Xứng đáng là trung tâm của hệ thống tư pháp

 Nhân dịp kỷ niệm 65 năm truyền thống ngành Toà án nhân dân (13/9/1945- 13/9/2010) và Đại hội thi đua yêu nước ngành Toà án lần thứ II, xin giới thiệu diễn văn của đồng chí Trương Hoà Bình- Uỷ viên T.Ư Đảng, Chánh án TANDTC về sự kiện quan trọng này.

Nhân dịp kỷ niệm 65 năm truyền thống ngành Toà án nhân dân (13/9/1945- 13/9/2010) và Đại hội thi đua yêu nước ngành Toà án lần thứ II, xin giới thiệu diễn văn của đồng chí Trương Hoà Bình- Uỷ viên T.Ư Đảng, Chánh án TANDTC về sự kiện quan trọng này.

Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình
Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình

Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi thời kỳ Cách mạng

Một số vụ án lớn, án điểm đã được các Toà án xét xử thời gian qua như vụ án “gián điệp biệt kích xâm nhập” do Hoàng Cơ Minh cầm đầu, các vụ án phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc ở Huế và một số tỉnh Tây Nguyên; các vụ án về kinh tế như Epco- Minh Phụng, Tân Trường Sanh, các vụ án ma tuý lớn như Vũ Xuân Trường, Nguyễn Đức Lượng, Nguyễn Văn Tám; các vụ án tham ô, lừa đảo lớn như Trần Đàm, Tăng Minh Phụng, Lã Thị Kim Oanh, PMU18; một số vụ án mang tính chất kiểu băng nhóm xã hội đen  như Khánh “trắng”, Phúc “bồ”, Năm Cam.v.v.

Cách đây 65 năm, ngày 13/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 33C thành lập các Toà án Quân sự- sự kiện lịch sử quan trọng đánh dấu sự ra đời của ngành Toà án và từ đó đến nay ngày 13/9 hàng năm được coi là ngày truyền thống của ngành.

Thời điểm năm 1945, các Toà án quân sự được thiết lập để “xét xử tất cả các người nào vi phạm vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập của đất nước và không xét xử án dân sự. Trong thời gian từ năm 1946 đến 1954, hệ thống Toà án còn bao gồm các Toà án binh và Toà án nhân dân đặc biệt ở những nơi cải cách ruộng đất.

Sự ra đời của Hiến pháp 1959 và Luật tổ chức Toà án năm 1960 đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng của ngành TAND, theo đó hệ thống Toà án được tổ chức phân cấp như hiện nay, thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, đứng trước yêu cầu nhiệm vụ mới trong tình hình mới, ngành Toà án đã xác định nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới và đề ra biện pháp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó.

Mặc dù nhiệm vụ chính trị ở mỗi giai đoạn có khác nhau, song Toà án là công cụ chuyên chính của Nhà nước trong việc trấn áp bọn gián điệp, phản cách mạng, xử lý các tội xâm phạm tài sản… góp phần giữ vững chính quyền nhân dân. Nhìn lại chặng đường 65 năm qua, chúng ta tự hào rằng trong mọi thời kỳ của Cách mạng Việt Nam, ngành Toà án luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Bước đột phá trong thời kỳ cải cách tư pháp

Đặc biệt, từ năm 2002 đến nay, với việc triển khai thực hiện Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, ngành Toà án đã vươn lên mạnh mẽ và giành được nhiều thành tựu quan trọng. Mặc dù số lượng các vụ án mà năm sau ngành giải quyết cao hơn năm trước (năm 1995 giải quyết 102.297 vụ; năm 2009 là 274.147 vụ; nhưng chất lượng xét xử không ngừng nâng cao.

Đối với án hình sự, các Toà án luôn bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị, quán triệt sâu sắc các quan điểm đường lối Đảng, áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật để giải quyết, xét xử các vụ án, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà, đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạnc hế đến mức thấp nhất sai sót nghiêm trọng, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.

Trong xét xử các vụ án phi hình sự, ngành Toà án cũng có nhiều cố gắng nỗ lực nâng cao chất lượng xét xử, đảm bảo xét xử đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi chiíh đáng của tổ chức, cá nhân, góp phần thúc đẩy các giao dịch dân sự- kinh tế phát triển lành mạnh, đúng hướng. Đặc biệt, các Toà án đã chú trọng công tác hoà giải, kịp thời giải qiuyết, hàn gắn củng cố mối đoàn kết trong nhân dân, hàng năm tỉ lệ các vụ án hoà giải thành là 40%.

Nêu cao tinh thần “Phụng công thủ pháp”

Đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị, ngành Toà án đã hoàn thiện đội ngũ nhân lực cả về lượng và chất, đến nay toàn ngành có 12.158 biên chế trong đó 4.557 Thẩm phán, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt, phẩm chất chính trị vững vàng. Ngành Toà án cũng đang triển khai xây dựng và hoàn thiện nhiều Đề án quan trọng liên quan đến tổ chức và hoạt động của ngành; đã xây dựng thành công Sổ tay thẩm phán giúp cho Thẩm phán thuận lợi trong việc tra cứu và áp dụng pháp luật trong nghiệp vụ xét xử.

Đặc biệt, TANDTC đã khai trương website ngành Tòa án nhằm phục vụ hoạt động nghiệp vụ và đây cũng là diễn đàn trao đổi nghiệp vụ, cung cấp văn bản pháp luật liên quan tới công tác Toà án, góp phần từng bước minh bạch hoá các hoạt động của Toà án. Các hoạt động khác cũng có nhiều chuyển biến tích cực, công tác hợp tác quốc tế cũng được nâng lên tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.

Với kết quả đã đạt được, ngành TAND đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh vào năm 1985, Huân chương Sao Vàng năm 2005, Toà án Quân sự Trung ương được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì và Huân chương Độc lập hạng Ba vào các năm 1984 và 1995. Hàng trăm tập thể, hàng ngàn cán bộ công chức ngành TAND đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ tặng các danh hiệu cao quý như Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lâp, Huân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Chính phủ…

Phát huy những thành tựu mà ngành Toà án đã đạt được suốt chặng đường lịch sử 65 năm qua, tập thể cán bộ công chức ngành TAND nguyện chung sức, chung lòng, tận tâm tận lực khắc phục những hạn chế thiếu sót, nâng cao ý thức trách nhiệm, phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ để vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, xứng đáng với 8 chữ vàng “Phụng công thủ pháp, chí công vô tư” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng.

Công tác quan hệ đối ngoại cũng được chú trọng và nâng lên tầm cao mới, cụ thể TANDTC đã ký thoả thuận hợp tác với TATC Liên bang Nga, Toà án Kinh tế Tối cao Cộng hoà Bê-la-rút, Toà án Liên bang Úc, TANDTC nước CHDCND Lào và TATC Vương quốc Campuchia. Đồng thời tiếp tục chuẩn bị tiến tới ký kết ghi nhớ, thoả thuận hợp tác với Toà án các nước Hàn Quốc, Nhật bản, Trung Quốc. Đặc biệt, năm 2009 TANDTC đã tổ chức thành công Hội nghị Chánh án các nước Châu Á- Thái Bình Dương lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, nâng cao vị thế của Việt Nam nói chung và ngành TAND Việt Nam trong khu vực và quốc tế.
PLVN (lược ghi)

Đọc thêm