Khi người Hà Lan lần đầu tiên đến đảo quốc này và tiến hành thực địa hóa vào đầu thế kỷ 20, họ đã kinh ngạc trước sự kỳ vĩ của công trình này. Đây là kỳ quan khảo cổ đáng chú ý và là điểm nghiên cứu cự thạch lớn nhất ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, mãi đến tận bây giờ các nhà khảo cổ mới khai quật được phần còn sót lại được chôn vùi bên dưới mặt đất của nó, và kết quả khai quật khiến họ vô cùng sửng sốt bởi sự hùng vĩ của nó.
Theo đó, một nhóm nhà khoa học Indonesia trình bày dữ liệu thu thập trong nhiều năm, chứng minh quần thể Gunung Padang ở tỉnh West Java, Indonesia, là kim tự tháp lâu đời nhất thế giới. Kết quả nghiên cứu được công bố tại cuộc gặp thường niên của Hiệp hội Địa vật lý Mỹ ở Washington vào năm 2018.
Công trình có niên đại lên tới 28.000 năm tuổi
Kết quả thật bất ngờ, công trình bí ẩn được xác định nằm trên đỉnh núi Padang, Indonesia nằm trong một địa điểm khảo cổ được phát hiện vào đầu thế kỷ XIX. Công trình là kim tự tháp có tên Gunung Padang ở Indonesia.
Nhóm nghiên cứu khẳng định Gunung Padang không đơn thuần là một ngọn đồi, mà thực tế đây là quần thể nhiều lớp cấu trúc cổ với nền móng có niên đại lên tới 10.000 năm tuổi, thậm chí lâu hơn. Kiến trúc mới được phát hiện khá lớn với độ rộng, không chỉ nằm trên đỉnh mà còn bao quanh sườn dốc với tổng diện tích ít nhất khoảng 15 ha, đồng thời nằm vươn sâu vào lòng đất.
Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khảo sát, trong đó có công nghệ quét radar xuyên đất (GPR), cắt lớp địa chấn và khai quật khảo cổ học, nhóm nghiên cứu cho biết Gunung Padang là cấu trúc nhân tạo với lớp nền được xây trong các giai đoạn liên tiếp thời tiền sử.
Lớp địa tầng trên cùng gồm những cột đá, tường, đường dẫn và khoảng trống, cách bề mặt lớp thứ hai 1 - 3 mét. Lớp thứ hai từng được cho là hình thành bởi đá tự nhiên, nhưng đây thực chất là loạt cột đá được con người sắp đặt theo cấu trúc ma trận. Bên dưới lớp này là lớp thứ ba, gồm nhiều khoang rỗng hoặc phòng chứa nằm ở độ sâu 15 mét dưới lòng đất. Lớp thứ tư ở dưới làm bằng đá bazan và có thể được người xưa chạm khắc, đục đẽo.
Theo ước tính của các nhà khảo cổ học, ngôi đền bí ẩn này có niên đại khoảng 3.000 đến 3.500 năm tuổi. Bên dưới bề mặt được khảo sát khoảng 3m là một lớp thứ hai của các cột đá tương tự, được cho có niên đại từ 7.500 đến 8.300 năm tuổi. Và một lớp thứ ba sâu khoảng 15m có niên đại khoảng 9.000 năm tuổi.
Ngạc nhiên hơn, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy những bằng chứng cho thấy ngôi đền kì lạ có những tàn tích cho thấy nó có niên đại đến 28.000 năm trước với nhiều buồng dưới lòng đất. Hiện tại, người dân địa phương vẫn sử dụng vị trí lộ ra trên đỉnh của kiến trúc bí ẩn như một điểm đến thiêng liêng để cầu nguyện và thiền định. Nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà địa vật lý học Daniel Hilman Natawidjaja ở Viện Khoa học Indonesia suy đoán kim tự tháp ở Gunung Padang mang ý nghĩa tôn giáo. “Đó là một ngôi đền độc đáo”, Natawidjaja nhận xét.
Ông Andang Bachtiar, một nhà địa chất ở Indonesia cho biết, “Kiến trúc mới được phát hiện giống như Kim tự tháp bị ẩn giấu quá lâu vì nó bị che khuất bởi các tán lá cây và trông giống như một ngọn đồi”.
“Mặc dù kiến trúc bị chôn vùi có thể trông rất giống với một Kim tự tháp, nhưng nó khác với các Kim tự tháp tương tự được xây dựng bởi người Maya” ông Danny Hilman Natawidjaja, nhà khoa học cao cấp của Viện Khoa học Indonesia cũng chia sẻ. Lý giải về quan điểm này, Danny Hilman Natawidjaja cho rằng, các Kim tự tháp của người Maya có xu hướng đối xứng. Trong khi đó, kiến trúc mới được phát hiện có xu hướng được kéo dài rất khác biệt. Đó là một ngôi đền độc đáo.
