Ứng dụng ngũ vận, lục khí để chữa bệnh trong y học cổ truyền (Tiếp theo)

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngũ vận  - lục khí hay còn gọi là vận khí. Trong y học Cổ truyền, học thuyết này gọi là học thuyết vận khí. Đó là một phương pháp lý luận của đời xưa giải thích sự biến hóa của khí hậu thời tiết trong tự nhiên giới và ảnh hưởng của khí hậu thời tiết biến hóa ấy đối với vạn vật trong vũ trụ, đặc biệt là đối với sức khỏe người. 
Ứng dụng ngũ vận, lục khí để chữa bệnh trong y học cổ truyền (Tiếp theo)

* Chữa bệnh bằng Đông y - (Kỳ 5): Cách ứng dụng ngũ vận, lục khí để chữa bệnh trong y học cổ truyền

Sự biến hóa của Chủ vận

Như kỳ báo trước đã thông tin, Học thuyết vận khí lấy âm dương ngũ hành làm hạt nhân, dựa trên cơ sở của quan niệm chỉnh thể về thiên nhân tương ứng mà xây dựng nên.Ngũ vận tức là lấy Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong ngũ hành phối hợp với thiên can để tính tuế vận của mỗi năm (năm nào thuộc về vận nào).

Lục khí là chỉ và sáu thứ khí: Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa đem phối hợp với địa chi để tính tuế khí của mỗi năm (năm nào thuộc về khí nào). Kết hợp ngữ vận và lục khí lại, sẽ thành ra một công cụ lý luận đơn giản hóa dùng để thuyết minh mọi phương diện trong hoàn cảnh tự nhiên và mọi thứ quan hệ trong y học.

Ngũ vận có Đại vận, Chủ vận và Khách vận. Đại vận cũng gọi là Trung vận, là làm chủ tất cả tuế vận của mỗi năm. Dùng để nói rõ sự biến hóa của khí hậu trong toàn năm, đồng thời đây cũng là cơ sở để tính Khách vận.

Chủ Vận: là dùng để nói rõ quy luật thông thường của khí hậu biến hóa trong năm,mỗi năm mỗi năm chia làm 2 giai đoạn gọi là quý vận. Thời gian của mỗi quý vận hành năm là cố định không thay đổi, khí hậu biến hóa trong các quỹ vận đó năm nào cũng như năm nào, cơ bản là giống nhau cho nên gọi là chủ vận.

Cách tính chủ vận:Cách tính chủ vận bắt đầu từ ngày đại hàn, cứ 73 ngày 5 khắc là một vận (quý vận). Theo thứ tự tương sinh của ngũ hành mà tính tiếng dần lên. Ví như: Mộc là sơ vận,Hỏa là nhịvận,Thổ là Tam vận, Kim là tứvận, Thủy là chung vận, đó là cố định không thay đổi, năm nào cũng như năm nào.

Khí hậu thường quy của chủ vận:Chủ vận là nói rõ khí hậu theo quy luật thông thường của 5 quý vận trong một năm, lấy thuộc tính của ngũ hành, lục khí là quy luật cơ bản, như sơ vận thuộc Mộc chủ về Phong,nhị luận thuộc Hỏa chủ về Thử Nhiệt, tam vận thuộc Thổ chủ về Thấp, tứ vận thuộc Kim chủ về Táo, chung vận thuộc Thủy chủ về Hàn.Khí hậu sở chủ của mỗi phí vận hành năm là giống nhau.

Khách vận:Khách vận là dùng để nói rõ khí hậu biến hóa khác thường trong năm quý vận của một năm, vì mỗi năm khách vận có thay đổi, mỗi quý có khác nhau, như người khách đi lại,cho nên gọi là khách vận.

Cách tính Khách vận: Khách vận là theo niên can của Đại vận trong năm đó mà tính ra, tức là lấy liên can của Đại vận làm sơ vận của Khách vận, theo năm quý vận trong một năm rồi lấy 5 bước mà suy tính ra. Như năm Giáp năm Kỷ, Đại vận là Thổ thì Khách vận là tính bắt đầu từ Thổ vận. Theo thứ tự Thuận của ngũ hành tương sinh mà tính chuyển đi thì nhị vận là Kim, tam vận là Thủy, tứ vận là Mộc,chung vận là Hỏa. Khách vận chỉ giữ về sự biến hóa khác thường của khí hậu từngquý vận trong một năm.

Sựthái quá và bất cập của Khách vận: Sự thái quá và bất cập của Khách vận, sự quan hệ với khí hậu biến hóa và quy luật của đại vận là một thể thống nhất. Tự chung lại Đại vận, Chủ vận,Khách vận đều là dùng Thiên can phối hợp với ngũ hành để mà tính ra, cách tính theo thứ tự thuận đều là theo quy luật tương sinh của ngũ hành. Ba thứ ấy đều là dùng để nói rõ tình hình biến hóa của khí hậu trong tự nhiên giới.

