Vĩnh Phúc: Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật

(PLVN) -

Chỉ tính từ năm 2020 đến hết 06 tháng đầu năm 2021, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc (Trung tâm) đã thực hiện trợ giúp pháp lý cho 589 lượt người có yêu cầu trợ giúp pháp lý được trợ giúp pháp lý miễn phí.

Trong đó, có 45 người là người khuyết tật được TGPL thông qua các hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngời tố tụng đối với những vụ việc Dân sự, Hình sự, hành chính...Trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 diễn biến rất phức tạp, nguy cơ bùng phát ở mức cao trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và toàn quốc, thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tư pháp đã chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn. Đặc biệt khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trong các vụ án dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình mà người khuyết tật là nguyên đơn, bị đơn, bị hại, bị cáo trong các vụ án.

Ngoài việc thực hiện trợ giúp pháp lý theo từng vụ việc, việc cho người khuyết tật, Trung tâm đã thực hiện cấp phát miễn phí 25.200 tờ gấp pháp luật, 80 bảng thông tin, 180 hộp tin tại các UBND xã, cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh; xây dựng và cấp phát miễn phí 3000 cuốn sách pháp luật về trợ giúp pháp lý và trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật. Tích cực phối hợp với phòng Tư pháp các huyện, thành, thị, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh để xây dựng và thực hiện 04 hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho một số đối tượng đặc thù tại các xã thuộc huyện Sông Lô, Vĩnh Tường, Lập Thạch và Tam Đảo; triển khai thực hiện 26 hội nghị truyền thông về trợ giúp pháp lý tại các xã trên địa bàn huyện Lập Thạch, Bình Xuyên, Vĩnh Tường và thành phố Phúc Yên.

Thời gian qua, TGPL nói chung và TGPL cho người khuyết tật nói riêng đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL, góp phần vào việc nâng cao dân trí pháp lý, tạo điều kiện cho người yếu thế trong xã hội dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ pháp lý miễn phí đạt chất lượng, hiệu quả, góp phần đảm bảo công lý, công bằng trong những mâu xung đột pháp luật xảy ra, đồng thời giáp cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện vụ án khách quan, công bằng và đúng pháp luật.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động trợ giúp pháp lý trong giai đoạn này còn gặp một số hạn chế như sau: Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tính chất và mức độ bùng phát của dịch bệnh rất phức tạp, số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý giảm so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật ở thời điệm hiện tại chưa triển khai được do thực hiện chỉ đạo trong phòng và chống dịch Covid. Vì vậy nhiều người khuyết tật chưa biết quyền được trợ giúp pháp lý hoặc biết nhưng không thể tiếp cận với dịch vụ này do hạn chế từ hoạt động truyền thông. Kinh phí dành cho hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật (trợ giúp pháp lý lưu động, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ...) còn chưa đảm bảo. Đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh còn mỏng…

Để đảm bảo 100% người được trợ giúp pháp lý trong đó có khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có nhu cầu được cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí đảm bảo chất lượng, hiệu quả theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý. Trong thời gian tới cần phổ biến, quán triệt các quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật để người khuyết tật dễ dạng tiếp cận và sử dụng dịch vụ pháp lý miễn phí hiệu quả ngay tại cơ sở.

Đồng thời cần đầu tư các trang thiết bị để phục vụ hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý như máy trợ thính, sách chữ nổi, lối đi riêng cho người khuyết tật vận động…đồng thời, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan, đặc biệt là các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc thực hiện các vụ án có người khuyết tật là đương sự trong các vụ án, tăng cường công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý và trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, nâng cao năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý cho Trợ giúp viên pháp lý và Luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý…Có như vậy hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trong thời gian tới mớithực sự mang lại hiệu quả thiết thực.

Đọc thêm