Công trình kiến trúc vĩ đại
Hay theo nhóm nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ thuộc Đại học Quốc gia Úc cũng công bố những kết quả nghiên cứu về niên đại của khu vực bí ẩn này làm dấy lên những cuộc tranh cãi trong giới khảo cổ, nhà nghiên cứu lịch sử và dư luận.
Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ thuộc trường Đại học Australia cho rằng Gunung Padang cổ xưa hơn thế. Gunung Padang được cho là kim tự tháp cuối cùng ở Đông Nam Á, là một trong những di tích cổ đại quan trọng nhất từng được phát hiện trên thế giới. Di tích này từng được xác định niên đại lên đến ít nhất 5.000 năm tuổi, rồi từ 8.000 đến 10.000 năm và sau cùng lên đến niên đại được báo cáo là 23.000 năm.
Trước đó di tích Göbekli Tepe (Thổ Nhĩ Kỳ) được coi là di chỉ cự thạch lâu đời nhất trên Trái Đất. Gobekli Tepe có niên đại từ tận khoảng 10.000 TCN, tức sớm hơn 4.000 năm so với bất kỳ công trình nhân tạo nào trên Trái Đất. Nhưng Gunung Padang đã hạ gục Göbekli Tepe.
Tờ Bưu điện Jakarta từng đưa tin về phát hiện kim tự tháp như sau, “Phòng Phân tích Beta Miami đã đã xem xét phát hiện kết cấu xây dựng của con người bị chôn vùi dưới núi Padang ở Cianjur, tỉnh Tây Java. Phòng thí nghiệm đã phân tích các mẫu cát, đất và than dưới độ sâu từ 3 đến 12m dưới núi”.
Các cuộc khảo sát và phân tích cho thấy căn phòng lớn nằm sâu 15m trong lòng đất. Kết cấu xây dựng có niên đại từ năm 14.000 trước CN. Nhìn bên ngoài, kim tự tháp Gunung Padang trông như quả đồi tự nhiên nhưng thực ra nó là kim tự tháp do con người xây dựng từ thời kỳ trước khi kết thúc Kỷ Băng hà cuối cùng.
Kim tự tháp là một công trình to lớn nằm sâu dưới mặt đất như bằng chứng cho kỹ thuật xây dựng tinh vi giống như kim tự tháp ở Ai Cập và Bosnia. Các nhà khảo cổ và sử học ban đầu xác nhận kim tự tháp Gunung Padang là công trình bằng đá cự thạch được xây dựng trong Kỷ Đồ đồng, năm 2500-1500 trước CN.
Niên đại quá xa xôi đó cho thấy Gunung Padang không chỉ là di tích cự thạch cổ xưa nhất trên Trái Đất, mà nó còn là công trình có dạng kim tự tháp cổ xưa nhất theo vốn hiểu biết hiện nay của chúng ta. Giới khoa học Indonesia đã từng ngạc nhiên về kết quả thử nghiệm kim tự tháp.
Kỹ thuật tiên tiến cho thấy rõ ràng và chính xác những phòng to nhỏ, tường, cổng, bậc thang và những kết cấu khác bên trong kim tự tháp. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng công trình này có vô số căn phòng và căn hầm bên dưới nền đất đắp cao mọc um tùm cây, các dãy tường và khu vực liền kề được phủ kín bên dưới thảm thực vật dày đặc vốn đã phát triển trên di tích này trong hàng thế kỷ.
Sửng sốt hơn là trong quá trình khoan lõi lấy mẫu định tuổi tại di tích này, các nhà khoa học đã nhận thấy phần lớn công trình “bị vùi lấp” trên thực tế đã được gia cố bằng một loại xi măng nào đó. Trong thành phần của nó có chứa 45% quặng sắt, 41% silica và 14% đất sét, một loại hỗn hợp mà theo các nhà nghiên cứu, là một bằng chứng khác cho thấy những kỹ thuật xây dựng tinh xảo bậc cao đã từng được sử dụng quá trình thi công công trình này.
Theo thuyết tiến hóa của Darwin, nền văn minh của nhân loại xuất hiện không thể quá 10.000 năm, thời điểm đó con người chỉ ăn lông ở lỗ, chưa tiến hoá và thông minh. Nếu Gunung Padang khi kiểm tra lại mà các kết quả khảo cổ chính xác tuyệt đối thì nó là bằng chứng để chống lại học thuyết này. Bởi vậy Gunung Padang trở thành tâm chấn của giới khảo cổ, khi bức màn bí mật về Kim tự tháp cổ xưa nhất của thế giới ở Đông Nam Á được vén lên nó sẽ quyết định rằng lịch sử thế giới có phải viết lại hay không.