Nhưng giữa những thứ ấy đều có đặc điểm khác nhau. Đại vận là tính khí tượng biến hóa của từng năm, cứ 10 năm thì luân chuyển một vòng thiên can,nghĩa là có 5 năm thái quá và 5 năm bất cập, Chủ vận là nói rõ sự biến hóa bình thường của khí tượng trong năm quý vận của một năm.Khách vận là để tính sự biến hóa khác thường của khí tượng trong năm quý vận của mỗi năm.

Cách tính Lục khí trong Đông y

Lục khí là nói chung về Phong, Nhiệt, Hỏa, Thấp,Táo, Hàn. Lục khí thường lấy tam Âm, tam Dương làm đại biểu rồi kết hợp với địa chi dùng để nói rõ sự biến hóa bình thường của khí hậu trong một năm và sự biến hóa khác thường của khí hậu trong từng năm.

Lục khí của mỗi năm chia làm hai thứ là Chủ khí và Khách.Chủ khí dùng để nói khi thường, khách khí dùng để tính khi biến.Đồng thời khách khí gia lên Chủ khí (gọi là Khách Chủ gia lâm) dùng để phân tích sâu hơn về sự biến hóa phức tạp của khí hậu.

Chủ khí: Chủ khí tức là khí làm chủ của từng mùa, dùng để nói rõ quy luật bình thường của khí hậu trong một năm, cũng như ý nghĩa của chủ bận bốn mùa. Do Chủ khí là chủ về từng mùa cố định không thay đổi, cho nên gọi là chủ khí.

Cách tính chủ khí: Chủ khí chủ về từng mùa, chia làm sáu bước, 24 tiết khí của mỗi năm thuộc trong sáu bước đó, bắt đầu tính từ ngày đại hàn, hết bốn tiết khí thì chuyển sang bước khác. Thứ tự của Chủ khí thì sơ khí là Quyết âm phong Mộc, nghị khí là Thiếu âm quân Hỏa, tam khí là Thiếu dương tướng Hỏa, tứ khí là thái âm thấp Thổ, ngũ khí là Dương minh táo Kim, chung khí là Thái dương bàn Thủy. Cũng tính theo thứ tự thuận của ngũ hành tương sinh, giống với quy luật của chủ vận, chẳng qua trong đó chỉ khác là khoảng chia làm hai, quân Hỏa thuộc thiếu âm, tướng hỏa thuộc thiếu Dương, vì khí có sáu vận chỉ có 5.

Trong thiên Lục vị trị Đại luận sách Tố Vấn nêu:“Sáu tiết Hiền Minh”Xuân - Phân là vị trí của Thiếu âm quân Hỏa, sang một bước về phía hữu của quân Hỏa là vị trí của thiếu Dương tướng Hỏa. Tiếp tục sang một bước nữa là vị trí chủ trị của Dương minh táo Kim, lại sang một bước nữa là vị trí chủ trị của Thái dương hàm Thủy, tiếp thêm một bước nữa là vị trí chủ trị của Quyết tâm phong Mộc,Cuối cùng lại là vị trí chủ trị của Thiếu âm quân Hỏa.

Đó là chỉ rõ vị trí chủ trị từng thời kỳ của lục khí. Hiền Minh là chỉ vào tiết xuân phân theo thứ tự đó mà tính lần xuống phía dưới, sang một bước nữa là hướng về phía ứng hữu một bước, lại sang một bước nữa tức là lại đi thêm một bước nữa. Tóm lại, đó là nói rõ về cách tính thời kỳ chủ trì của sáu tiết khí trong mỗi năm.

Khí hậu trường quay của Chủ khí:Dùng chủ khí để nói rõ sự biến hóa bình thường của khí hậu trong một năm, mỗi khí làm chủ 64 ngày và 87 khác rưỡi, khí đó tuy cùng ý nghĩa như tứ thời và chủ vận, nhưng về thời gian chủ chị thì khác. Còn như cách tính về Lục khí thì càng tinh tế hơn, như về khí hậu bốn mùa thì nói chung là: mùa xuân ấm (Phong), mùa hạ nóng (Hỏa), mùa thu mát (Táo), mùa đông lạnh (Hàn) và mùa trường thu chủ về Thấp. Phong, Thử, Hỏa, Thấp, Táo, Hàn trong lượng khí chia ra thuộc về sáu bước thì lại càng cụ thể hơn..

(Còn tiếp)

Đọc thêm