Báo động suy thoái môi trường ven biển Hải Phòng

Kết quả nhiều công trình nghiên cứu khoa học gần đây tại các vùng ven biển của TP Hải Phòng cho thấy, các vùng ven biển đã có nhiều biểu hiện suy thoái, ô nhiễm về môi trường. Các nhà khoa học cũng nhận định, đã đến lúc cần nghiên cứu, đánh giá và tìm hướng giải quyết, quản lý vấn đề này.

Kết quả nhiều công trình nghiên cứu khoa học gần đây tại các vùng ven biển của TP Hải Phòng cho thấy, các vùng ven biển đã có nhiều biểu hiện suy thoái, ô nhiễm về môi trường. Các nhà khoa học cũng nhận định, đã đến lúc cần nghiên cứu, đánh giá và tìm hướng giải quyết, quản lý vấn đề này.

Thủy triều đỏ xuất hiện liên  tục trong thời gian gần đây là  một trong những biểu hiện của  việc suy thoái, ô nhiễm môi  trường vùng ven biển
Thủy triều đỏ xuất hiện liên tục trong thời gian gần đây là một trong những biểu hiện của việc suy thoái, ô nhiễm môi trường vùng ven biển

Suy thoái và ô nhiễm

Ông Nguyễn Công Thành, Phó giám đốc Trung tâm quốc gia quan trắc cảnh báo môi trường biển – Viện nghiên cứu Hải sản cho biết, trong những năm qua, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng ô nhiễm nguồn nước các vùng ven biển của TP.Hải Phòng.

Tuy chính quyền địa phương các cấp đã nỗ lực vào cuộc, có những giải pháp quản lý và bảo vệ, nhưng tình trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường vùng ven biển hiện nay vẫn có xu hướng gia tăng. Cụ thể, theo ông Thành, Hải Phòng có nhiều vùng cửa sông, trong đó nhiều nơi từ lâu đã được coi là “điểm nóng” về môi trường, như khu vực cửa sông Cấm - Bạch Đằng...

Bên cạch đó, các hoạt động kinh tế - xã hội trên biển như du lịch, giao thông hàng hải, sản xuất thuỷ sản, dịch vụ hậu cần nghề cá… đã gây suy thoái môi trường vùng ven biển và chiều hướng ngày càng nghiêm trọng hơn.

Đặc biệt, việc nuôi trồng thủy sản một cách tự phát ở một số vùng ven biển hiện nay chính là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong số đó, nhiều cơ sở sơ chế, chế biến thuỷ sản như chế biến sứa đã thải trực tiếp nguồn nước thải ô nhiễm ra sông, ra biển gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.

“Chính vì các nguyên nhân trên, chúng tôi đã đề xuất với UBND TP Hải Phòng thực hiện một số đề tài nghiên cứu về đánh giá thực trạng môi trường ở cảng cá, bến cá, ảnh hưởng của khai thác, chế biến sứa đến môi trường..., để từ đó có hướng quản lý phù hợp. Vì nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường biển, nhất là đối với các vùng ven biển – nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tế, du lịch, từ lâu vốn vẫn được coi là “vùng nhạy cảm”  của biển” – vị này cho biết.

Theo các nhà nghiên cứu, chính việc suy thoái, ô nhiễm môi trường biển là tác nhân chính dẫn đến hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện liên tục trong thời gian gần đây. Cụ thể, từ năm 2011 đến nay, đã ghi nhận 5 đợt thủy triều đỏ xảy ra tại các vùng biển của Hải Phòng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái, nuôi trồng thủy sản và môi trường biển.

Nhiều chứng cứ khoa học

Theo ông Nguyễn Công Thành, thực ra tình trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường tại các vùng ven biển đã được đề cập từ lâu.  Năm 2008, TS. Trần Đức Thạch, Viên Tài nguyên và Môi trường biển – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng đã có báo cáo đánh giá tình trạng suy thoái môi trường khu vực cửa sông Cấm – Bạch Đằng và đề xuất các hướng bảo vệ.

Trong đó nêu rõ: “Hàng năm, các nguồn ô nhiễm từ khu vực ven bờ và lưu vực sông đem ra vùng cửa Cấm – Bạch Đằng khoảng 30 nghìn tấn BOD, trên 147 nghìn tấn COD, 11 nghìn tấn N-T, 3 nghìn tấn P-T, 3 triệu tấn TSS, 16 tấn hóa chất thuốc bảo vệ thực vật, 22,7 nghìn tấn dầu mỡ… Sự gia tăng thường xuyên các chất ô nhiễm và tác động mang tính cơ học của con người đã gây ra tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường vùng cửa sông Cấm – Bạch Đằng…”. 

Tác giả đề tài cũng đưa ra hướng xử lý. Theo đó, để ngăn ngừa, giảm thiểu việc ô nhiễm tại các cửa sông cũng như các tác động tiêu cực khác làm suy thoái môi trường, suy giảm tài nguyên, kìm hãm sự phát triển kinh tế, vấn đề đặt ra ở đây là cần có giải pháp đồng bộ, bao gồm: bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách và các văn bản pháp quy; tăng cường bộ máy quản lý; nâng cao ý thức cộng đồng; quy hoạch phát triển các ngành kinh tế hợp lý; quy hoạch các khu bảo tồn thiên nhiên và điều hòa môi sinh tạo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường…

Đến năm 2010, ThS. Dương Thanh Nghị, Viện Tài nguyên và Môi trường biển cũng đã báo cáo kế quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp TP về “Đánh giá khả năng tích tụ chất ô nhiễm hữu cơ bền và kim loại nặng trong môi trường nước, trầm tích, sinh vật ven biển Hải Phòng”. Trong đó nhận định: “Trong môi trường nước, chất ô nhiễm Dieldrin, DDT đã vượt tiêu chuẩn QCVN10:2008 từ 1 – 4 lần. Trong môi trường trầm tích, chất ô nhiễm Lindan và {PCBs đã vượt tiêu chuẩn ISQG Canada năm 2003 từ 1 – 1,28 lần…”.

Thực trạng trên đòi hỏi các cấp, ngành ở thành phố hoa phượng đỏ phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý và bảo vệ môi trường ven biển. 

Văn Thương

Đọc thêm