Thời kỳ huy hoàng của Rome
Rome cổ đại tồn tại suốt hơn 1.000 năm, có lịch sử lâu đời, ảnh hưởng sâu rộng tới các giai đoạn lịch sử sau này của nhân loại. Lịch sử của Rome đã để lại cho hậu thế những di sản văn hóa phong phú, xán lạn. Tác phẩm văn học sớm nhất mà Rome cổ đại truyền lại là hý kịch, trong đó có hài kịch, cũng có cả những bi kịch.
Người mở đầu cho thởi kỳ phát triển của hài kịch tại Rome là Titut Marxiut Plotut (254-184 TCN). Ông đã viết hơn 100 vở hài kịch. Đáng tiếc, trong số đó chỉ còn lưu truyền được một số vở tiêu biểu như “Anh lính khoe khoang”, “Một hũ vàng”, “Bóng m”. Thông qua đó, tác giả chế nhạo thói hư tật xấu của bọn quyền quý thời điểm ông sống. Torenxiut cũng là người sáng tác hài kịch nổi tiếng thời đó. Ông đã viết 6 vở hài kịch lớn như “Mẹ chồng”, “Hai anh em”... Thông qua các mối quan hệ trong gia đình, tác giả phản ánh hết sức sinh động mâu thuẫn giữa thế hệ già và trẻ tại Rome.
Triều đại Ogustut được coi là thời đại hoàng kim của văn học Rome. Thời kỳ này đã xuất hiện 3 nhà thơ lớn. Một trong số đó là nhà thơ nổi tiếng Ovidiut đã bị Nguyên thủ Octavisus bắt đi đày. Còn hai nhà thơ kia là Viecgiliut và Horatiut. Viecgiliut mô phỏng thiên sứ Home để sáng tác ra “Êneit”, bản trường ca dài 12 chương, kể về chuyện Ênê, người anh hùng thành Troy, đã mang cha già và con dại cùng một số nạn dân thành Troy vượt biển khơi lưu lạc tới Italia...
|
Dấu tích thành Rome |
Khi nói đến những tảc phẩm lịch sử cổ đại nổi tiếng, người ta nghĩ ngay đến Appianut. Cống hiến lớn nhất của ông cho hậu thế, để lại pho “Lịch sử Rome”. Pho sách gồm 24 cuốn, được viết bằng tiếng Hy Lạp thông dụng lúc bấy giờ, kể về 900 năm lịch sử của Rome, kể từ khi cổ quốc Rome khởi nguồn... Caesar, một nhà chính trị nổi tiếng, một thiên tài quân sự trong lịch sử Rome thời cổ đại. Sau những cuộc chinh chiến của cuộc đời ông, dường như ông đã viết lên một cuốn sách quý giá về lịch sử Rome cổ đại: “Ký sự về cuộc chiến tranh ở xứ Goller”.
Đó là những ghi chép về quá trình Rome chinh phục xứ Goller, có giá trị rất cao về lịch sử, về quân sự và cả về văn học. Ngoài văn học và sử học, nền văn hóa Rome còn có đóng góp lớn lao về mặt luật học đối với nền văn hóa thế giới. Những bộ luật đầu tiên xuất hiện sớm nhất ở Rome. Ngoài ra, Rome còn có nhiều thành tựu về triết học, khoa học tự nhiên, nông nghiệp...
|
Một góc thành phố Roma - Italia ngày nay |
Sự nghiệp kiến trúc của Rome cổ đại cũng phát triển chưa từng thấy. Các hoàng đế Rome muốn chứng tỏ sự cường thịnh của đất nước bằng các kiểu kiến trúc. Các đền thờ thần, đại giáo đường, những hình trụ, cổng vòm mọc lên như nấm xung quanh quảng trường Rome.
Thời kỳ đế quốc hưng thịnh, biết bao nhiêu công trình kiến trúc tuyệt vời đã lần lượt được xây dựng. Trong đó phải kể đến công trình kiến trúc lớn nhất mà những vết tích của nó vẫn còn tồn tại tới ngày nay. Đó là đấu trường hình tròn, phần bên ngoài có ba tầng, bao quanh là những hàng cột đá. Sức chứa của nó lên tới 5 vạn người. Sừng sững giữa quảng trưởng Rome là trụ đá ghi công Hoàng đế Toragianut chinh phục xứ Daxia với những bức phù điêu liên hoàn từ dướỉ lên trên, tái hiện lại các cuộc chinh chiến của vị vua này. Rất nhiều di tích của Rome cổ đại được bảo tồn cho đến ngày nay, hàng năm thu hút hàng triệu người tới tham quan.
