Lễ truyền Thiền tông đặc biệt
Một ngày nọ, một cây trong vườn nẩy sanh thứ nấm lạ, ông nhổ về ăn thử, thực ngon lành. Nhân Tổ thứ mười lăm Ca Na Đề Bà đến nhà nói với cha Ngài: Khi ông 81 tuổi thì cây này không mọc nấm nữa. Nghe xong, Tịnh Đức càng thêm thán phục, thưa: Thưa Thầy! Đệ tử đã già yếu, không thể hầu Thầy, xin Thầy cho đứa con thứ của con theo Thầy xuất gia. Tổ bảo: Xưa, Đức Phật đã thọ ký cho đứa bé này là về sau, đến kỳ thứ nhì của khoảng thời gian 500 năm, sẽ là một vị đại giáo chủ. Nay gặp đây, quả là phù hợp nhân duyên đời trước.
Tổ liền cho Tôn giả xuất gia và làm thị giả. Về sau, Tổ truyền đại pháp cho Ngài. Sau khi đắc pháp, Tôn giả du hóa đến thành Thất La Phiệt truyền pháp cho Tôn giả Tăng Già Nan Đề. Từ nhỏ Ngài đã rất thông minh và hay thắc mắc những gì mà ngài không rõ thông.
Trong vườn nhà ngài có cây nấm mọc xem rất kỳ lạ, cha ngài ăn thì rất ngon, còn tất cả những người khác ăn thì rất đắng, không ai ăn được. Ngài đem sự kỳ lạ của cây nấm hỏi tổ Ca Na Đề Bà, tổ trả lời: Kiếp trước cha ông là người thích làm phước thiện, cúng dường cho tất cả những vị tu hành, có một vị thầy thấy ông là người rễ xin tiền, nên bịa ra chuyện như sau: Ông muốn cầu xin gì? Ta sẽ cầu cho, cha ông là người hiền lành, cũng muốn gia đình được bình an khỏe mạnh, nên nhờ vị thầy ấy cầu phúc cho gia đình.
Ảnh Tôn giả La Hầu La Đa theo các thư tịch cổ |
Sự thật phúc đức là do mình tự tao ra, còn vị thầy nếu tu hành đúng chánh pháp, chỉ chứng minh cho người khác cúng dường thôi, chớ không cầu phúc cho ai được. Vì vậy, thầy ấy lợi dụng lòng tin của cha ông, nên khi cha ông sanh ra nơi nào, vị thầy ấy phải đến để trả quả cho cha ông, khi nào vị ấy trả hết nợ cho cha ông mới thôi. Việc nhân quả này có thể trả nhiều đời. Đức Phật gọi việc trả quả này hoa báo.
Nghe lời giả thích của tổ Ca Na Đề Ba, ngài hết sức vui mừng và xin cho xuất gia. Ngài theo tổ được 4 năm, những gì mà Như Lai dạy tu theo thiền tông ngài đều lắm vững, một hôm tổ hỏi ngài: Con theo ta học đạo thiền tông được 4 năm rồi, vậy con nhận được gì không?
Ngài trình với tổ: Kính thưa tổ, trước khi chưa được tổ dạy, con hiểu tu giác ngộ và giải thoát, phải dụng công mãnh liệt, thì mới giải thoát được. Nay con được tổ phân tích những gì trong vật lý thế giới này nên con đã giác ngộ được pháp môn thiền tông. Tổ Ca Na Đề Ba hỏi: Vậy con hiểu thế nào hãy trình cho thầy nghe?
Ngài liền trình 24 câu kệ rằng: Bình thường con kiếm con tìm/ Tìm ra Phật tánh để mà sống vui; Tìm hoài tìm mãi tánh tôi/ Mà không thấy tánh của tôi bao giờ. Thiền tông tổ dạy bây giờ/ Không tìm không kiếm sờ sờ thấy, nghe; Thấy, nghe cứ việc thấy, nghe/ Thấy nghe thanh tịnh thấy nghe của mình.
Giờ đây con chỉ lặng thinh/ Mà sao tánh thấy con nhìn xa xăm; Con nghe thanh tịnh âm thầm/ Nghe được thông suốt không lầm thứ chi. Thiền tông sao quá diệu kỳ/ Chỉ cần thanh tịnh cái chi rõ ràng; Hành thiền cực nhọc gian nan/ Hành được vật lý tuôn tràn chảy ra.
Là thứ ảo giác ta bà/ Có muôn ngàn được chỉ là bỏ đi; Thiền tông không dụng thứ chi/ Chỉ cần thanh tịnh cái gì cũng chân. Dù cho lạy cục xa gần/ Lạy mà kết quả bỏ sông cho rồi; Thiền tông đơn giản vậy thôi/ Chỉ cần thanh tịnh hết đời trầm luân. Tổ Ca Na Đề Ba nghe xong biết Ngài đã đạt được “Bí mật Thiền tông” nên tổ chức buổi lễ truyền “Bí mật Thiền tông” cho ngài.
