24 mét, hào rộng 16,96 mét, sâu 2,544 mét, với diện tích khuôn viên tính cả hào nước xung quanh tới hơn 18 hécta) và được đổi tên là thành Biên Hòa.

Năm 1861, thực dân Pháp đánh chiếm Biên Hòa, biến thành Biên Hoà trở căn cứ quân sự làm bàn đạp để chiếm Biên Hoà và các tỉnh lân cận. Sau khi chiếm được toà thành này, thực dân Pháp đã tiến hành cải tạo, thu hẹp diện tích thành xuống còn 1/8 so với ban đầu, xây dựng các cơ sở an ninh, quân sự bên trong và bên ngoài thành: doanh trại, nhà trường, sở an ninh quân đội, bãi tập, bãi bắn, phóng giam và phòng làm việc… bố trí các sĩ quan cao cấp, binh lính của địch vào trấn giữ, bảo vệ, làm việc trong suốt thời gian cai trị và gọi tên là Thành Xăng Đá (Solda), nhân dân địa phương gọi là Thành Kèn.

Năm 1861, thực dân Pháp đánh chiếm Biên Hòa, biến thành Biên Hoà trở căn cứ quân sự làm bàn đạp để chiếm Biên Hoà và các tỉnh lân cận. Sau khi chiếm được toà thành này, thực dân Pháp đã tiến hành cải tạo, thu hẹp diện tích thành xuống còn 1/8 so với ban đầu, xây dựng các cơ sở an ninh, quân sự bên trong và bên ngoài thành: doanh trại, nhà trường, sở an ninh quân đội, bãi tập, bãi bắn, phóng giam và phòng làm việc… bố trí các sĩ quan cao cấp, binh lính của địch vào trấn giữ, bảo vệ, làm việc trong suốt thời gian cai trị và gọi tên là Thành Xăng Đá (Solda), nhân dân địa phương gọi là Thành Kèn.

Từ năm 1954 đến 1975, thành Biên Hòa không có gì thay đổi nhiều, Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia nơi này thành 2 khu vực Tây Bắc và Đông Nam bằng một con đường trồng hai hàng me, chạy dọc từ cổng chính vào. Sau năm 1975, Thành Biên Hòa được lực lượng cách mạng tiếp quản và giao lại cho Phòng Hậu cần Công an tỉnh Đồng Nai.

Từ năm 1954 đến 1975, thành Biên Hòa không có gì thay đổi nhiều, Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia nơi này thành 2 khu vực Tây Bắc và Đông Nam bằng một con đường trồng hai hàng me, chạy dọc từ cổng chính vào. Sau năm 1975, Thành Biên Hòa được lực lượng cách mạng tiếp quản và giao lại cho Phòng Hậu cần Công an tỉnh Đồng Nai.

Hiện nay, Thành cổ Biên Hòa chỉ còn lại những đoạn tường thành xây bằng đá ong cao từ 1 - 3 m (tùy địa hình) được liên kết với nhau thành hình vuông diện tích 10.816,5 m2, cùng một số hạng mục công trình bên trong: Hai tòa biệt thự hướng Tây Bắc và Đông Nam thành với nguyên liệu đá ong, gạch thẻ, dầu ô dước, cửa cuốn vòm, trần đúc, mái lợp ngói vảy cá, nền lát gạch tàu hình lục giác; ngoài ra còn một số lô cốt được xây bằng đá ong và gạch thẻ ở góc Đông thành.

Hiện nay, Thành cổ Biên Hòa chỉ còn lại những đoạn tường thành xây bằng đá ong cao từ 1 - 3 m (tùy địa hình) được liên kết với nhau thành hình vuông diện tích 10.816,5 m2, cùng một số hạng mục công trình bên trong: Hai tòa biệt thự hướng Tây Bắc và Đông Nam thành với nguyên liệu đá ong, gạch thẻ, dầu ô dước, cửa cuốn vòm, trần đúc, mái lợp ngói vảy cá, nền lát gạch tàu hình lục giác; ngoài ra còn một số lô cốt được xây bằng đá ong và gạch thẻ ở góc Đông thành.

Thành Kèn không chỉ có ý nghĩa trong việc tìm hiểu chiến lược quân sự thời phong kiến, mà còn là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử quan trọng của tỉnh Đồng Nai. Qua thời gian, Thành Kèn đã trở thành một điểm tham quan thu hút du khách và là nơi để các thế hệ sau hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất Biên Hòa.

Thành Kèn không chỉ có ý nghĩa trong việc tìm hiểu chiến lược quân sự thời phong kiến, mà còn là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử quan trọng của tỉnh Đồng Nai. Qua thời gian, Thành Kèn đã trở thành một điểm tham quan thu hút du khách và là nơi để các thế hệ sau hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất Biên Hòa.

Hiện nay, chính quyền và người dân địa phương đang nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử này. Công tác tu bổ và gìn giữ Thành Kèn được tiến hành nhằm tránh tình trạng xuống cấp do tác động của thời gian và môi trường. Đồng thời, di tích cũng được đưa vào các chương trình giáo dục và du lịch, giúp người dân và du khách có cơ hội tìm hiểu và trải nghiệm.

Hiện nay, chính quyền và người dân địa phương đang nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử này. Công tác tu bổ và gìn giữ Thành Kèn được tiến hành nhằm tránh tình trạng xuống cấp do tác động của thời gian và môi trường. Đồng thời, di tích cũng được đưa vào các chương trình giáo dục và du lịch, giúp người dân và du khách có cơ hội tìm hiểu và trải nghiệm.

Năm 2008, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định số 876/QĐ-UBND công nhận Thành cổ Biên Hòa là di tích lịch sử cấp tỉnh và năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quyết định số 3995/QĐ-BVHTTDL công nhận Thành cổ Biên Hòa là di tích lịch sử Quốc gia.

Năm 2008, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định số 876/QĐ-UBND công nhận Thành cổ Biên Hòa là di tích lịch sử cấp tỉnh và năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quyết định số 3995/QĐ-BVHTTDL công nhận Thành cổ Biên Hòa là di tích lịch sử Quốc gia.

Đọc thêm