Ngày tận thế của Tứ phương giang hồ

(PLVN) - Sau những hành vi phạm pháp, cuối cùng Tứ phương đạo tặc lần lượt phải trả giá bằng những bản án tù hoặc sự trả thù bi thảm của băng đảng đối lập. Từ những năm cuối của thế kry trước, Tứ phương đạo tặc bị xóa sổ, thỉnh thoảng người dân kể cho nhau nghe từng có một băng đảng giang hồ mang khát vọng chiến đấu để bảo vệ thành viên và người dân trong khu phố...
Ngày tận thế của Tứ phương giang hồ

Sau khi Monroe bị giết, “ngai vàng” đã mở rộng và Walter Wheat lại xuất hiện để thế chỗ, ông trùm này đã bổ nhiệm con rể Angelo làm lãnh đạo mới của băng đảng để điều hành mọi hoạt động. Angelo khi đó chỉ mới 21 tuổi nhưng muốn cai trị các thành viên theo hướng bạo lực để kiểm soát tiền bạc và quyền lực một cách tuyệt đối.

Angelo mang đến “làn gió mới” cho băng đảng Tứ phương đạo tặc, giúp nó mở rộng hơn bao giờ hết. Angelo biến băng đảng không còn chỉ là người da màu, bây giờ tất cả các sắc tộc, màu da đều có thể được thu nạp vào băng. Điều này làm nhân số của băng đảng tăng lên đáng kể và cũng hạn chế được nhiều cuộc đụng độ không cần thiết. Angelo phát triển các chân rết ở nhiều tiểu bang khác như Atlanta, Georgia, mặc dù ở nơi khác nhưng cách điều hành của Angelo đã khiến các đầu mối này qui thuận và phục tùng tuyệt đối.

Đế chế do Angelo gây dựng nên ngày một phát triển và mở rộng, chỉ đến khi cảnh sát Chicago tiến hành các chiến dịch “thanh lọc” đường phố, triệt phá các đầu mối buôn bán ma túy thì ông trùm trẻ tuổi này mới bị lần ra và bắt giữ.

Sau đó, Roberts đã quyết tâm trả thù và muốn gửi một “thông điệp” tới cảnh sát và toàn thế giới rằng nếu nhúng tay vào cản trở hoạt động của hắn ta thì sẽ phải gánh hậu quả. Cụ thể là ngay khi bị bắt giam, Angelo đã móc nối với đàn em để tập hợp vũ khí, gom súng đạn, thậm chí là cả súng phóng lựu để chuẩn bị cho cuộc “chấn hưng” danh tiếng của băng đảng.

Ngay khi biết được ý định này của con rể, Walter Wheat đã đến gặp và cảnh báo Angelo không được manh động, những thành viên khác ở trong tù cũng nghe lệnh Walter canh chừng Angelo giở trò. Cũng từ đây, Angelo chính thức coi bố vợ của mình là “kẻ ngáng đường” và cần phải loại bỏ để hắn ta đạt được “quyền lực tuyệt đối” trong băng đảng.

Sau khi ra tù vào tháng 6/1994, ngay lập tức Angelo đã “ở ẩn” để âm thầm tiến hành những kế hoạch của mình. Angelo tiếp tục móc nối để tìm mua súng đạn trang bị cho băng đảng của mình, nhưng hắn ta lại quá “đen” khi liên hệ mua súng đúng đầu nậu do lực lượng chống khủng bố (ATF) “cài cắm” để giăng bẫy. Lúc giao nhận hàng, Angelo không đến mà chỉ đạo đàn em ra mặt giao dịch. Khi lực lượng chống khủng bố ập vào bắt giữ những kẻ có mặt, Angelo thấy động nên đã kịp chuồn êm.

Qua điều tra, giới chức mới phát hiện một âm mưu động trời của Angelo, hóa ra hắn mua số súng đạn này nhằm mục đích tấn công thẳng vào trụ sở Đồn cảnh sát Harrison ở phía Tây Chicago bởi họ đã dám “nhúng mũi” vào “nồi cơm” của hắn và băng đảng, hơn nữa là để thị uy với tất cả các băng nhóm khác có ý định nhăm nhe địa bàn của băng Tứ phương đạo tặc.

Vào ngày 25/7/1994, Walter Wheat (khi đó 43 tuổi) đang ngồi trong ô tô chờ bạn ở phía ngoài một cửa hàng quần áo, Bobby Cooley (17 tuổi) cởi trần, đi xe đạp tiến tới gần và rút súng bắn liên tiếp 2 phát vào đầu và người Walter. Ông trùm, người sáng lập ra băng đảng Tứ phương đạo tặc bị chết một cách tức tưởi ngay trên lãnh địa của mình.

Bobby Cooley bị bắt không lâu sau đó khi tiếp tục thực hiện một vụ nổ súng khác, đến lúc Bobby khai ra mọi chuyện, cả cảnh sát và giới giang hồ một phen rúng động khi biết người đứng sau vụ ám sát Walter không phải ai khác chính là Angelo - con rể của ông trùm. Bobby sau đó đã bị kết án chung thân, đến giờ vẫn còn đang trong tù.

Đến ngày 16/1/1995, Cảnh sát Chicago tìm thấy thi thể của Angelo được giấu sau cốp một chiếc ô tô đỗ tại số 7009 S.Vernon. Angelo đã bị kẻ khác hành quyết bằng cách cắt cổ, hung thủ sát hại Angelo đến giờ vẫn chưa được xác định, nhưng giới giang hồ vẫn đồn đại rằng Angelo bị các thành viên tron băng đảng xử tử để trả thù cho cái chết của ông trùm Walter.

Sau cái chết của Angelo Roberts, Ray Longstreet tiếp quản băng đảng Tứ phương đạo tặc, và tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động tội phạm. Số thành viên của băng đảng này đã lên đến con số gần 20.000 thành viên nhưng giờ đây lại hoạt động một cách manh mún, vô tổ chức và không chịu sự kiểm soát của người đứng đầu nữa.

Tứ phương đạo tặc giờ đây chỉ còn là một cái tên, chứ chúng thật sự không còn là một băng đảng chiến đấu để bảo vệ thành viên và người dân trong khu phố như ngày nào nữa. 

Đọc thêm