Hãy là nhạc trưởng của bản nhạc cuộc đời

(PLVN) - Cuộc đời của mỗi người được ví như một bản nhạc có nhiều nốt thăng trầm qua từng giai đoạn của cuộc sống. Hạnh phúc và thành công không đến một cách ngẫu nhiên, mà thường đến với những người biết hoạch định tốt cuộc sống của chính mình. Làm sao có thể chủ động điều khiển “bản nhạc cuộc đời” của chính bạn và gia đình của bạn?
Hãy là nhạc trưởng của bản nhạc cuộc đời

Cuộc sống vốn nhiều bất trắc

Có một vị giáo sư nọ thuê một người chèo đò chở ông xuôi dòng sông. Trên đường đi, để chứng tỏ mình thông minh và uyên bác hơn người, vị giáo sư tìm cách thách đố người lái đò.

Nhặt lên một viên đá ven bờ, ông hỏi, “Anh có bao giờ học môn địa chất chưa?”. Người lái đò nhìn ông ngại ngùng và đáp, “Ơ... không”, thậm chí anh còn không hiểu từ địa chất nghĩa là gì. “Vậy thì tôi e rằng anh đã uổng phí một phần tư cuộc đời rồi!”, vị giáo sư nói giọng trịch thượng. Anh lái đò cảm thấy mình thật ngu dốt nhưng vẫn tiếp tục chèo thuyền.

Càng đi xa, dòng nước càng chảy xiết. Một lúc sau, con người uyên bác kia thò tay vớt lên một chiếc lá trôi trên sông và hỏi, “Này anh kia, thế anh có biết gì về bộ môn Thực vật học không?”. Người này, một lần nữa, lại tỏ ra bối rối, “Ừm... không”. Vị giáo sư lắc đầu và chép miệng, “Chậc chậc, thế thì anh mất toi một nửa cuộc đời rồi còn gì!”. Ông ngoắc tay ra hiệu cho anh tiếp tục chèo. 

Khúc sông này khá gập ghềnh, sóng nước đập mạnh vào mạn thuyền khiến con thuyền nhỏ chao đi lắc lại. Nhưng con người thông kim bác cổ kia không để ý điều này, ông còn mải ngắm dãy núi trập trùng xa xa. Ông chỉ tay về hướng đó và hỏi, “Thế anh có biết về địa lý không đấy?”. Cảm thấy mình thật thấp hèn và kém cỏi, người lái thuyền nuốt nỗi nhục trong lòng, trả lời, “Không”. Giáo sư bèn phán, “Tôi cũng nghĩ thế. Anh đã phí ba phần tư cuộc đời rồi”.

Lúc này, dòng sông trở nên hung tợn với những cơn sóng cả. Người lái đò không thể giữ chiếc thuyền nhỏ thăng bằng được nữa. Một cơn sóng dữ lật nhào chiếc thuyền lên một tảng đá lớn giữa dòng. Hai người ngoi ngóp giữa dòng nước, anh lái đò quay sang hỏi giáo sư, “ông có biết bơi không?”. Vị giáo sư run rẩy đáp, “Kh... không!”. “Thế thì ông mất cả cuộc đời rồi!”, người chèo thuyền nói rồi bơi vào bờ.

Cũng giống như vị giáo sư và người chèo đò đang “vật lộn” với dòng nước xiết, bạn đang sống trong một thời đại biến đổi từng giờ. Phải chăng dòng sông cuộc đời ngày càng chảy nhanh hơn và khó lường hơn? Bạn tưởng rằng mình đã được trang bị tất cả nhưng hóa gì khi gặp chuyện mới biết mình chẳng có gì.

 

Có những việc từng cần đến hàng chục năm mới thay đổi được, nay chỉ cần vài tháng. Chẳng phải để phát minh ra băng cát-xét thế cho đĩa thu âm, người ta đã cần tới 50 năm đó sao? Khoảng 10 năm sau đó, con người lại phát minh ra đĩa CD thế cho băng cát-xét. Khoảng 5 năm sau nữa, những chiếc đĩa siêu nhỏ ra đời. Và trong vòng ba năm kế tiếp, MP3 khiến mọi thứ trước nó trở nên lỗi thời.