Gặp người nối truyền
Sau khi được truyền tâm ấn, Ngài thống lãnh đồ chúng du hóa nhân gian, lần lượt đến phía Nam thành Thất La Phiệt gặp sông Kim Thủy. Ngài bảo chúng: Các ngươi biết chăng? Vừa thấy bóng năm đức Phật hiện dưới dòng sông, ta lấy bát múc nước nếm có mùi vị lạ, ngược dòng sông này chừng năm trăm dặm sẽ có bậc chí nhân ở, hiệu là Tăng Già Nan Đề. Ngài bèn dẫn chúng theo ven bờ sông trở lên, quả nhiên thấy Nan Đề đang ngồi thiền trong thất đá.
Ngài và đồ chúng dừng lại xem, chờ đến bảy ngày Nan Đề mới xuất định. Ngài hỏi Nan Đề: Thân ông định hay tâm ông định? Nan Đề đáp: Thân tâm đều định. Thân tâm đều định sao có xuất nhập? Tuy có xuất nhập mà không mất tướng định, như vàng ở trong giếng, vàng ra ngoài giếng, thể vàng vẫn yên lặng. Nếu vàng ở trong giếng, vàng ra ngoài giếng, thể vàng không động tịnh thì vật gì ra vào? Nơi vàng không động tịnh thì vật gì ra vào?
Đã thừa nhận vàng ra vào mà thể vàng không động tịnh. Nếu vàng ở trong giếng thì ra là vật gì? Vàng nếu ra ngoài thì ở trong giếng không phải vàng. Vàng nếu ở trong giếng thì ra không phải vật. Nghĩa này không đúng. Lý kia chẳng nhằm. Nghĩa nầy đã ngã. Nghĩa kia chẳng thành. Nghĩa kia chẳng thành mà nghĩa của ta thành.
Nghĩa ta tuy thành mà pháp không có ta. Nghĩa ta đã thành vì ta mà không ta. Ta mà không ta lại thành nghĩa gì? Vì ta không ta nên thành nghĩa của ngươi. Nhơn giả thờ vị thánh nào mà được “không ta” ấy? Thầy ta là Bồ Tát Ca Na Đề Bà chứng được “không ta”.
Nan Đề tán thán: Cúi đầu lễ Đề Bà, người tạo thành nhân giả. Vì nhơn giả “không ta”, tôi muốn thờ nhân giả. Ngài bảo: Vì ta đã “không ta”, ngươi cần thấy ta ta. Ngươi nếu thờ nơi ta, biết ta chẳng ta ta. Nan Đề tâm được thanh tịnh liền đảnh lễ nói kệ: Tam giới nhất minh đăng/ Hồi quang nhi chiếu ngã; Thập phương tất khai lãng/ Như nhật hư không trụ. Dịch nghĩa: Ba cõi một ngọn đèn, Ánh sáng soi chiếu con, Mười phương đều sáng lạng, Như mặt trời trong không.
Nan Đề nói kệ xong, lại đảnh lễ cầu xin thế độ. Ngài bảo: Tâm ngươi tự tại chẳng lệ thuộc vào ta, cần gì nương nhờ mà cầu giải thoát. Một hôm, Ngài gọi Nan Đề đến bảo: Nay ta đã già không còn ở đời bao lâu, đại pháp nhãn tạng của Như Lai trao lại cho ngươi. Nghe ta nói kệ: Ư pháp thật vô chứng, Bất thủ diệc bất ly, Pháp phi hữu vô tướng, Nội ngoại vân hà khởi.
Dịch nghĩa: Nơi pháp thật không chứng/ Chẳng giữ cũng chẳng lìa/ Pháp chẳng tướng có không/ Trong ngoài do đâu khởi.
Nan Đề nghe kệ xong càng thêm cung kính, nói kệ tán thán: Thiện tai đại thánh giả, Tâm minh du nhật nguyệt, Nhất quang chiếu thế giới, Ám ma vô bất diệt. Dịch nghĩa: Lành thay! Bậc đại thánh, Tâm sáng như nhật nguyệt, Ánh sáng chiếu thế giới, Ma tối diệt hết sạch. Rồi Ngài ngồi trên tòa lặng lẽ thị tịch. Bốn chúng xây tháp cúng dường.
Sau này, trong các thư tịch cổ liên quan đều thống nhất vẽ Tổ thứ 16 – La Hầu La Đa tôn giả đang ngồi tự nhiên trên phiến đá, hai ta tỳ cây gậy tích trượng để nhô người về đằng trước, bên cạnh có con hươu. Ở chùa Tây Phương, tượng La Hầu La Đa tôn giả được tạc theo mẫu trong các sách xưa, chỉ thay chi tiết tay phải để lên đùi.
Là con vị trưởng giả, La Hầu La Đa y phục chỉnh tề, đầu chít khăn, vẻ mặt đăm chiêu, mắt nhìn xa xăm, miệng mím lại dù môi mỏng khéo nói, chiếc gậy giờ đây cầm hờ một tay biểu thị quyền uy chứ không phải làm điểm tỳ, các móng tay dài, áo nhiều nếp vặn vẹo cũng biểu thị nội tâm dằn vặt. Con hươu bên cạnh như gợi vườn lộc uyển về sự thuyết pháp của Tổ. Đây là một pho tượng rất thành công về ngoại hình gắn với một nội tâm phức tạp.