Cuộc săn lùng phù thủy kéo dài 300 năm của những kẻ nhân danh Tân giáo

(PLVN) - Cho rằng phù thủy, nhất là phù thủy nữ là mọi nguồn cơn gây ra những phiền toái trong cuộc sống, là dị giáo, đi ngược lại những quan niệm của đạo Cơ đốc, trong vòng 300 năm dưới chế độ phong kiến châu Âu, những cuộc săn lùng phù thủy đã gây ra hàng vạn cái chết oan uổng, những cuộc tàn sát nhắm vào phụ nữ. Đây được coi như một vết nhơ khó gột rửa được của chế độ phong kiến châu Âu thế kỷ XIV đến tận đầu thế kỷ XVII.
Cuộc săn lùng phù thủy kéo dài 300 năm của những kẻ nhân danh Tân giáo

Như đã trình bày ở các bài báo trước, từng có giai đoạn lịch sử được coi là thời "hoàng kim" của các phù thủy châu Âu. Các phù thủy được coi là người nắm giữ quyền năng siêu nhiên, có thể điều khiển được thế giới. Lịch sử nhân loại từng ghi nhận những thầy phù thủy nắm quyền sinh quyền sát thậm chí đối với một chế độ xã hội, từng được xem là kẻ "đánh sập" chế độ Sa hoàng cuối cùng của Nga... 

Hết thời kỳ cực thịnh đó, các phù thủy châu Âu rơi vào thảm cảnh bị tàn sát, bị truy đuổi và trả thù tàn ác chưa từng thấy... 

Giàn thiêu, án oan và những cuộc săn lùng kéo dài 300 năm 

Từ năm 1232, Giáo hội giao cho các giáo sĩ của hội Domimgo chủ trì việc săn lùng, trừng trị những phần tử dị giáo. Tất cả những ai không tôn trọng quyền uy của Giáo hoàng, công khai tránh né giáo lí của giáo hội bị xếp vào dị đoan và bị xét xử theo tội dị đoan. Quan toà xét xử là người của Hội truyền đạo Domimgo. Họ thẩm vấn, tra tấn nhục hình và đưa lên dàn hỏa thiêu. Năm 1233, Giáo hoàng xếp loại dị đoan và phù thủy làm một.

Năm 1326, giáo hoàng quy kết thầy phù thủy là phẩm từ dị đoan. Năm 1484, Giáo hoàng ra lệnh truy lùng, trừng trị các phần tử dị đoan trên toàn lãnh thổ châu Âu. Từ đây, mở đầu cho phong trào săn lùng phù thủy quy mô lớn lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Người chấp hành mệnh lệnh này là Chánh án toà án xét xử dị đoan của Đức.

Theo quy định, viên thẩm phán có quyền hưởng một nửa tài sản, của phẩm từ dị đoan. Vì vậy, đối tượng săn lùng của họ là các phần tử dị đoan thuộc giới quý tộc và thương nhân. Họ thường bức cung bị can rồi xử tử họ. Viên chánh án này đã gây ra nhiều tội lỗi, nhân dân vô cùng căm phẫn. Cuối cùng, hắn bị giết chết. Tại Mỹ, giáo hội thông qua nghị quyết loại bỏ các truyền giáo sĩ và chỉnh đốn lại toà án xét xử dị đoan. 

Năm 1486, Giáo hoàng bổ nhiệm giáo sĩ Yacobu và Henrry làm thẩm phán toà án xét xử dị đoan ở Đức và khu vực sông Rhin. Hai người này đều là những giáo sĩ cực đoan độc ác có tiếng. Năm 1484, họ đến La Mã yết kiến Giáo hoàng, báo cáo tình hình vương quốc Satan tại Đức, kiên quyết trừng trị. Chính họ đã thuyết phục giáo hoàng ban bố đạo dụ nói trên vào năm 1486.

Những nữ phù thủy quyền lực một thời giờ phải sống chui lủi vì lo sở bị thiêu sống, trả thù.
Những nữ phù thủy quyền lực một thời giờ phải sống chui lủi vì lo sở bị thiêu sống, trả thù.  

Ba năm sau, họ viết cuốn sảch “Đả kích phù thủy”. Cuốn sách gồm ba phần. Phần 1 nói về sự tồn tại của vương quốc ma quái trong đạo Thiên Chúa. Mở đẩu họ viết: Ai phủ nhận sự tồn tại của vương quốc ma quái là phẩn tử dị đoan”. Sách còn nói phần đông thầy phù thủy là nữ vì phụ nữ có nhu cầu khoái lạc vô độ, ham vui xác thịt, phải dâm loạn với ma quỷ mới thoả mãn. Y chí của nữ yếu. Phụ nữ chính là nguồn gốc sâu xa của mọi tội lỗi.

Dựa vào lý luận đó, 90% các thầy phù thủy bị quy kết là bà phù thủy. Phần tiếp của cuốn sách trình bày hệ thống về các đặc trưng hành vi của phù thủy như: bay trên không, làm tình với ma quỷ, gây ra tật bệnh, đói kém, ôn dịch. Phần cuối nói về trình tự thẩm vấn các bà phù thủy và phương pháp bảo đảm nhanh chóng thành công. Ở đây hoàn toàn không có khởi tố, không có biện hộ, tranh cãi. Ngoài dùng thủ đoạn tra tấn để bức cung còn trắc nghiệm các bà phù thủy.

