Ám ảnh cảnh mưu sinh dẫn đến kẻ còn người mất của 2 trẻ nghèo

(PLO) -  Hoàng thường ra đồng bắt cua, bắt ốc về cho mẹ bán kiếm tiền, cũng là kiếm thêm thức ăn cho gia đình, không mấy khi để ý những nguy hiểm rình rập ngoài bờ sông. Khi trượt chân, nếu cậu bé chăn trâu cùng làng tên Chính không dũng cảm hy sinh bản thân để cứu thì Hoàng đã mất mạng...
Bà Chấp đau đớn kể lại vụ chết đuối của con trai
Bà Chấp đau đớn kể lại vụ chết đuối của con trai

Chính tình cờ phát hiện cậu bé 8 tuổi trong làng đi bắt cua chới với giữa dòng nước. Chính đã liều mình bơi ra dìu nạn nhân vào sát bờ. Nhưng thiếu niên dũng cảm này lại bị kiệt sức và chìm dần xuống dòng nước. 

Chuyện buồn nơi xóm nghèo

Cái chết của thiếu niên 14 tuổi khiến người dân xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) đều bàng hoàng xót thương. Tại cánh đồng Sác (xã Hưng Trung), Hoàng Văn Chính đã dũng cảm lao ra dòng sông cứu sống em Nguyễn Văn Hoàng (SN 2008) khi thấy cậu bé này đang chới với giữa dòng nước.

Ngày 24/10, đại diện Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An  đã trao 5 triệu đồng từ Quỹ Tấm lòng vàng chia sẻ nỗi đau với gia đình Chính và biểu dương hành động cứu người của thiếu niên dũng cảm.

Còn với gia đình Chính, sự ra đi đột ngột của cậu bé hiền lành là nỗi đau thắt lòng với người thân. Đứng trước di ảnh con trai, bà Lê Thị Chấp (SN 1967) vẫn còn nhớ như in giây phút nghe người dân thông báo tin dữ. 

Trong dòng nước mắt, người mẹ nghẹn ngào: “Khoảng 13h ngày 10/10, tôi đang ngủ mơ màng trong nhà thì nghe một số người đứng ngoài cổng kêu loáng thoáng. Họ nói: “Thằng Chính nhà bà Chấp bị đuối nước”.

Giật mình, tôi liền chạy ra nghe ngóng tình hình nhưng người ta giấu. Mãi lát sau tôi mới biết con trai gặp nạn ngoài bờ sông. Tuy nhiên, vì người dân khóa cửa ngăn không cho vợ chồng tôi ra ngoài đó nên đành chịu”. 

Mãi hơn 30 phút sau, khi bà Chấp cùng với chồng là ông Hoàng Văn Thập (SN 1963) ra đến nơi thì mọi chuyện đã quá muộn. “Nhìn con tôi nằm sõng soài trên chiếc chiếu, tôi không đứng vững được nữa”, người mẹ đau đớn.

Trước khi xảy ra sự việc thương tâm, Chính đã đánh trâu ra thả ở cánh đồng gần nhà. Trong quá trình ngồi chăn trâu, Chính thấy bé Hoàng nhà hàng xóm đang đi bắt cua, bắt ốc. Một lát sau, cậu bé nói về nhà để đưa cua đi bán.

Dù không biết bơi nhưng bé Hoàng vẫn lội xuống sông tắm rửa. Trong quá trình chơi đùa cùng nước, cậu bé đã buộc một số thùng phao bằng xốp quanh người để tập bơi và không may sảy chân bị dòng nước đẩy ra xa. 

Thấy đứa em trong xóm chới với, Chính đang ngồi trên bờ liền lao xuống ứng cứu. Tuy nhiên, khi đẩy bé Hoàng vào gần đến mép bờ thì Chính lại kiệt sức chìm xuống.

Bé Hoàng được cứu, quay lại không thấy anh đâu liền hoảng hốt bỏ chạy lên bờ. Tuy nhiên, thay vì hô hoán những người đang làm gần đó đến ứng cứu, cậu bé lại hoảng sợ chạy một mạch về làng. 

Một người họ hàng của Hoàng kể: “Thấy nó cúi cổ chạy như người mất hồn mất vía, một số người hỏi: “Chuyện chi mà chạy rứa Hoàng?”, nhưng nó cũng không nói lại cho đàng hoàng, chỉ ú ớ câu được câu mất rằng có người chết đuối”.

Chừng 10 phút sau, một số người đánh cá gần đó phát hiện sự việc, hô hoán hàng chục thanh niên đến lặn xuống. Sau nhiều lần ngụp lặn, họ phát hiện em Chính đang ở dưới nước, trong tư thế ngồi, ở gần bờ. Dù mọi người ra sức cấp cứu, trưởng trạm y tế xã cũng nhanh chóng có mặt, nhưng mọi chuyện đã quá muộn.

Cái chết của thiếu niên 14 tuổi khiến gia đình, người dân nơi đây đều bàng hoàng. Ngày đưa tang Chính, rất đông người dân trong xã và một số vùng lân cận đã đến chia buồn cùng gia đình. Trong đám tang con, bà Chấp khắc khổ đã khóc cạn nước mắt.

Cùng cảnh thương tâm

Chính là là con thứ tư trong gia đình có 5 anh em. Cách đây hơn chục năm, người chị gái của Chính đã qua đời vì chứng bệnh thần kinh. Cha Chính lại ốm đau thường xuyên nên cuộc sống khó khăn. Thu nhập của gia đình chỉ trông chờ vào dăm sào ruộng và vườn chanh nhỏ. Nhiều năm liền, gia đình này thuộc diện hộ nghèo của xã. 

