Vào khoảng đầu thế kỉ 10 TCN, người Caird xuất hiện ở đại lục châu Âu, từ thế kỉ V TCN thì tràn lan ra khắp châu Âu. Vào khoảng năm 500 TCN, người Caird từ đại lục châu Âu chiếm lĩnh các đảo Britania. Năm 55 TCN, thống soái La Mã Caesar cho quân đổ bộ lên đảo Biritania, người Caird không phục tùng, tìm cách chống lại.
Năm 43 TCN Hoàng đế La Mã Claudius chinh phục miền Trung và Trung Nam đảo Biritania, duy trì ách thống trị kéo dài 400 năm tại đây (43-407 TCN). Khoảng năm 445, người Germain cư trú ở Tây Bắc châu Âu bắt đầu xâm phạm đảo Britania. Đến cuối thế kỉ VI, người Caird về cơ bản trên đảo đã bị diệt chủng. Về mặt văn hoá, người Caird theo đạo Druind.
Từ Druind bắt nguồn từ tên của tầng lớp có địa vị cao sang trong xã hội. Caird chỉ tên một loài cây cao lớn, được người Caird coi là một vị thần, gọi là cây thần. Nghi lễ tôn giáo của người Caird hết sức kín đáo, thường tiến hành vào lúc đêm khuya thanh vắng, trăng sao sáng tỏ. Nơi làm lễ gọi là Thánh Sở, thường nằm trong rừng hoặc ở một bãi đất trống. Người làm chủ lễ gọi là thầy Druind, tay cầm cái liềm vàng cắt tỉa một số cành trên thân cây.
Dưới gốc cây, thần đặt hai con bò tế thần. Theo ghi chép của Caesar, các thầy Druind và kị sĩ đều thuộc tầng lớp trên trong xã hội. Thầy Druind chủ trì nghi lễ, giải thích giáo lí, phân xử các vụ tranh chấp trong bộ tộc, được miễn làm nghĩa vụ binh dịch. Họ có tri thức, giảng dạy điều hay lẽ phải cho đám thanh niên. Họ không dựa vào chữ viết mà nghe giảng, học thuộc lòng rồi truyền miệng cho nhau. Như vậy họ đóng vai trò là người chủ tế, quan toà và học giả.
Caesar còn cho biết, người Caird do một thủ lĩnh tối cao dẫn dắt, người này chết đi sẽ do thầy Druind số 2 kế vị. Nếu có vài thầy tài đức ngang nhau thì hội nghị các thầy Druind sẽ họp bàn quyết định người kế vị. Các thầy thường họp mỗi năm một lần để bàn công việc chung. Hạt nhân của giáo lí Druind là thuyết linh hồn luân hồi. Con người chết đi nhưng linh hốn vẫn còn và sẽ chuyển từ thể xác này sang thể xác khác.
Vì vậy khi mắc bệnh nặng hoặc khi phải xông pha nơi trận mạc nguy hiểm đến tính mạng, thầy Druind sẽ làm lễ hiến tế, tức phải hy sinh tính mạng một người để cứu một sinh linh khác. Có khi lễ hiến người cũng nhằm mục đích làm cho đất đai màu mỡ, mùa màng bội thu. Họ nhét người sống vào cũi rồi thiêu. Người bị thiêu thường là một tội nhân, một tù binh hoặc một người bình thường nào dó. Về chuyện hiến tế người sống, ngoài ghi chép của Caesar còn có ghi chép của các tác gia cổ điển khác nữa.
Nhìn chung thảy Druind là một viên chủ tế, một quan toà, một pháp sư hoặc một nhà tiên tri. Nghi lễ và giáo lí của đạo Druind rất thần bí và chỉ có truyền khẩu chứ không được ghi chép bằng văn tự. Do đó mặc dù các nhà nghiên cứu đã tốn công tìm hiểu nhưng vẫn được biết rất ít. Những ghi chép biết được phần lớn đều xuất phát từ trong các văn hiến cổ Hy Lạp, La Mã.
Ví dụ có tài liệu ghi rõ Caesar đã một lần báo cáo trước viện nguyên lão: “Các giáo sĩ đạo Druind có địa vị quan trọng và quyền lực lớn trong việc làm chủ tế và làm trọng tài phân xử tranh chấp. Các giáo sĩ đều tinh thông vật lí và hoá học. Họ sống trong rừng, dùng kiếm cắt tỉa cành lá trên cây thần, có khi hiến tế cả người sống”.
