Trị giá tài sản vật chất thiệt hại lên đến 350 triệu UЅD theo thời giá năm 1906, tương đương tổng ngân sách quốc gia Hoa Kỳ thời đó. Trận hỏa hoạn này đã được đưa vào sách kỷ lục thế giới Guiness World Record là gây ra nhiều thiệt hại về tài sản nhất lịch sử.
Trận động đất tàn phá San Francisco
Thành phố San Francisco đã từng trải qua các trận động đất vào các năm 1864, 1898, 1900. Tuy nhiên trận động đất gây ra nhiều thiệt hại nhất cho thành phố là năm 1906. Khi đó, vào lúc 5h sáng ngày 18/4/1906, một trận động đất ước tính 7,8 độ Richter đã tấn công San Francisco, kéo dài khoảng 45 - 60s.
Mặc dù trong khoảng thời gian ngắn nhưng trận động đất đã khiến mặt đất tách ra, các tòa nhà bằng gỗ và gạch ở San Francisco bị lật tung. Trong vòng nửa giờ sau trận động đất ở San Francisco, 50 đám cháy đã bùng lên từ các đường ống dẫn gas bị vỡ, đường dây điện bị sập,…
Trước đó khoảng 20 - 25s khi trận động đất lớn xảy ra. Toàn bộ thành phố San Francisco đã bị rung chuyển, các ống khói bị đổ, các bức tường bị khoét và các đường dẫn khí đốt dần dần bị vỡ ra. Nhựa đường phủ trên các con phố oằn mình và chồng chất lên nhau, mặt đất khi đó dường như đang chuyển động theo từng đợt sóng như đại dương. Ở nhiều nơi, mặt đất nứt vỡ ra nhiều hướng, có nơi xuất hiện vết nứt rộng nhất đến gần 10m. Chấn tâm nằm ở ngoài khơi cách thành phố 3 km, gần Mussel Rock. Nó gây dập vỡ dọc theo đứt gãy San Andreas về cả hướng bắc và nam với tổng chiều dài 477 km.
|
Quang cảnh đổ nát, hoang tàn của San Francisco sau thảm họa động đất. |
Gần như ngay lập tức sau trận động đất, hỏa hoạn bùng phát khắp thành phố do các đường dây dẫn gas bị hỏng và bếp nấu đồ ăn bị đổ trong trận rung chuyển. Các tòa nhà bằng gạch và gỗ kể từ thời Victoria của San Francisco đã bị tàn phá đặc biệt nghiêm trọng.
Đám cháy nhanh chóng lan dữ dội khắp San Francisco. Thật không may, hầu hết các đường ống dẫn nước cũng đã bị vỡ trong trận động đất và cảnh sát trưởng của đội cứu hỏa là nạn nhân sớm nhất của các mảnh vỡ rơi xuống. Không có nước để dập lửa và không có sự chỉ huy, thành phố lúc đó dường như không thể làm gì trước những đám cháy lớn đang hoành hành.
Những đám cháy nhỏ hơn ở các nơi khác cuối cùng kết hợp lại thành những đám cháy lớn hơn. Đám cháy quét từ khu kinh doanh gần Phố Montgomery và khu South of Market về phía Russian Hill, Chinatown, North Beach và Telegraph Hill. Với những ngọn lửa bùng phát ngoài tầm kiểm soát, các tòa nhà còn sót lại sau trận động đất đã sớm chìm trong biển lửa. Khách sạn, cơ sở kinh doanh, biệt thự, Tòa thị chính - tất cả đều đã bị thiêu rụi.
Những người còn sống sót liên tục di chuyển, tránh xa ngôi nhà tan nát của họ, tránh xa đám cháy. Nhiều người tìm thấy nơi ẩn náu trong các công viên thành phố. Tuy nhiên sau đó những người này cũng phải sơ tán khi đám cháy lan rộng. Ngọn lửa tiếp tục trong ba ngày, cho đến khi tro tàn âm ỉ của nó cuối cùng được dập tắt bởi mưa.
|
Thành phố San Francisco thiệt hại nặng nề về người và của. |
Sức tàn phá khủng khiếp
Trận động đất đột ngột và sức tàn phá nghiêm trọng đến nỗi nhiều người thậm chí không kịp rời khỏi giường trước khi thiệt mạng do các mảnh vỡ trần nhà rơi xuống hoặc các tòa nhà bị sập. Những người may mắn sống sót sau trận động đất nhanh chóng chạy ra khỏi đống đổ nát của các tòa nhà của họ chỉ với bộ đồ ngủ.