Hàng ngày, ngoài những buổi đi học, Chính ở nhà phụ giúp bố mẹ công việc đồng áng, trâu bò. Sớm hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, Chính không mấy khi chây lười công việc bố mẹ giao. Không những chăn trâu bò, em còn tranh thủ bắt con cua, con ốc về cho gia đình.

Gia đình thiếu niên dũng cảm nhiều năm thuộc hộ nghèo
Gia đình thiếu niên dũng cảm nhiều năm thuộc hộ nghèo

Người dân cho biết, điều đáng tiếc là trường hợp tử vong của em Hoàng Văn Chính chưa được chính quyền địa phương báo cáo lên cơ quan chức năng. Gia đình em chưa nhận được sự quan tâm, chia sẻ của các tổ chức, cá nhân.

Nói về điều này, ông Nguyễn Thanh Hải, Chủ tịch UBND xã Hưng Trung cho biết, nguyên nhân không báo cáo trường hợp tử vong của em Chính là do em gặp nạn vào ngày 10/10; trong khi địa phương xác định thời điểm mưa lũ từ ngày 14/10. Nhưng chính quyền vẫn ghi nhận hành động cứu người của Chính. 

Mới đây, sau khi nắm được tình hình, xã đã có tờ trình về việc đề nghị hỗ trợ gia đình Chính gửi cơ quan chức năng. Đại diện chính quyền cũng xuống thắp hương, thăm hỏi gia đình. 

Về bé Hoàng, sau khi được người anh trong xóm cứu sống và phát hiện anh bị đuối nước, cậu bé hoảng loạn bỏ chạy và không dám về nhà. Người thân sau hơn 3 tiếng đồng hồ tìm kiếm mới phát hiện Hoàng đang ngồi run rẩy trong bụi rậm. Họ phải động viên, trấn an cậu bé mới dần ổn định tâm lý, về nhà cùng gia đình.

Anh Nguyễn Văn Danh (SN 1978, bố Hoàng) cho biết, sau sự việc xảy ra, con trai hoảng loạn bỏ ăn mấy ngày liền. Đứa trẻ nói cứ ám ảnh về vụ đuối nước. Vợ chồng anh phải luôn ở bên túc trực, phân tích sự việc, Hoàng mới bớt sợ hãi.

Anh Danh cho hay, hôm đó anh đang câu cá ngoài đồng thì có người điện thoại đến thông báo sự việc. Anh chạy về đến nhà thì mọi người đã giải quyết đâu vào đó. “Vì cứu con tôi mà em Chính không còn trên cõi đời này nữa. Gia đình tôi mang ơn em suốt đời”, anh Danh buồn rầu tâm sự.

Cháu Hoàng là con thứ hai của vợ chồng anh Danh, sau còn có hai em nhỏ. Hàng ngày, anh Danh đi câu cá về bán kiếm tiền, vợ đi làm công nhân cho một công ty điện tử ở khu công nghiệp Nam Cấm (thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) từ sáng sớm đến chập tối mới về.

Công việc bấp bênh, lương ba cọc, ba đồng trong khi vợ chồng có đến 4 đứa con đang tuổi ăn học khiến cuộc sống khó khăn.

Nhà gần cánh đồng nên hàng ngày trừ những buổi học, Hoàng thường ra đồng bắt con cua, con ốc về cho mẹ bán kiếm tiền, cũng là kiếm thêm thức ăn cho gia đình. Chứng kiến hình ảnh đứa trẻ 8 tuổi còi cọc, lội bùn ngoài đồng, nhiều người thương cảm, lo lắng.

Gia cảnh cháu bé được cứu sống cũng khó khăn.
Gia cảnh cháu bé được cứu sống cũng khó khăn.

Vì thường xuyên lội sông lội đồng nên Hoàng không mấy khi để ý đến những mối nguy hiểm rình rập ngoài bờ sông, cho đến khi trượt chân suýt chết đuối. 

Thấy đứa em trong xóm chới với, Chính đang ngồi trên bờ liền lao xuống ứng cứu. Tuy nhiên, khi đẩy bé Hoàng vào gần đến mép bờ thì Chính lại kiệt sức chìm xuống.

Bé Hoàng được cứu, quay lại không thấy anh đâu liền hoảng hốt bỏ chạy lên bờ. Tuy nhiên, thay vì hô hoán những người đang làm gần đó đến ứng cứu, cậu bé lại hoảng sợ chạy một mạch về làng. 

Một người họ hàng của Hoàng kể: “Thấy nó cúi cổ chạy như người mất hồn mất vía, một số người hỏi: “Chuyện chi mà chạy rứa Hoàng?”, nhưng nó cũng không nói lại cho đàng hoàng, chỉ ú ớ câu được câu mất rằng có người chết đuối”.

Chừng 10 phút sau, một số người đánh cá gần đó phát hiện sự việc, hô hoán hàng chục thanh niên đến lặn xuống. Sau nhiều lần ngụp lặn, họ phát hiện em Chính đang ở dưới nước, trong tư thế ngồi, ở gần bờ. Dù mọi người ra sức cấp cứu, trưởng trạm y tế xã cũng nhanh chóng có mặt, nhưng mọi chuyện đã quá muộn.

Đọc thêm