Thuốc quý quanh ta - (Bài 1): Xu hướng lựa chọn dược liệu xanh, nguồn gốc sạch từ thiên nhiên

(PLVN) - Trong những năm gần đây, xu hướng “sống xanh” ngày được đề cao, đặc biệt là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, phòng trị bệnh. Nhiều người lựa chọn thực phẩm hữu cơ, thảo dược thiên nhiên, y học cổ truyền để chăm sóc bản thân và gia đình. Trước xu thế đó, những bài thuốc Nam gia truyền tuổi đời trăm năm lại được nâng niu, quý trọng.
Bà Đoàn Thị Dung và lương y Đinh Công Bảy trong lần đi nhận diện dược liệu.

Dược liệu từ thiên nhiên

Theo ghi nhận thức tế trong nhiều năm qua, những lợi ích cơ bản của dược liệu có nguồn gốc tự nhiên nói chung, các bài thuốc Nam nói riêng trong việc phòng và chữa trị bệnh tật, đó là chữa bệnh khỏi bền vững, tỷ lệ tái bệnh thấp. Giúp chữa bệnh từ gốc rễ, đi sâu đẩy lùi các yếu tố gây bệnh, cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, ít gây hại cho cơ thể.

Tại nước ta, nguồn dược liệu rất phong phú đa dạng lại tương đối dễ trồng, dễ tìm, giá thành rẻ nên tiết kiệm chi phí điều trị. Từ xa xưa, cha ông ta đã phát hiện những ưu việt của thuốc Nam và không ngừng nghiên cứu, phát triển, về cách thức chữa bệnh cũng như các bài thuốc. Từ hàng trăm năm trước, Đại danh y – Thiền sư Tuệ Tĩnh đã đề cao tinh thần “Nam dược trị Nam nhân”, dùng thuốc Nam trị bệnh người nước Nam.

Nếu danh y Tuệ Tĩnh nổi tiếng với bộ “Nam Dược Thần Hiệu”, viết về 499 vị thuốc Nam, trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc từ thực vật thì Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đóng góp to lớn cho y học truyền thống với bộ “Lĩnh Nam Bản Thảo”. Gồm 2 quyển, quyển thượng chép 496 vị thuốc kế thừa của Tuệ Tĩnh, quyển hạ ghi 305 vị bổ sung về công dụng hoặc mới phát hiện thêm. 

Quá trình hàng ngàn năm lịch sử, cha ông ta đã phát hiện, tích lũy được kho tri thức khổng lồ về dược liệu và y học cổ truyền với hàng ngàn bài thuốc dân gian.

Một trong số các dược liệu được bà Dung nhân giống, trồng đại trà.  

Thời gian qua, khi xu hướng sống có sự thay đổi, hướng đến sự gần gũi thiên nhiên và phát triển bền vững, người ta lại càng ý thức tầm quan trọng của dược liệu thiên nhiên và kinh nghiệm truyền thống trong y dược học nói riêng và đời sống nói chung. Nhất là sau khi khoa học ghi nhận y học hiện đại tồn tại những hạn chế, như khi dùng thuốc Tây để phòng ngừa hoặc điều trị bệnh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và ảnh hưởng có hại.

Dễ dàng nhận thấy, các loại thảo dược thiên nhiên, thuốc và thực phẩm chức năng sản xuất từ thảo dược thân thiện ngày càng phát triển, được nhiều người tin dùng. Các khảo sát, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Việt Nam với nhiều điều kiện thuận lợi, có tiềm năng to lớn về phát triển dược liệu, trong đó có nhiều loại dược liệu quý, hiếm và vốn tri thức y học truyền thống dân tộc với nhiều bài thuốc có giá trị.

Theo thống kê của Viện Dược liệu, tính đến nay đã ghi nhận 5,1 nghìn loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc ở Việt Nam. Trong số đó, có khoảng 70 loài có tiềm năng khai thác với tổng trữ lượng khoảng 18.000 tấn mỗi năm, như Diếp cá (5.000 tấn), Cẩu tích (1.500 tấn), Lạc tiên (1.500 tấn), Rau đắng đất (1.500 tấn)... Chúng ta cũng may mắn sở hữu nhiều loài dược liệu quý, hiếm, đặc hữu như Sâm Ngọc Linh, Ba kích, Châu thụ, Ngân đằng…

Theo “Quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2014, mục tiêu đến năm 2020 chúng ta phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%.

Chiến lược trên chẳng những thể hiện tầm nhìn đúng đắng trong việc tận dụng, phát huy thế mạnh dược liệu của nước ta mà còn phù hợp xu hướng của thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO), hiện có khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển sử dụng y học cổ truyền hoặc thuốc thảo dược để chăm sóc sức khỏe. Thậm chí, tại Đức có tới khoảng 600 - 700 loại thảo dược được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân dùng để điều trị.