Trong những giờ tiếp sau đó, những người sống sót bắt đầu giúp đỡ hàng xóm, bạn bè, gia đình và những người lạ còn mắc kẹt. Họ cố gắng lấy của cải cá nhân từ đống đổ nát và nhặt một số thực phẩm và nước để ăn uống. Hàng ngàn hàng ngàn người sống sót bắt đầu lang thang, hy vọng tìm được một nơi an toàn để ăn và ngủ.
Theo tính toán, trị giá tài sản vật chất thiệt hại lên đến 350 triệu USD theo thời giá năm 1906, tương đương tổng ngân sách quốc gia Hoa Kỳ thời đó. Trận động đất và hỏa hoạn đã phá hủy 80% diện tích thành phố với 28.000 tòa nhà sập đổ khiến khoảng 225.000 người mất nhà cửa và gần 3.000 người thiệt mạng. Hầu hết người chết là ở San Francisco và có gần 190 người chết trong vùng vịnh; các thành phố lân cận như Santa Rosa, San Jose và Stanfor cũng chịu ảnh hưởng.
Thậm chí tại hạt Monterey, động đất đã làm đổi hướng của sông Salinas ở gần cửa sông. Trước đây ở khu vực này, dòng sông đổ vào vịnh Monterey giữa Moss Landing và Watsonville, sau động đất nó bị đổi hướng 6 dặm từ phía nam đến một cửa mới ở gần phía bắc Marina.
Ngoài ra, việc lực lượng cứu hộ dùng chất nổ đánh sập các tòa nhà để tạo vành đai ngăn lửa lan tỏa càng làm thiệt hại thêm trầm trọng hơn. Theo ước tính, có khoảng 50% tòa nhà bị sập đổ trong vụ cháy là do bị đánh chất nổ.
|
Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tính toán chính xác độ lớn của trận động đất . Vì các công cụ khoa học được sử dụng để đo động đất không đáng tin cậy bằng các công cụ hiện đại hơn, các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất về kích thước của trận động đất ở San Francisco. Tuy nhiên, hầu hết đặt nó từ 7,7 đến 7,9 trên thang độ Richter (một số ít nói rằng cao tới 8,3).
Nghiên cứu khoa học về trận động đất ở San Francisco năm 1906 đã dẫn đến sự hình thành của thuyết phục hồi đàn hồi, giúp giải thích tại sao động đất lại xảy ra. Trận động đất ở San Francisco năm 1906 cũng là trận thiên tai lớn đầu tiên mà thiệt hại được ghi lại bằng nhiếp ảnh.
Mặc dù phải mất 9 năm để xây dựng lại thành phố, nó cũng là minh chứng cho khả năng phục hồi của San Franciscans. Những thành phố đã trở lại trong kinh doanh trong vòng vài tuần. Chỉ một vài tuần sau trận động đất, xe điện bắt đầu chạy trên Market Street (thay thế cho xe cáp treo). Trong vòng 6 tuần, các ngân hàng ở San Francisco đã mở cửa trở lại và vào tháng 7, tiếp tục trụ sở chính tại các phố Kearny, Market và Geary. Đến tháng 8, các xe cáp treo lại chạy lên Nob Hill một lần nữa. Thành phố bên bờ vịnh đã mọc lên từ đống tro tàn.
Đến nay, San Francisco là thành phố có mật độ dân cư đông nhất trong tiểu bang California và là thành phố lớn có mật độ dân số đông thứ hai tại Hoa Kỳ, chỉ sau Thành phố New York. San Francisco còn là trung tâm vận tải lớn của Mỹ nói chung và của bang California nói riêng, đón nhận hàng hóa thường xuyên của trên 40 hãng tàu biển quốc tế đến từ hơn 300 cảng trên toàn thế giới.
Không chỉ vậy, thành phố San Francisco còn được mệnh danh là “Thành phố yêu thích của mọi người” nhờ phong cảnh nên thơ, nét văn hóa đặc sắc, các cộng đồng dân cư đa dạng. Với tổng diện tích khoảng 600 km2, du khách có thể tham quan những danh lam thắng cảnh như cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge), nhà tù Alcatraz, Alcatraz, Chinatown - Khu phố người Hoa lớn nhất ở Mỹ, Bến tàu Ngư dân (Fisherman’s Wharf), Cung điện Nghệ thuật (Palace of Fine Arts), Vườn SoMa (South of Market)…