Tìm giải pháp phát triển bền vững ngành hàng tôm Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong khuôn khổ sự kiện Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long 2023, chiều 11/12, UBND Cà Mau phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành hàng tôm”.
Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có hơn 250 đại biểu là đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan...

Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho rằng, hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, thách thức. Cụ thể như: Quy hoạch phát triển ngành tôm còn nhiều bất cập; hạ tầng nuôi trồng thủy sản chưa đáp ứng được yêu cầu; dịch vụ cung ứng vật tư đầu vào, chất lượng, giá cả giống, thức ăn, thuốc, các chế phẩm phục vụ cho nuôi trồng thủy sản không ổn định, cạnh tranh không lành mạnh, khó kiểm soát.

Bên cạnh đó, môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiễm, dịch bệnh khó xử lý; cơ chế, chính sách thu hút đầu tư còn bất cập; người dân, doanh nghiệp thiếu vốn, khó tiếp cận tín dụng. Công tác tổ chức sản xuất theo liên kết chuỗi chậm phát triển, thiếu bền vững; các dịch vụ logistics còn hạn chế, chi phí cao… Từ đó dẫn đến sản phẩm khả năng cạnh tranh thấp, hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, thiếu bền vững.

Theo ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, tình hình sản xuất nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, thách thức.

Theo ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, tình hình sản xuất nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, thách thức.

“Việc tổ chức Hội nghị “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành hàng tôm” là dịp để các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân cùng chia sẻ, trao đổi, đánh giá một cách hệ thống những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế đã qua. Từ đó, đề ra kế hoạch, giải pháp đồng bộ, có hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển ngành tôm Việt Nam nói chung và ngành tôm tỉnh Cà Mau nói riêng phát triển hiệu quả và bền vững trong thời gian tới", Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nhấn mạnh.

Đại biểu thảo luận, bàn giải pháp phát triển bền vững ngành hàng tôm Việt Nam trong thời gian tới.

Đại biểu thảo luận, bàn giải pháp phát triển bền vững ngành hàng tôm Việt Nam trong thời gian tới.

Tại Hội nghị, các đại biểu nêu thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành hàng tôm Cà Mau như: Các giải pháp nâng cao chất lượng tôm giống, ứng dụng quy trình nuôi tôm hiệu quả và bền vững; Phát triển công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh tuần hoàn dinh dưỡng không xả thải, giảm giá thành tại Cà Mau và ĐBSCL; Ứng dụng công nghệ cảm biến môi trường và hệ thống điện tử để quản lý tự động các yếu tố môi trường và dịch bệnh trong nuôi tôm thâm canh. Đồng thời các đại biểu thảo luận, bàn giải pháp phát triển bền vững ngành hàng tôm Việt Nam trong thời gian tới…

Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Bộ Nông nghiệp và PTNT phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Bộ Nông nghiệp và PTNT phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT chia sẻ những khó khăn cùng người dân và doanh nghiệp của địa phương ở ĐBSCL do tình hình nuôi và xuất khẩu tôm gặp nhiều biến động và khó khăn.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, người dân, doanh nghiệp cần phối hợp cùng các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và nhà khoa học, ngành tôm mới phát triển bền vững và gắn với việc bảo vệ môi trường. “Ngành chức năng và các doanh nghiệp cần đưa các giải pháp đã nêu ra tại hội trường để phát triển nghề tôm bền vững phải đảm bảo chất lượng, sức cạnh tranh. Ngành tôm đang đứng trước khó khăn rất lớn nên cần nhiều mô hình nuôi hay… đưa vào sản xuất mô hình hiệu quả và nhân rộng để con tôm Việt Nam cạnh tranh được với tôm nước ngoài”, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị.

Cuối năm 2023 sản lượng tôm Cà Mau nuôi ước đạt 233.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 1,2 tỷ USD.

Cuối năm 2023 sản lượng tôm Cà Mau nuôi ước đạt 233.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 1,2 tỷ USD.

Cà Mau là tỉnh có tiềm năng và thế mạnh về nuôi trồng thủy sản, trong đó, diện tích nuôi tôm nước lợ khoảng 280.000 ha, chiếm 45% diện tích nuôi tôm của khu vực ĐBSCL và chiếm 40% diện tích nuôi tôm cả nước;

Cà Mau có nhiều loại hình nuôi như: Nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh, siêu thâm canh; nuôi tôm QCCT, tôm - lúa, tôm - rừng, tôm quảng canh kết hợp.

Ngành tôm Cà Mau đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; nhiều năm liền, dẫn đầu về diện tích, sản lượng, giá trị kim ngạch xuất khẩu. Đến cuối năm 2023, sản lượng tôm nuôi ước đạt 233.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 1,2 tỷ USD.