Những doanh nghiệp hàng triệu đô có thể bị sập tiệm trong phút chốc. Đồng thời những công ty bé xíu có thể biến thành những công ty khổng lồ chỉ trong vài năm. Tương tự, một chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm và kiến thức quý giá có thể không trụ nổi trong một nền kinh tế đầy biến động. 

Tương tự, một chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm và kiến thức quý giá có thể không trụ nổi trong một nền kinh tế đầy biến động. Tại sao vậy? Nền kinh tế hiện đại biến chuyển nhanh đến nỗi 80% những gì bạn học ở trường trở nên vô dụng ngay trước khi bạn tốt nghiệp. Khoảng 30% số ngành nghề, doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ phổ biến hiện nay chưa hề tồn tại ở thập kỷ trước.

Hãy luôn giữ thế chủ động

Có một thử nghiệm nho nhỏ như thế này. Khi tiêm, hành động siết, căng cơ bắp có thể khiến cho cảm giác đau trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt khi tiêm cơ bắp, do đó bạn nên thả lỏng cơ. Suy nghĩ, "mình sắp được tiêm" thay vì, "mũi tiêm sẽ không đau".

Câu đầu tiên giúp bạn chấp nhận điều không thể tránh khỏi để cơ thể thư giãn thay vì căng thẳng và sợ hãi. Sự sợ hãi sẽ dẫn đến phản xạ co thắt, nó không những không giúp bạn giảm đau mà có thể khiến cho chỗ tiêm bị sưng tấy.

Vậy thì, đối mặt với cuộc sống nhiều biết động này cũng như vậy? thay vì hoảng hốt, sợ hãi và lo lắng, tại sao chúng ta không bình tĩnh đối mặt, chủ động xử lý mọi tình huống. Thay vì để cho cuộc đời dẫn dắt, làm nô lệ cho những nhu cầu cá nhân, nay bị “sếp” giao, mai bị cuốn vào công việc “liên tu bất tận”, tại sao chúng ta không chủ động xử lý mọi việc, sắp xếp lộ trình cho cuộc đời của mình.

Từng một thời, cuốn sách "Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi" của Andrew Matthews trở thành best-seller, bởi một thông điệp ngắn gọn nhưng luôn đúng đắn trong mọi hoàn cảnh: "Chính thái độ sống sẽ quyết định số phận của mỗi chúng ta". "Gieo thói quen, gặt tính cách. Gieo tính cách, gặt số phận". Chính hành động sống và thái độ sống sẽ quyết định số phận một con người. 

Trong tâm trí của tụi nhóc cấp 2, câu nói đó có vẻ hơi quá tầm. Nhưng nếu nghĩ thật sâu về điều đó, chúng tôi hiểu đơn giản rằng, chỉ cần mình học thuộc bài sớm và đi ngủ sớm, ngày hôm sau mình đã có thể đi học đúng giờ và rinh điểm tốt ngon ơ. Chỉ cần mình chú ý học hành, chắc chắn không còn phải lo lắng mỗi khi buổi họp phụ huynh sắp tới. Về sau, chính bài học này đã theo chúng tôi đến suốt cuộc đời.

Có một thời, hai từ "chênh vênh" được nhắc nhiều tới mức nó gần như trở thành một câu nói thời thượng của giới trẻ. Chênh vênh 25, chênh vênh 26, thậm chí cả chênh vênh 30… Vừa gợi nhắc một tình trạng sống bấp bênh, không ổn định, lại vừa gợi cảm giác chán chường, hoang mang của những ngày còn trẻ.

