Huệ Khả - Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ hai mươi chín

(PLVN) - Ngài sinh vào năm 494, tịch năm 601, thọ 107 tuổi. Ở nước Chu, cha là Chu Lương Khánh, dòng dõi Hoàng thất, mẹ là Khưu Phước Vinh. Cha mẹ Ngài 39 tuổi mà chưa có con, nên thường xuyên đến chùa cầu tự. Một hôm, cha mẹ Ngài đến chùa cầu tự, đêm đó về nhà nằm mộng thấy có hào quang kỳ lạ chiếu vào nhà, nên sanh Ngài ra đặt tên Ngài là Chu Thần Quang, tức ánh sáng kỳ diệu.
Tôn giả Huệ Khả.
Tôn giả Huệ Khả.

Hành trình ngộ thiền

Lớn lên, Ngài rất thông minh, xem tất cả các kinh của Lão Tử và Khổng Tử viết, Ngài thấy chưa thông suốt, nên xem qua tất cả các kinh Phật giáo, nhưng những kinh mà Ngài xem qua cũng không làm thoả mãn lòng kiếm tìm của Ngài. Ngài đến chùa Long Môn trên núi Hương Sơn thuộc Lạc Dương, gặp thiền sư Bảo Tịnh rồi đến chùa Vĩnh Mục tại huyện Du Giảng Tứ, tiếp tục tìm hiểu kinh luận của Nhà Phật nhưng không ai khiến Ngài thỏa mãn. 

Năm 32 tuổi, Ngài trở về chùa Hương Sơn chuyên ngồi thiền Quán và Tưởng. Có một vị Thầy thấy sư ngồi niêm mật như vậy có bảo rằng: Tôi thấy ông tu kiên cường quá mà không có kết quả gì, vì vậy ông hãy đến chùa Thiếu Lâm để hỏi Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, có thể Tổ giúp cho ông được toại nguyện.

Ngài liền đến chùa Thiếu Lâm ra mắt Tổ và xin Tổ dạy Ngài pháp môn Giải thoát. Ngài đến chùa Thiếu Lâm ra mắt Tổ, Tổ không màng nhìn Ngài, Ngài quỳ sau lưng Tổ đến 3 ngày 3 đêm. Tổ thấy Ngài có chí khí kiên cường như vậy, nên quay lại hỏi: Ông quỳ sau lưng ta suốt 3 ngày 3 đêm như vậy để cầu việc gì?

Ngài thưa: Con xin Tổ dạy con đạo "Giác ngộ và Giải thoát". Tổ bảo: Đạo Giác ngộ và Giải thoát, là đạo đưa con người từ một Phàm phu để trở thành một vị Phật, ông có chút hạnh cỏn con như vậy mà muốn làm Phật được sao?

 

Thấy Tổ Bồ Đề Đạt Ma chê mình, nên Ngài xuống nhà bếp lấy con dao chặt đứt cánh tay trái đem dâng cho Tổ để cầu đạo "Giải thoát". Tổ thấy trên đời này không ai có ý chí kiên cường như Ngài, nên Tổ nhận Ngài làm đệ tử và đặt tên là Huệ Khả, tức có ý chí và dạy Ngài pháp môn Thiền tông.

Ngài theo Tổ học pháp môn Thiền tông được 2 năm. Một hôm, hai Thầy trò đi qua sông, vừa lên thuyền thấy bên bờ sông có con rắn cắn con ếch, con ếch kêu lên, Tổ hỏi Ngài :

Tiếng con gì kêu đó? Ngài thưa: Tiếng con ếch kêu vì nó bị con rắn cắn. Tổ bảo: Vậy mà ông nói, con thường liễu liễu hằng tri mà sao còn chạy theo vật? Ngài nghe Tổ nhắc nhở như vậy, tự nhiên Ngài "chết đứng". Tổ biết, nhờ câu nhắc nhở của mình nên ngài thấy được tường tận "Ngũ uẩn giai không". Khi Ngài trở lại sống bình thường với vật lý, Ngài trình thưa với Tổ: Con nhờ Tổ nói diệu thuật này, nên nay con đã được thấy rõ ràng "Bản lai diện mục" của con rồi.