Ngày bi thảm của thành Rome
Ngày 18/7/64 đối với thành Rome là một ngày tai họa khủng khiếp. Chập tối hôm đó, gần đấu trường hình tròn trong thành Rome bỗng xảy ra đám cháy lớn. Lúc đó gió rất to, ngọn lửa nhanh chóng lan rộng ra khắp thành phố. Đám cháy này đã kéo dài 9 ngày đêm, trong 14 khu thành Rome chỉ sót lại 4 khu chưa bị ngọn lửa thiêu trụi. Có một khu bị ngọn lửa thiêu hủy hoàn toàn, còn các khu khác cũng thành nơi đổ nát.
Rất nhiều người bị chết cháy, tài sản bị đốt thành tro bụi. Vàng bạc châu báu, hàng loạt các tác phẩm nghệ thuật, tư liệu lịch sử bất hủ cướp được trong chiến tranh đem về Rome phần lớn bị tiêu hủy, số còn lại bị đám loạn dân “hôi của” trong lúc tháo chạy. Đám cháy này do thiên tai hay con người gây ra? Ai đã đốt cháy thành Rome? Những câu hỏi này đến nay các nhà sử học vẫn còn tranh luận chưa có hồi kết.
|
Thành Rome và đế chế Ma Mã là đề tài của nhiều bộ phim lịch sử và cả phim dã sử |
Theo truyền thuyết lưu hành thời đó, đám cháy này do Nero hạ lệnh đốt. Nero là một bạo chúa đầy tai tiếng trong lịch sử La Mã cổ đại. Y kiêu ngạo, ăn chơi trác táng, đã nhẫn tâm giết cha giết mẹ, tàn sát dân lành. Ăn chơi phóng túng, thói tiêu tiên như rác của y đã dẫn đến việc quốc khố thành Rome không còn một xu. Nero còn ra sức vơ vét, tịch thu tài sản của kẻ giàu có để ném vào những cuộc ăn chơi, tiêu khiển. Chính những tội ác của y gây ra đã khiến cho xã hội La Mã lúc ấy hình thành rất nhiều tầng lớp đều căm thù y.
Là một hoàng đế, vì sao y lại ra lệnh thiêu hủy thành bang của mình? Điều này khiến người đời không thể tin được. Khi ngọn lửa bốc lên, xét tất cả hành vi của y, quả thật y là kẻ tình nghi lớn nhất. Tương truyền khi đó có một người nói đùa rằng: “Sau khi chết, tôi muốn trời đất là một biển lửa”. Nero đã ngắt lời người đó: “Không, khi đang sống, ta sẽ làm cho trời đất biến thành một biển lửa”. Nhiều lần, Nero biểu thị, mình không thích kiến trúc cũ của thành La Mã và đường phố quanh co chât hẹp. Y mong muốn dùng mồi lửa đốt trụi những ngôi nhà cũ nát để xây dựng lại thành Rome theo ý của mình.
Thế nên khi thành La Mã lửa chảy ngút trời, Nero không cho cứu. Y còn leo lên lầu ở vườn hoa, vừa thưởng thức cảnh rực rỡ của biển lứa, vừa ngâm những bài thơ, bài hát hủy diệt thành Troy trong tiếng đàn thất huyền. Ở gần ngôi nhà vàng, bản thân Nero rất muốn chiếm đoạt số của cải của đế quốc làm của riêng. Tại đó có một số kho thóc. Tường của kho thóc xây bằng đá, ngọn lửa không thể lan đến được. Ông ta liền hạ lệnh dùng máy công thành, phá hủy những bức tường để cho ngọn lửa lan đến.
Sau khi ngọn lửa tắt, Nero lập tức xây dựng “ngôi nhà vàng”, tức cung điện của mình trên chính đống hoang tàn. Ngoài vàng bạc châu báu dùng trong xây dựng còn phải xây dựng rừng cây, bãi tắm, nhà thủy tạ, bể bơi, vườn động vật... Cung điện được trang sức bằng vàng bạc châu báu, trần nhà được viền bằng ngà voi. Sau khi xem cung điện, Nero vô cùng vừa lòng, y nói: “Đây mới giống nơi ở của con người!”. Y còn tuyên bố nhà nước phụ trách vận chuyển thi thể và rác, rồi nhân cơ hội đó vơ vét tài sản của những gia đình giàu có không bị ảnh hưởng bởi đám cháy tại Rome.
