Suy thận khi chỉ còn 1 quả thận
Cơn bão số 9 đang ập vào Bình Định, gió rít từng cơn ngoài hiên, ông Nguyễn Xuân (69 tuổi, thôn Chánh Định, xã Cát Chánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) trong nhà ngồi bên bàn trò chuyện với giọng trầm ổn. Ở gần tuổi thất tuần, bao nhiêu sóng gió cuộc đời đã kinh qua, thậm chí là những lần thập tử nhất sinh, ông thấm thía được rằng còn người là còn tất cả. Mấy ai trải qua bệnh tình như ông mà còn vững chãi ở xứ nắng mưa bão bùng, tinh thần lạc quan giữa mùa thiên tai.
Nhắc đến biến cố năm 2012, ông Xuân chất phác kể lại, vốn là nông dân sức khỏe đang bình thường, bỗng dưng khi đó người thường lên cơn sốt. Hầu như cứ vài ba hôm lại bị sốt cao một lần, có lúc tự khỏi, có lúc thấy không chịu đựng nổi nữa phải dùng thuốc hạ sốt. Đi kèm với đó là triệu chứng lạ như tiểu ra máu, tay chân nhức mỏi. Vì chủ quan nên ông chỉ nghĩ mình bị sốt thường, chỉ uống thuốc tây y qua loa.
Sau một tháng những triệu chứng trên vẫn không chấm dứt, ông Xuân được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định khám thì được bác sỹ chẩn đoán bị sỏi thận. “Bác sỹ bảo thận tui có mấy cục sỏi to lắm, buộc phải mổ. Tôi nghe vậy thôi chứ cũng không hình dung được là sỏi thận nó lại to, nhiều như thế...”, nói rồi như theo quán tính, ông Xuân chỉ vào hũ đựng đống sỏi thận nhiều bất thường mà đến giờ ông vẫn cất giữ làm kỷ niệm.
Giấy chứng nhận phẫu thuật cắt bỏ quả thận bên phải của ông Xuân. |
Không còn cách nào khả quan hơn, ông Xuân quyết định phẫu thuật loại bỏ sỏi thận. Lần mổ đầu tiên diễn ra suôn sẻ khi quả thận trái của ông được tách bỏ hết sỏi thận và đặt ống để trợ giúp quá trình bài tiết trong khi chờ quả thận hồi phục. Sau phẫu thuật, ông Xuân nằm viện theo dõi gần một tháng, lúc xuất viện về nhà phải dùng các loại thuốc giúp lợi tiểu, thuốc bổ và tái khám định kì.
Do bị sỏi chèn ép cả hai quả thận nên khi thận trái hồi phục, ông Xuân phải tiếp tục phẫu thuật lấy sỏi ở thận phải. Tháng 4/2013, ông Xuân nhập viện làm phẫu thuật, tuy nhiên, khi mổ quả thận phải, bác sĩ phát hiện phần thận này hầu như đã bị tổn hại nghiêm trọng. Quả thận phải đã mất hết chức năng hoạt động, không thể giữ được nữa mà buộc phải cắt bỏ. Không còn lựa chọn nào khác, ông Xuân chấp nhận cuộc sống về sau chỉ còn lại một quả thận.
Sau ca phẫu thuật, mặc dù được chăm sóc và điều trị đặc biệt, tuy nhiên sức khoẻ người đàn ông vẫn suy yếu rõ rệt. Hàng ngày ông phải dùng thuốc hỗ trợ quá trình lọc máu, bài tiết nước cho quả thận còn lại. Đến tháng 7/2013, ông Xuân đi tái khám như thường lệ, tuy nhiên lần này kết quả lại cho thấy bệnh tình ông chẳng những không thuyên giảm mà còn nghiêm trọng hơn. Ông được chẩn đoán bị suy thận giai đoạn III, phải tiếp tục nhập viện điều trị.
Sống khỏe nhờ bài thuốc từ 4 loại cây
Ông Xuân nhớ lại, hồi đó vấn đề không phải ở những cơn đau đớn mà điều khiến ông lo lắng nhất là ám ảnh về viễn cảnh phải gắn bó với bệnh viện và làm bạn suốt đời với máy chạy thận. Bởi sau ba tháng nhập viện và thuốc thang liên tục, bệnh tình của ông vẫn không thuyên giảm. Mỗi khi dùng thuốc ông cảm thấy người bình thường, lúc hết thuốc phần bụng tại vị trí của quả thận bị sưng tấy.
Cứ cầm chừng hoài như vậy cũng không đành, ông Xuân nghĩ đến cách dùng những bài thuốc dân gian, mong muốn tìm kiếm vận may. Sau khi thử nhiều cách, cuối năm 2013 ông được một người quen giới thiệu đến bài thuốc từ 4 loại cây của bà Đoàn Thị Dung. Điều may mắn là sau khi dùng nó, ông bắt đầu thấy cơ thể có biến chuyển dù ban đầu chỉ là rất nhỏ. Lúc đó tìm hiểu ông mới biết, bài thuốc này vốn dĩ trước đó đã giúp nhiều người khỏi bệnh.