Nhưng này bạn, hãy thử nhìn ra xung quanh cuộc sống của mình, bạn sẽ thấy gì? Người bạn thân mới mua căn nhà đầu tiên và đạt được một vị trí công việc mơ ước. Người khác lựa chọn con đường riêng để đi và hạnh phúc với lựa chọn của mình. Đứa bạn hàng xóm từ thuở đầu trần tắm mưa vừa đưa bố mẹ đi nghỉ dưỡng dài ngày. Hay không nói đến những vấn đề vật chất, bạn nhìn ra xung quanh và thấy nhiều người hạnh phúc với cuộc sống của mình. Tức là họ rất giàu có về tinh thần.

Trong khi bạn thì sao? Bạn không biết bao giờ mới kết hôn cùng cô bạn gái đã yêu lâu năm. Bạn có cả tỉ thứ phải quan tâm, phải sắm sửa nhưng chịu chết với vị trí nhân viên văn phòng tầm thường và không kiếm nổi thêm một nguồn thu nào cả. Bạn từng có ước mơ trở thành một ai đó ở ngoài kia, nhưng giờ phải hài lòng với một vị trí trong này. Bạn ngưỡng mộ những người thành công, nhưng không biết cách nào đạt được như họ và cũng tự ti khi đứng trước mặt họ. Bạn cảm thấy chênh vênh với chính cuộc đời mình hiện tại. 

Nếu điều đó xảy ra, chỉ đơn giản là bạn đã chọn một cách sống khác, và đơn giản đó là một lựa chọn tệ. Bởi lẽ, những lựa chọn tốt không khiến con người ta chênh vênh. Những lựa chọn tốt giúp chúng ta hạnh phúc.

“You know my name, not my story”. Câu này của anh Jonathan Anthony Burkett, nhà văn trẻ. Đại ý là: Ừ thì bạn biết biết tôi vậy đó, còn tôi vậy đó là như thế nào thì bạn đâu có biết. Bạn không biết những gì diễn ra với tôi, với cuộc đời tôi, sao biết được tôi đã trải qua những gì vân vân.

Câu này là nguyên tắc số 1 để làm chủ cuộc sống. Không phán xét hay đánh giá gì về những điều chúng ta chưa biết, về những người mà chúng ta chẳng biết gì về họ. Mà có biết, cũng không được nhận xét gì hết. Đúng và sai, dở và hay, chúng ta có phải là họ đâu mà biết. Tuân thủ nguyên tắc này, bạn có hai quyền: Một: Yêu cầu người khác đối xử với mình như vậy. Hai: Đối với những phán xét không căn cứ, chủ quan và tùy tiện thì chỉ cần có một thái độ duy nhất: Kệ.

Cuộc sống, mỗi người đều có cho mình một con đường riêng, không ai có thể đi thay bạn cả. Đừng vì hâm mộ người khác mà vội vàng cầm bản đồ của họ đi dò đường của mình bạn nhé! Mỗi người có một cuộc đời là của riêng mình, trong cuộc đời đó lại có vô vàn cách sống.

Nhiều người chọn cho mình cách vui vẻ đứng ngoài mọi chuyện, có người lựa cho mình cách dấn thân, còn có cả người sẵn sàng vì đam mê mà sẵn sàng chịu mạo hiểm... Nhưng cuối cùng kết quả vẫn chỉ có một, sống cho bản thân mình mới là cách sống tốt nhất. Con người vốn dĩ chỉ sống một lần trên đời, bạn còn đợi đến bao giờ mới sẵn sàng làm những điều mình thích, sống vì mình chứ không phải vì người khác?

Người sống tốt cuộc sống của mình là người biết cách hưởng thụ cuộc sống. Người không ngần ngại tìm kiếm những điều khiến bản thân thoải mái, càng không vì tiết kiệm mà đắn đo khi quyết định mua một món đồ mang lại niềm vui cho mình. Đấy mới là cuộc sống có thể khiến bạn vui vẻ, hạnh phúc để sau này bạn có thể mỉm cười nhớ về nó khi xế chiều.

Vậy vì sao phải chủ động sắp xếp cuộc đời mình? Vì sao người bị động lại coi là người thất bại, mời các bạn dón đọc kỳ tới...

(Còn nữa) 

Đọc thêm