Trung Hoa bí sử - (Kỳ 4): Quyền uy của thái giám nơi cung cấm

(PLVN) - Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, thái giám luôn là người được tin tưởng và gẫn gũi nhất với Hoàng đế, bởi vậy họ là những người có quyền uy nhất định trong vương triều. Từ việc ăn, ngủ, thậm chí cả những quyết định liên quan đến vận mệnh quốc gia của nhiều Hoàng đế Trung Hoa cũng bị các thái giám thao túng, biến nhiều ông vua trở thành bù nhìn. 
Thái giám là những người trực tiếp sắp xếp các buổi thị tẩm cho Hoàng đế Trung Quốc.
Thái giám là những người trực tiếp sắp xếp các buổi thị tẩm cho Hoàng đế Trung Quốc.

Phi tần phải lấy lòng thái giám

Phi tần sống trong cung chẳng hề sung sướng, mọi thứ đều không được quyết định, chỉ nhờ vào may mắn, hên thì được sủng ái, còn không thì cứ mãi sống lạnh lẽo chốn hậu cung. Họ không được phép vào gặp Hoàng đế, không quyết định chuyện “yêu”, không có quyền giữ hay bỏ thai và chắc chắn chuyện tình cảm cũng không thể tự mình làm chủ.

Nhà Thanh rất coi trọng sổ “ghi chép giường chiếu”, bộ phận riêng chuyên quản chuyện “yêu” của Hoàng đế được gọi là Kính sự phòng. Những thái giám này chuyên ghi chép và lưu trữ những chuyện xảy ra từ lúc hoàng đế sủng ái cung tần cho đến khi kết thúc.

Sau khi Hoàng đế chọn được thẻ bài thì sẽ có người đến báo cho các phi tần chuẩn bị tắm rửa sạch sẽ, thoa nước thơm lên cơ thể sau đó quấn chăn kín người và chờ người khiêng đến tẩm cung.

Trong khi Hoàng đế và phi tần “vào cuộc yêu”, thái giám sẽ đứng gần giường ngủ để ghi chép lại thời gian hành sự, cảm xúc cho đến tư thế. Để đảm bảo sức khỏe, Hoàng đế chỉ được thị tẩm trong vòng 30 phút. Khi “hết giờ”, thái giám sẽ lớn tiếng hô: “Đến lúc rồi”, nếu Hoàng đế vẫn còn đang trong “cảm xúc dâng trào” thì Thái giám cứ liên tục hô to đến khi nào “cuộc vui” dừng lại mới thôi.

Việc tiếp theo của Thái giám chính là hỏi Hoàng đế:“Giữ lại hay bỏ đi?”. Câu này có 2 ý nghĩa, thứ nhất là muốn biết được Hoàng đế sẽ giữ phi tần lại ngủ qua đêm hay cho về hậu cung. Thứ hai là giữ lại cái thai hay bỏ?

Khi Hoàng thượng và phi tần “nhập cuộc”, Thái giám sẽ đứng canh ở đầu giường.
Khi Hoàng thượng và phi tần “nhập cuộc”, Thái giám sẽ đứng canh ở đầu giường. 

Do dàn hậu cung đông đúc, không phải ai cũng có cơ hội được kề cận Hoàng đến thế nên các phi tần mới nhờ đến Thái giám “sắp xếp”. Lợi dụng điều này, Thái giám cũng đưa ra các “điều kiện” với phi tần.

Dễ nhất là sau khi “yêu” xong Hoàng đế phán “không giữ”, các Thái giám sẽ “giải quyết” bằng cách ấn vào một huyệt đạo trên mông của vị phi tần vừa được sủng hạnh sau đó dùng tay để liên tục xoa bóp bụng của phi tần, dùng lực ấn mạnh vào các vị trí nhạy cảm để “lấy ra” những gì mà Hoàng đế đã để lại trong cơ thể của phi tần, tránh mang thai ngoài ý muốn.

Trong quá trình “làm nhiệm vụ” một số Thái giám còn cố tình động chạm cơ thể các phi tần và thường rất ít người phản kháng. Họ im lặng cho qua chuyện vì không muốn làm phật lòng Thái giám, sợ bị trả thù và sẽ không bao giờ có cơ hội được Hoàng đế thị tẩm nữa. Chính vì điều này, Thái giám sẽ “được nước làm tới”.

Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, từng có những thái giám lập mưu lật đổ cả một triều đại.
Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, từng có những thái giám lập mưu lật đổ cả một triều đại. 

Mặc dù hoàng đế không muốn để lại huyết mạch trong cơ thể họ nhưng nếu được thị tẩm nhiều hơn, cơ hội mang thai sẽ tăng lên gấp bội. Chính vì thế, các phi tần sẽ làm mọi cách để giành được lợi thế, dù cho phải im lặng khi bị thái giám lạm dụng. Thậm chí có vài nữ nhân còn chủ động tìm đến những thái giám đó để thương lượng về một đêm hầu hạ khác.

Những thái giám đó biết rõ suy nghĩ của các phi tần, chính vì thế khi các phi tần nằm im thì họ lại càng đụng chạm nhiều hơn nữa.Nhưng nếu hoàng đế cho phép giữ lại, các thái giám sẽ lấy giấy bút ghi chép chi tiết lại. Chẳng hạn như, vào ngày tháng năm này, hoàng đế đã sủng hạnh phi tần nào, điều này là vì muốn đảm bảo huyết thống và là cơ sở đối chiếu về sau.

