Lễ hội Lồng Tồng gắn liền với đồng bào người Thái tại huyện Quỳ Châu và một số huyện miền núi phía Tây Nghệ An.
Hằng năm, khi mùa vụ mới bắt đầu, bà con lại kéo nhau ra giữa cánh đồng tổ chức lễ hội Lồng Tồng để tạ ơn trời đất phù hộ cho mùa màng tươi tốt, cầu mong năm mới mưa thuận gió hoà, vạn vật sinh sôi nảy nở, trâu bò, lợn gà đầy chuồng, lúa ngô đầy nhà, mọi người đều khoẻ mạnh gặp nhiều may mắn…
Lễ hội được mở đầu bằng lễ cúng các vị thần linh do người có uy tín trong thôn thực hiện, cầu Quốc thái dân an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu, quê hương giàu mạnh… Các nghi thức thiêng liêng và quan trọng nhất là lễ cúng thổ địa, thần đất, thần trời, thần núi, thần khe suối, tổ tiên đã có công lập nên bản Mường.
|
Nam thanh niên cày bừa ruộng trước khi tiến hành cấy lúa tại lễ hội |
Sau phần lễ là phần hội với các trò chơi dân gian truyền thống như đánh cồng chiêng, nhảy sạp, ném còn, hát giao duyên Xuối, Lăm, Nhuôn đối đáp nam nữ, múa lăm vông tập thể...
Đây là sinh hoạt văn hoá tiêu biểu đặc sắc nhất, chứa đựng nhiều giá trị văn hoá nghệ thuật độc đáo của đồng bào dân tộc Thái ở huyện Quỳ Châu. Một hoạt động văn hoá cộng đồng lành mạnh, mang tính nhân văn cao cả, góp phần tích cực vào việc vun đắp tình đoàn kết cộng đồng, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, tạo bầu không khí vui tươi, phấn khởi trong lao động sản xuất cho bà con.
Một số hình ảnh Lễ hội Lồng Tồng tại xã Diên Lãm sáng 13/2:
|
Phụ nữ Thái xuống đông cấy lúa ngày đầu xuân |
|
Những bộ trang phục đậm đà bản sắc dân tộc |
|
|
Ngoài cấy lúa thì trồng cây xanh cũng là một hoạt động của lễ hội Lồng Tồng |
|
Cồng chiêng là thứ không thể thiếu được trong hoạt động lễ hội của người Thái |