Nhớ lại quá trình sử dụng bài thuốc này, ông Xuân cho hay thành phần dù khá đơn giản, chỉ 4 loại cây mà trong đó phân nửa bản thân ông quen thuộc. Chỉ là không thể ngờ được lại có hiệu quả với bệnh tình của mình đến vậy. “Tôi lấy ba mươi thang thuốc, uống ba thang đầu thì không có biến chuyển gì, uống xong thang thứ bốn thì thì thấy phần bụng chỗ phẫu thuật bớt sưng. Dần dần nước tiểu trong ra trông thấy, cảm giác mệt mỏi mỗi ngày bớt đi một chút”, ông Xuân kể.
Bà Nương (vợ ông Xuân) cần mẫn thuốc thang đồng hành cùng chồng vượt qua bệnh tật. |
Theo biểu hiện tích cực của cơ thể, tinh thần lão nông cũng lạc quan dần lên, từ tình trạng chán chường ban đầu được thay bằng hi vọng và ý chí quyết tâm vượt qua nghịch cảnh. Ông ăn được, ngủ được và mỗi ngày đều đặn dùng bài thuốc sắc, thoáng cái đã dùng được 30 ngày thuốc. Quan sát kỹ lưỡng cơ thể mình, ông nhận ra tình trạng sưng phù không còn, khả năng bài tiết ổn định, những cơn ê ẩm biến mất, da dẻ vốn dĩ trước đây vàng vọt bấy giờ đã trở lại hồng hào.
Kết quả bất ngờ thu được khiến ông vừa mừng lại vừa lo, nghĩ vấn đề khó có thể dễ dàng như vậy. Có lúc hoài nghi về sự kì diệu của bài thuốc, ông ngưng thuốc vài ngày để quan sát bài thuốc giúp sức khoẻ ông duy trì ổn định được thời gian bao nhiêu lâu. Kết quả, trong một tuần không dùng thuốc, sức khỏe ông Xuân vẫn ổn định, chứng ứ nước, sưng phù vùng bụng không tái trở lại, chứng sốt bất thường cũng không tái phát.
Như để tự mình kiểm chứng tác dụng bài thuốc đến đâu, ông Xuân tiếp tục sử dụng bài thuốc với khát khao chữa lành quả thận duy nhất còn lại trong người. Theo thời gian, càng sử dụng lão nông càng thấy sức khỏe cải thiện. Ông Xuân tâm sự, khi dùng thuốc Nam, cơ thể ông có những chuyển biến dù rất nhỏ nhưng chú ý ông cảm nhận được. Đến khi dùng hết 60 thang thuốc, ông Xuân thấy người cứng cáp, cứ như mình chưa hề bệnh tật và cắt bỏ một bên thận.
“Lúc trước tôi vì bệnh sỏi thận mà phải phẫu thuật hai lần, tốn kém mất hơn 30 triệu đồng. Sau phẫu thuật tôi lại bị suy thận, điều trị bằng đủ thứ thuốc, phải nói là sống chung với thuốc, nhưng không khỏi, cuối cùng phải đối mặt với việc chạy thận. Dù có được bảo hiểm một phần nhưng phải sống trong bệnh tật thì khổ sở vô cùng. Nếu không có bài thuốc của chị Dung thì tôi không biết mình sẽ ra sao”, ông Xuân tâm sự.
Sức khoẻ hồi phục sau hai tháng dùng thuốc, ông Xuân trở lại với cuộc sống bình thường, duy chỉ có điều ông ăn kiêng một số món như đồ mặn, đồ tanh và tránh lao động nặng nhọc. Mỗi khi công việc mùa vụ nhiều và vất vả với ruộng đồng, ông Xuân lại sử dụng vài thang thuốc Nam quen thuộc để đảm bảo bệnh tình không tái phát. Ông tâm sự, 7 năm qua chính nhờ bài thuốc từ bốn loại cây bờ cây bụi mà ông sống khoẻ, vui vầy với gia đình.
Nói thêm về bài thuốc Nam của bà Dung, ông Xuân khá tâm đắc, bởi trước đây ông Xuân thấy một vài loại cây mọc rải rác nhưng không hề biết được tác dụng kì diệu của chúng. Trong khi đó, cây Quýt gai lại mọc ở vùng đồi núi trong tỉnh, ngay cả dãy núi gần nhà ông cũng có mọc. Sau khi bớt bệnh, những khi rảnh rỗi ông Xuân mày mò tự tìm đủ bốn vị thuốc để sử dụng, cảm nhận được những hiệu quả tích cực nó mang lại.
Theo ông Xuân, bài thuốc Nam nói trên chẳng những giúp ông khỏi bệnh mà ông được biết có nhiều trường hợp cũng chữa trị thành công. Chỉ có điều nó tác dụng từ từ đối với cơ thể, tùy vào bệnh tình và nền tảng sức khỏe từng người. Vì vậy người bệnh phải dùng thuốc kiên trì, điều độ hàng ngày cũng như làm việc, sinh hoạt hợp lý. Nhưng đổi lại quá trình dùng thuốc không bị tác dụng phụ. Ngoài tác dụng chữa bệnh, bài thuốc giúp ăn ngon miệng, tinh thần sảng khoái hơn, cơ thể được bồi bổ, dần dần giúp đẩy lùi bệnh tật.
Với những trải nghiệm từ quá trình chữa trị bệnh tật bản thân, cùng với những kiến thức chia sẻ từ các lương y, ông Xuân đã giúp đỡ nhiều người mắc bệnh thận tìm lại niềm vui cuộc sống nhờ bài thuốc dân gian hiệu quả. Nhiều người nhờ sự chỉ dẫn tận tình và cảm hứng từ ông mà thu được kết quả tích cực.