Tác giả cuốn sách nhấn mạnh, ma quỷ đã làm phép đối với các bà phù thủy nên các bà không còn cảm giác đau, dó đó có thể tha hồ đánh đập để bị can phải thú nhận tội lỗi. Sách này tái bản liên tục 20 lần trong vòng 30 năm. Đồng thời xuất hiện nhiều tác phẩm văn học và hội họa nói về các thầy phù thủy, ma quái tràn lan trong dân gian. Ai cũng tin rằng thuật phù thủy mang lại tật bệnh và thiên tai, phá hoại tinh thần Cơ đốc.

Một phần do hoảng sợ, một phần do ân oán, họ đua nhau tố cáo các bà phù thủy với toà án tôn giáo. Trong khi đó, những người bị bức hại một phẩn do hoảng sợ một phẩn do muốn trả thù nên bịa đặt ra nhiều chuyện về sự đồng lõa giữa con người và ma quỷ Rất hoang đường, tòa án tôn giáo thời đó đã xét xử theo các điều trong sách. Ngoài sử dụng nhục hình, họ còn dùng những biện pháp cực kì vô nhân đạo để xác nhận ai là phù thủy. Họ dùng sắt nung đỏ dí vào tay bị can, bàn tay bị bỏng là có tội.

Dã man hơn cả vẫn là hỏa thiêu những người bị cho là phù thủy. Hành động tàn độc này kéo dài suốt thời gian xảy ra cuộc săn lùng phù thủy.  Năm 1335, Toà án Toulouse của Pháp lần đầu tiên đưa một số người bị cho là phù thủy ra xét xử. Họ tra tấn cho đến khi bị can phải nhận đã câu kết với quỷ Satan, đã từng tham gia đêm vui cuồng loạn với Diêm Vương, ăn thịt trẻ con. Sau đó tất cả bị thiêu sống.  

Cuộc săn lùng tàn bạo

Cao trào săn lùng nữ phù thủy kéo dài từ năm 1480 đến năm 1520 mới tạm lắng xuống. Thời gian tạm lắng tiềm ẩn cơn bão táp. Giữa thế kỉ XVI, cuộc vận động cải cách tôn giáo phát triển đe doạ quyền uy của giáo hội. Tòa thánh La Mã quyết tâm phát động phong trào “Làm trong sạch tinh thần Cơ đốc” tại các nước Châu Âu. Giáo hội ban bố giáo quy nghiêm khắc hơn, hình phạt tàn bạo hơn. Người liên quan tới dị giáo, ma thuật, mọi tội “vượt rào” đối với giáo hội đều bị thiêu sống. Tới năm 1560, cao trào thứ hai săn lùng phù thủy nữ bắt đầu.

Các thầy phù thủy bị gán cho nhiều tội danh khác nhau như gây rối loạn xã hội, làm kinh tế tiêu điều, mùa màng xấu, dịch súc vật... Mọi cái xấu trong xã hội đến quy về nguyên nhân do quỷ Satan gây ra. Các bà phù thủy bị coi là người tình của quỷ Satan, bán hạnh phúc của con người cho ma quỷ, mưu kiếm phép phù thủy thần bí. Phong trào lần này khác với lần đầu ở chỗ, khái niệm về tội trạng không chỉ về mặt tôn giáo mà còn lan sang cả các vấn đề xã hội, kinh tế; đồng thời tòa án tôn giáo nhường vị trí cho tòa án dân sự. Đâu đâu, người ta cũng thấy rầm rộ săn lùng phù thủy nữ. 

Đỉnh cao của phong trào săn lùng thứ hai là từ 1580-1630. Mỗi lần xét xử tại tòa có tới trên chục bị cáo, một bị cáo lại khai có liên quan đên 5-7 người khác nữa. Điển hình là buổi xét xử có tới 1.500 người liên can. Cuộc săn lùng như một căn bệnh truyền nhiễm gây chết người hàng loạt. Số phạm nhân liên tục tăng khiến tòaà án quá tải, phải căn cứ vào tình tiết giảm nhẹ tội để tha bổng. Đến năm 1650, phong trào săn lùng thứ hai mới dần lắng dịu ở châu Âu.

Ở nước Pháp, nơi đạo Thiên Chúa chiếm địa vị thống trị, cuộc săn lùng phù thủy nữ kéo dài đến tận cuối thế kỉ XVII. Mục tiêu săn lùng mở rộng sang cả tầng lớp khác, kể cả con em các gia đình quý tộc. Chỉ cần nằm ngủ nói mê bật ra một câu xúc phạm là có thể bị đưa ra toà hạch tội. Phong trào săn lùng phù thủy nữ kéo dài khoảng 300 năm (từ năm 1480 đến nảm 1780) lan tràn khắp châu Âu. Phụ nữ lương thiện một khi bị tố cáo là phù thủy thì chỉ có chết trên dàn thiêu. Châu Âu thời bấy giờ đầy những án oan. Đúng là một tấn bi kịch đẫm máu trong lịch sử nhân loại.  

(Đón đọc kỳ tới: Động cơ ác độc đội lốt chính nghĩa)

Đọc thêm