Phát triển cây thuốc quý

Một trong các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong “Quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, đó là ban hành chính sách ưu đãi cho việc nghiên cứu, sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu Việt Nam mang thương hiệu quốc gia. Quy hoạch phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, phát triển vùng nuôi trồng cây, con làm thuốc, bảo hộ, bảo tồn nguồn dược liệu quý hiếm trên cơ sở đầu tư kỹ thuật công nghệ hiện đại kết hợp kinh nghiệm truyền thống, ưu tiên với các dự án phát triển dược liệu.

Thực tế tại nhiều địa phương đã chứng minh, chỉ riêng giá trị kinh tế đem lại từ việc trồng dược liệu đã cao hơn hẳn so với các loại cây lương thực khác. Ví dụ như trồng Đương quy, mỗi một héc ta có thể cho thu nhập từ 90-100 triệu đồng  một năm; cây Actiso thu nhập từ 60-80 triệu đồng trên một héc ta mỗi năm, trong khi cây lúa chỉ từ 20 đến 40 triệu đồng cho một héc ta. Đây chẳng những là hướng đi của các tổ chức, doanh nghiệp mà nhiều người dân cũng thực hiện hiệu quả.

Từ hơn 10 năm trước, nhận thức được công dụng chữa bệnh kỳ diệu của 4 loại cây Muối, Mực, Nổ, Quýt gai, bà Đoàn Thị Dung (53 tuổi, thôn Hội Khánh, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) đã tìm cách thuần hóa, nhân giống và trồng đại trà. Điều này chẳng những tránh nguy cơ cạn kiệt nguồn dược liệu nguồn gốc tự nhiên mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế so với trồng lúa. Người phụ nữ này cũng được nhiều người biết đến với vai trò là người đánh thức, sử dụng công thức cổ truyền kết hợp 4 loại cây nói trên, giúp đỡ rất nhiều người thoát khỏi các chứng bệnh liên quan đến thận.

Bốn loại dược liệu được bà Dung vô tình phát hiện từ hơn 20 năm trước, lúc đó con gái 3 tuổi của bà bị hội chứng thận hư, bệnh viện “trả về” và nằm thoi thóp một chỗ. Lúc chuẩn bị làm đám tang cho con, bà vô tình phát hiện cuốn sổ ghi công thức các bài thuốc Nam, vốn là kỷ vật do ông nội chồng bà Dung –  một thầy thuốc Nam để lại. Từ hướng dẫn trong cuốn sổ, bà lặn lội đi tìm đủ bốn loại cây Muối, Mực, Nổ, Quýt gai, thái nhỏ rồi sao vàng hạ thổ, ngày ngày sắc lấy nước cho con gái dùng và kết quả kỳ tích xuất hiện.

Để bạn đọc tiện tìm hiểu thêm thông tin về 4 loại dược liệu, chúng tôi cung cấp số điện thoại của bà Đoàn Thị Dung: 0976.467.461. 

Sau nửa năm kiên trì sử dụng bốn loại cây, con gái nhỏ bà Dung chẳng những bớt bệnh mà còn khỏe mạnh đến bây giờ. Tiếng lành đồn xa, bà Dung được nhiều người bệnh tìm đến nhờ giúp đỡ, kết quả nhiều người thoát khỏi bệnh tật một cách khó tin, số lượng mỗi năm một tăng dần.

Sau liên tiếp nhiều ca bệnh về thận được chữa khỏi nhờ bài thuốc bốn loại cây rừng, một đoàn chuyên gia mà người đứng đầu là lương y Đinh Công Bảy – Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM đã đến gặp bà Dung để mục sở thị bài thuốc.

Lương y Bảy là người chuyên nghiên cứu cây thuốc và có kiến thức sâu rộng về dược liệu, người rất tâm huyết với nền y học cổ truyền dân tộc. Ông đã mang các vị thuốc về nghiên cứu và giải đáp được nhiều thắc mắc về hiệu quả của bài thuốc. Những kết quả thu được cho thấy, các vị thuốc Mực, Muối, Quýt gai, Nổ vốn có các đặc tính, hoạt chất có ích trong chữa bệnh. Bốn loại kết hợp có thể giúp chữa các bệnh liên quan đến thận và một số chứng bệnh khác.

Sau khi kiểm chứng, vị lương y đầu ngành dược liệu cũng chia sẻ nhiều kiến thức bổ ích với bà Dung, mong muốn người phụ nữ sử dụng bài thuốc giúp đỡ các bệnh nhân, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn. 

Cũng theo Lương y Bảy cho biết, 4 loại cây bà Dung sử dụng từ xưa đã được coi là cây thuốc, là nguyên liệu làm thuốc. Điều này thể hiện trong nhiều tài liệu, sách vở chứ không đơn thuần là lưu truyền dân gian. Thực tế, cách đây hơn 20 năm, trong công trình biên soạn của mình, Giáo sư, Tiến sỹ Võ Văn Chi – người được mệnh danh là “Pho từ điển sống của thực vật Việt Nam” cũng có những ghi chép hết sức quý giá về các loại cây này.

Đọc thêm