Ngài liền trình bài kệ 56 câu như sau: Người đời vay trả, trả vay/ Cứ vay và trả biết ngày nào xong; Nhờ Thầy nhắc khéo con không/ Không theo thế sự, ở trong Niết bàn. Vào đây thấy được rõ ràng/ Tánh Ý thanh tịnh, rõ ràng tự nghe; Nghe Thấy thanh tịnh không che/ Những thứ vật lý không đè được con.

Thì ra Bể tánh trống không/ Không có vật chất ở trong Niết bàn; Không có vật chất rõ ràng/ Thấy Nghe thông suốt, không gàn thứ chi. Thiền tông quả thật diệu kỳ/ Không theo vật lý cái gì cũng thông; Ngày xưa con cứ ngóng trông/ Mong sao thành Phật để xong luân hồi.

Năm tháng ngồi thiền để thôi/ Để thôi sinh tử, luân hồi bỏ ta; Hành thiền năm tháng đã qua/ Thì ra vô ích vì ta dạy khờ. Dại khờ vì hiểu vu vơ/ Dụng công Quán, Tưởng là bờ trầm luân; Vì vậy Đức Phật bảo ''Dừng''/ Luân hồi sanh tử tức thì ''Dừng'' ngay.

Nhờ con dám chặt cánh tay/ Để cầu giải thoát Đức Ngài dạy con; Hôm nay Thầy khéo dạy con/ Chỉ hỏi rắn ếch, mà con về nguồn. Về nguồn con thấy rõ luôn/ Ở trong thanh tịnh không buồn không vui; Thanh tịnh không có cái ''Tui''/ Mà chỉ Thấy, Biết muôn trùng xa xăm.

Vào đây con chỉ âm thầm/ Vì vậy vật lý cõi trần đứng yên; Người nhìn thấy tưởng con điên/ Không nhúc, không nhích , y như ''Trời trồng''. Thầy biết con vậy đã xong/ Vì vậy đứng nhìn đệ tử Thầy ''Rơi''; Rơi vào Bể tánh thảnh thơi/ Vì không vật chất, thảnh thơi vô cùng.

Đức Phật chỉ dạy tột cùng/ Rơi vào Bể tánh là đây Niết bàn; Niết bàn không chuyện thế gian/ Mà chỉ Thấy Biết muôn ngàn diệu linh. Vào đây muốn có huyền linh/ Khi mình khởi muốn, huyền linh có liền; Huyền linh Bể tánh linh thiêng/ Không được thi thố trước người thế gian.

Chỗ này Phật dạy rõ ràng/ Khi ngộ thiền học không màng huyền linh; Huyền linh sử dụng thì mình/ Bị dính bị mắc luân hồi kéo ngay. Vào trong lục đạo thi tài/ Thi tài mà được, thi hoài không thôi; Do vậy Đức Phật dạy ''Thôi''/ Luân hồi sinh tử hết rồi là xong. 

Tổ nghe Ngài trình 56 câu kệ, biết Ngài được "Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh", nên dạy như sau: Nay ông đã được "Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh" và vượt qua được cửa "Bí mật Thiền tông". Vì hiện nay ta có trên 1.000 đệ tử, nếu ta âm thầm truyền "Bí mật Thiền tông" cho ông, những người kia nói ta không công bằng. Vậy, một tuần sau ta sẽ có cuộc kiểm thiền trước tất cả mọi người, nếu ai nhận được "cốt tủy hoặc cao hơn là não tủy Thiền tông" ta sẽ trao Tổ vị cho.