Sau khi ngọn lửa ngưng cháy, dân toàn thành Rome vô cùng phẫn nộ, bắt đầu chĩa mũi nhọn vào Nero. Để giảm bớt sự bất bình của quần chúng đối với mình, Nero đã thi hành hình phạt tàn khốc nhất đối với một số “tội phạm” như: kẻ bị bịt da thú cho chó săn cắn xé vào người; rồi dẫn người phạm tội vào nơi có dầu, sau đó sai người châm lửa đốt, người bị hình phạt này bị thi hành vào ban đêm không khác gì ngọn đèn chiếu sáng. Những hành động man rợ này của Nero không những không làm mọi người bị khuất phục, trái lại càng khiến người đời nghi ngờ y có tình đốt cháy thành Rome.
Ai là hung thủ thực sự?
Về việc Nero có đốt thành Rome hay không, đến nay các nhà sử học đều có ý kiến khác nhau. Nhà sử học La Mã cổ Tacitus cho rằng, Nero ra lệnh đốt thành Rome. Ông viết: “Khi ngọn lửa đang thiêu cháy thành phố, không có ai dám đi chữa cháy. Bởi có một số người liên tục đe dọa, không cho ai ra chữa cháy. Không những vậy còn có một số người công khai ném đuốc khắp nơi. Họ nói rằng phụng mệnh làm như thế”. Những người có hành vi kỳ lạ trong hỏa hoạn này rất có thể là thân tín của Nero.
Một nhà sử học khác viết: “Mấy vị quan chấp chính tiên nhiệm khi trông trang trại của mình, phát hiện bọn thị vệ của Nero cầm đuốc và mạt cưa nhưng lại không dám xông ra bắt bọn chúng”. Các nhà sử học La Mã cổ hầu như nhất trí cho rằng: Để xây dựng lại thành Rome mới, Nero đã cố tình cho tay chân của mình đốt cháy thành Rome này.
Có người còn cho rằng, Nero hay ví mình là một nghệ sĩ vĩ đại. Y coi thành Rome cháy là tác phẩm vĩ đại do chính mình sáng tác. Nhưng hiện nay có học giả không đồng ý với quan điểm này. Họ cho rằng, “kẻ tự xưng là nhà nghệ thuật không thể thưởng thức tác phẩm nghệ thuật”. “Thành Rome rực lửa” trong ngày trăng rằm. Dưới ánh trăng rực rỡ, tác phẩm của y không thể đạt hiệu quả tốt nhất.
Hỏa hoạn thành Rome chỉ có thể diễn ra một lần. Không thể vì Nero là một hoàng đế đạo đức thấp kém mà có thể khẳng định y là thủ phạm trong vụ phóng hỏa này. Nero một kẻ tự cho mình là “diễn viên thiên tài” và “nghệ sỹ kiệt xuất” đã đưa cảnh giết chóc và tử hình thực sự lên sân khấu, khiến khán giả sợ đến vỡ mật.
Từ đó, y khòng vừa lòng đối với khán giả La Mã. Y cho rằng chỉ có người Hy Lạp mới có trình độ thưởng thức nghệ thuật thực sự, vì vậy y vội vàng bỏ cả chính sự để đi Hy Lạp tìm gặp tri âm. Các buổi biểu diễn công khai ở Hy Lạp tiến hành suốt 15 tháng mà y vẫn không có ý định trở về. Đến khi biết Đế quốc xảy ra phản loạn, vị hoàng đế mới đã được xác lập, y mới hoảng hốt trở về. Nhưng tất cả đều đã quá muộn, y chạy đến ẩn nấp trong một túp lều tranh.
Khi quân La Mã đuổi đến nơi, biết rằng mình khó tránh khỏi cái chết, Nero vần còn than: “Một nghệ sĩ vĩ đại sắp chết rồi sao?!”. Sau đó y rút dao tự sát. Trận hỏa hoạn thành Rome đã trở thành câu đố mãi mãi không thể giải được. Sau này, các nhà sử học vẫn không tìm được những chứng cứ, tư liệu lịch sử thuyết phục để chứng minh Nero là kẻ chủ mưu đốt thành Rome.