Thái giám tham gia chính sự

Các hoàng đế thường tự xưng là cô gia hay quả nhân,theo một ý nghĩa nào đó thì điều này là đúng. Cái gọi là “Thiên tử không tư tình” có nghĩa là, hoàng đế nếu muốn duy trì sự thần bí và uy nghi thì không thể có bạn bè thân cận. Nhiều vấn đề riêng tư cá nhân cũng không thể tìm chia sẻ với các đại thần cho nên các thái giám trở thành lựa chọn nếu các vị vua cần một người đủ tin tưởng bên cạnh.

Ngoại trừ hoàng đế khai quốc, các vị vua kế vị chủ yếu sống bên trong thâm cung, từ nhỏ bên cạnh họ chính là thái giám. Điều này khiến các ông vua cảm thấy rất gần gũi và ỷ lại vào các thái giám. Hán Linh Đế (vị Hoàng đế thứ 12 của thời Đông Hán) thậm chí còn coi thái giám là cha là mẹ. 

Ngoài mối quan hệ mật thiết giữa hoàng đế và thái giám được tạo ra bởi môi trường sống đặc biệt, còn có một nguyên nhân khác, đó là vì hoàng đế tin rằng thái giám là những kẻ đang chịu sự trừng phạt, không phải là người bình thường mà chỉ là nô lệ của họ, không có dã tâm đoạt vị nên yên tâm sử dụng và mạnh dạn giao quyền. 

Không những đại thần ngoại triều mà đến anh em, con cháu đều có thể có mưu đồ bất chính, tranh quyền đoạt vị nên họ luôn phải cảnh giác, thậm chí còn để các thái giám bí mật giám sát những người này, ví dụ như Đông Xưởng, Tây Xưởng... thời nhà Minh. 

Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, thái giám Thụ Điêu đã can thiệp vào các vấn đề triều chính của nước Tề, tụ họp các chư hầu, phô trương khí thế. Hắn giam giữ vị quân chủ nước Tề là Tề Hoàn Công trong tẩm cung, cho xây tường rào bao cung điện, không cho một ai được vào gặp. Tề Hoàn Công lúc đó vừa bệnh nặng vừa bị cách ly với gia quyến, qua đời trong cô độc và đói khổ. 60-70 ngày sau khi mất, ông mới được chôn cất.

Tên thái giám “giả” Lao Ái của nước Tần càng làm loạn hơn: Vấy bẩn hoàng cung, đã ân ái cùng mẹ của Tần vương Doanh Chính, sinh ra 2 người con. Hắn không những tự xưng là cha của vua nước Tần, mà còn quyết tâm khởi binh đoạt chính. Tần Thủy Hoàng sau đó thống nhất 6 nước, lập nên một vương triều duy nhất, tự xưng là Thủy Hoàng Đế. Sau khi Thủy Hoàng Đế qua đời, nước Tần xuất hiện một Triệu Cao can chính, dẫn đến sự sụp đổ của nhà Tần. Triệu Cao là thái giám đầu tiên và duy nhất muốn trở thành hoàng đế trong lịch sử, bởi vì hắn là họ hàng xa của nhà Tần và luôn nghĩ rằng bản thân mình có dòng máu hoàng tộc.

Cuối nhà Hán, các hoạn quan nắm hết mấu chốt chính trị, hình thành 10 thế lực hoạn quan mạnh nhất đương thời: Trương Nhượng, Triệu Trung, Tào Tiết, Phong Tư, Đoàn Khuê, Hầu Lãm, Quách Thắng, Kiển Thạc, Hạ Huy, Trình Khoáng; đương thời gọi là Thập thường thị.

Vào giai đoạn giữa và cuối triều Đường, lực lượng thái giám đã mang thảm họa cực lớn đến cho nhà Đường, hoàng quyền rơi vào tay kẻ ngoại tộc. Hậu duệ của Đường Thái Tông anh minh thần vũ đã trở thành “cá nằm trên thớt” của lũ hoạn quan, muốn đứng phải đứng, muốn phế thì phế, muốn giết là giết. Trong quyển “Cựu Đường Thư” mô tả như sau: Dốc sức định đoạt triều chính, tùy ý phế lập ngôi báu. 13 vị hoàng đế từ Đường Túc Tông đến Đường Chiêu Tông, tất cả đều do thái giám đưa lên. 

Còn dưới triều Đường, khi được vua Hy Tông tin tưởng giao cho việc trông coi Đông Xưởng, cơ quan đặc vụ của triều đình, thế lực của thái giám Ngụy Trung Hiền càng được củng cố và lớn mạnh. Ngụy Trung Hiền nắm mọi quyền lực trong triều bao gồm Đông Xưởng, Tây Xưởng, Nội Xưởng, khống chế việc triều chính, đưa người thân tín vào nắm các vị trí quan trọng trong nội các. 

Hắn được coi là người quyền lực thứ hai sau vua Hy Tông. Nội các triều Minh trở thành cơ quan của riêng nhà họ Ngụy. Nhiều quan lại trong triều bái lạy hắn để được thăng quan, thậm chí các quan tranh nhau nhận hắn là cha, ông nội. 

Ngụy Trung Hiền củng cố thế lực, uy quyền tuyển chọn các thủ hạ đắc lực, trung thành phục tùng.Những ai không theo phe hắn đều bị loại ra khỏi nội các, thậm chí bị sát hại. Ngụy Trung Hiền sử dụng thuộc hạ cướp bóc của dân cống nạp cho hắn…

Đọc thêm