Linh thiêng Lễ truyền Tổ vị Thiền tông đời 29

Đúng một tuần sau, tại sân chùa võ Thiếu Lâm cuộc kiểm thiền được thực hiện. Tất cả những người tu sỹ trong chùa cũng như Phật tử đều được tham dự, Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói: Ta nay đã trên 100 tuổi, người đời phải chịu quy luật: Sanh - Lão - Bệnh - Tử, ai mang thân tứ đại của vật lý này, đều phải như vậy cả. Đức Phật là Đấng tối cao Giác ngộ mà cũng không ngoài định luật này, còn ta chỉ là một vị Tổ có bổn phận dẫn Mạch nguồn Thiền tông đến nước Trung Hoa này, để truyền lại cho người phương Đông.

Vậy, hôm nay ta công bố 2 điều như sau: Trong đại chúng, bất luận là nam hay nữ, người xuất gia hay tại gia, người giàu hay nghèo, người cao sang hay bần cùng, người có học thức hay không học thức. Đối với đạo Thiền tông của Đức Phật dạy, ai ai cũng bình đẳng như nhau, người nào nhận được cốt tủy hay não tủy của pháp môn Thiền tông học này, ta sẽ truyền Tổ vị Thiền tông đời thứ 29 lại cho.

Vị nào nhận được Tổ vị, hãy mau mau rời khỏi Thiếu Lâm tự này. Vì Thiếu Lâm tự là chùa võ không thích hợp với pháp môn Thiền tông, nên lúc nào cũng động, còn pháp môn Thiền tông là pháp môn Thanh tịnh, nên không thích hợp. 

Tổ vừa nói xong, búa kiểm thiền Ngài gõ xuống bàn để cuộc kiểm thiền bắt đầu. Đầu tiên, ông đạo Phàn A Dục, Lại Chí Cường, Trường Trí Phó,

Bà Ni Phúc Lộc Tổng Trì, ông cư sỹ Vĩnh Phước Trầm đứng ra thưa Tổ nhưng không ai chạm được tới não tủy của Tổ.

Lúc này, Ngài Chu Thần Quang (Huệ Khả) đến trước mặt Tổ không nói lời nào, chỉ chắp tay xá Tổ rồi lui về chỗ cũ. Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói với Ngài: Ông tuy không nói lời nào, nhưng ông đã hiểu lời dạy của Đức Phật Thích Ca Văn về pháp môn Thiền tông học này, nhìn từ trong ra ngoài, ông đã chạm được phần tủy não của ta. Theo quy định trong Thiền tông, ông là người đã đạt được "Bí mật Thiền tông", vậy, Tổ vị Thiền tông đời thứ Hai Mươi Chín ta sẽ truyền lại cho ông sau một tuần nữa.

Tổ dạy Ngài Chu Thần Quang (Huệ Khả) và đại chúng: Nay chánh pháp Thiền tông của Như Lai Huyền ký chảy về phương Đông hôm nay ông Chu Thần Quang đã nhận được. Nay ta công bố trước đại chúng lời dạy của Tổ Bát Nhã Đa La dạy ta như sau: Khi ta truyền "Bí mật Thiền tông" cho ông Chu Thần Quang rồi, ta phải đi thí nghiệm pháp môn Thiền tông học này chỗ đông người, coi có đúng là chỗ đông người không chấp nhận pháp môn Thiền tông này không.

Đúng một tuần sau vào ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tý, buổi lễ truyền "Bí mật Thiền tông" được tổ chức trước sân chùa võ Thiếu Lâm, đầy đủ các môn đồ của Tổ đều đến tham dự. Các ông phải tổ chức thật là trang nghiêm đúng theo phong cách Thiền tông, Huệ Khả là vị Tổ sư thiền tông thứ hai Trung Hoa, được nối truyền từ Đạt Ma Sư Tổ.

(Đón đọc: Vì sao Nhị tổ Thiền Tông Huệ Khả chịu tiếng oan mà chết ở Hàm Đan?) 

Đọc thêm