Người Druind am hiểu bói toán, lịch pháp, y học, thiên văn học, văn học. Họ biết tiên tri, dùng quạ đen, chim ưng để dự đoán các diềm lành dữ. Cũng có họ khi quan sát cổ họng và nội tạng. Trong các ngày lễ hội, giáo sĩ đạo Druind chủ trì nghi lễ, thôi miên cho người ta ngủ rồi gọi linh hồn của họ dậy, rồi giải mộng dự đoán tương lai. Sách sử có ghi chép, một số ma phép của các giáo sĩ Druind, ví dụ dùng thảo dược và cây cao su để phù phép, dùng bùa hộ mệnh, dùng rớt rơi vãi của con rắn độc đang nổi giận tẩm vào quả trứng ma để khống chế, đe doạ người khác.
Vào khoảng thế kỉ I, khi quân đội La Mã chinh phục dân tộc Caird, họ đã có ấn tượng sâu sắc đối với đạo Druind. Theo ghi chép của nhà sử học cổ La Mã Tasitus, khi ra trận các tín đồ đạo Druind đều mặc áo đen, miệng hò hét gọi tên các thiên thần, nguyền rủa inh tai nhức óc địch thủ.
Sau khi chiến thắng, Đế quốc La Mã đã ra lệnh tiêu diệt hết tù binh và giết hại tín đồ đạo Druind, vứt xác họ vào rừng thiêng. Tàn lụi trong văn minh phương Tây Vài thế kỉ sau đạo này lụn bại, giáo sĩ của họ chẳng có địa vị gì cao hơn các giáo sĩ khác. Đến thế kỉ 16-17, dân tộc này chỉ còn tồn tại trong dân ca.
Đáng chú ý, tuy nhiều truyền thuyết có liên quan đến phù thủy nhưng phần lớn lại xuất xứ từ phương tây. Thực ra trong khoảng 2.000 năm nay, thuật phù thủy chỉ nằm bên lề của xã hội phương Tây, nguyên nhân cơ bản là do nó xung khắc với nền văn minh Cơ đốc giáo. Đạo Cơ đốc coi phù thủy là một thứ ma quỷ tôn thờ quỷ Satan.
Các thầy phù thủy còn tổ chức dạ hội. Một trong những số đó bị lên án nhiều nhất là lễ hội Misa, nơi được coi là có hành vi man rợ khi dùng máu của trẻ em để cho vào rượu thánh. Lễ hội Misa thường nhằm mục đích cầu xin tình yêu. Người cầu xin phải khoả thân.
Các giáo sĩ tìm cách liên thông với linh hồn và ma quỷ, giao linh hồn của người cầu xin cho ma quỷ để có thể tạm thời thu được ma lực. Trong trí tưởng tượng của người đương thời, phù thủy là một phụ nữ xấu xí, hình thù cổ quái, mặc quần áo đen rộng thùng thình, đội mũ nhọn đỉnh, cưỡi trên một chiếc chổi cán dài.
Theo truyền thuyết, để bay lượn được bà phù thủy phải bôi một thứ thuốc mỡ lên toàn thân và cán chổi. Chính vì thế nên vào thời Trung thế kỉ, đạo Cơ đốc đã phát động phong trào săn phù thủy, nhiều phụ nữ bị thiêu chết, bị chém đầu hoặc bị giết bằng cung tên. Trong thời kì Phục hưng văn nghệ, phù thủy nữ bị coi rẻ và có thể tìm mọi cách xua đuổi hay hãm hại.
Thế nhưng, thầy phù thủy nam lại được trọng vọng, thậm chí có người tin rằng tri thức của các thầy là do thần thánh ban cho. Nhiều nhà quý tộc và giáo chủ quan tâm đến phù thủy. Từ sau thế kỉ XVIII, đạo Cơ đốc không còn coi phù thủy là chính đáng. xã hội thượng lưu coi nó là một thứ mê tín dị đoan. Từ đó về sau, thuật phù thủy tàn lụi hẳn, chỉ còn tồn tại trong sách vở, thơ ca.