Bí ẩn về lực lượng lính đánh thuê thiện chiến bậc nhất thế giới

(PLVN) - Với phương châm “thà hy sinh chứ không hèn nhát” cùng khả năng chiến đấu thiện chiến vào loại bậc nhất thế giới, những binh sĩ thuộc lực lượng lính đánh thuê Gurkha dù chỉ có chiều cao khiêm tốn tầm 1,6m nhưng vẫn khiến nhiều đối thủ “rợn người” khi nghe tên.
Một binh sĩ Gurkha tại Đối thoại Shangri-la ở Singapore ngày 1/6/2018.
Một binh sĩ Gurkha tại Đối thoại Shangri-la ở Singapore ngày 1/6/2018.

Danh tiếng 2 thế kỷ

Cái tên Gurkha bắt nguồn từ thị trấn Gorkha-vùng đất ban đầu của Vương quốc Nepal sau này. Tiềm năng của những chiến binh Gurkha lần đầu tiên được người Anh nhận ra vào thời kỳ xây dựng đế chế của họ vào thế kỷ trước. Vào năm 1815, khiquân đội Anhtìm cách chinh phục Nepal, họ đã bị các chiến binh người Gurkha ở đây đánh cho thảm bại, chịu thương vong nặng nề.

Người Anh nhận thấy rằng người Gurkha là một “chủng tộc võ thuật”, với những phẩm chất đặc biệt về sự dẻo dai và tinh thần thượng võ.Sau nhiều toan tính, các sĩ quan Anh quyết định rằng, nếu không thể đánh bại, họ sẽ lôi kéo những người Gurkha trở thành đồng minh và gia nhập quân đội Anh. Một hiệp định hòa bình sau cùng đã được ký kết, chấm dứt mọi cuộc chinh phạt của Anh ở Nepal. Đổi lại, theo các điều khoản của hiệp ước, người Gurkha chấp nhận đánh thuê cho quân đội Hoàng gia Anh, về sau trở thành Lữ đoàn Gurkha.

Người Gurkha được các lực lượng quân sự ở các nước đánh giá rất cao về kỹ năng chiến đấu và tinh thần quả cảm.Châm ngôn của người Gurkha là “Thà chết còn hơn là làm kẻ hèn nhát”. Điều này thể hiện điển hình ở việc cựu tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ Sam Manekshaw từng nói rằng: “Nếu một người đàn ông tuyên bố anh ta không sợ chết thì hoặc là anh ta nói dối hoặc anh ta là người Gurkha”. 

Còn sử gia Tony Gould cho biết, các binh sĩGurkhas mang trong mình sự kết hợp tuyệt vời của các phẩm chất theo quan điểm quân sự. “Họ cứng rắn, họ dũng cảm, họ bền bỉ, họ có khả năng chấp hành kỷ luật”, ông nói. Ngoài ra, họ còn có truyền thống rất gia đình mạnh mẽ. Vì vậy, khi tham gia chiến đấu, họ không chiến chiến đấu vì sự chỉ đạo hay chính nghĩa mà còn là vì bạn bè và gia đình của họ.

Vũ khí khét tiếng

Những binh lính Gurkha nổi tiếng với thứ vũ khí huyền thoại của họ - một loại dao quắmcó tên kukri(hay khukuri). Trên thực tế, đây được ví là con dao quốc gia của Nepal, một công cụ lao động được sử dụng hàng ngày trong các cộng đồng nông thôn và cả trong các nghi lễ của người dân nước này. 

Dao kukri có nhiều kích cỡ khác nhau, bao gồm cả những phiên bản lớn có thể dùng để chặt được đầu một con trâu, nhưng đa phần dao dùng trong chiến đấu của binh sĩ Gurkha là dao dài khoảng 46cm.Đây là vật bất ly thân đã được các chiến binh Gurkha sử dụng và chiến đấu trong nhiều thế kỷ. Trong thời hiện đại, dù có được trang bị hàng loạt những loại vũ khí tối tân như giáp chống đạn toàn thân, súng trường tấn công hay súng ngắn... nhưng các chiến binh Gurkha vẫn không thể thiếu món vũ khí truyền thống này khi ra trận. 

Những binh sĩ Gurkha và con dao kukri đặc trưng.
Những binh sĩ Gurkha và con dao kukri đặc trưng. 

Trước đây, người ta nói rằng, nếu dao kukri được rút ra trong trận chiến, lưỡi dao phải được “nếm máu”, tức là nếu không có máu của kẻ thù thì chủ nhân của nó phải tự cắt da thịt của mình trước khi đútdao vào bao. Những điều bí ẩn xung quanh thứ vũ khí này đã góp phần khiến cho câu chuyện về những binh sĩ Gurkha trở nên kỳ bí hơn, đồng thời thu hút sự hiếu kì, thậm chí nhiều người còn chế tạo hàng loạt mẫu dao kukri nhái để bán ra thị trường.Ngày nay, người Gurkha nói rằng thứ dao quắm này chủ yếu chỉ còn được sử dụng trong việc nấu nướng.

Xuyên suốt lịch sử hơn 200 năm qua, các thanh niên trai tráng người Gurkha đã được tuyển chọn từ các ngôi làng vùng đồi núi ở Nepal để gia nhập lực lượng thiện chiến khét tiếng. Tổng cộng, hơn 200.000 thanh niên Gurkha đã chiến đấu trong 2 cuộc chiến tranh thế giới.Họ đã tham gia các cuộc chiến tranh ở biên giới Ấn Độ, cuộc chiến tranh thuộc địa ở châu Phi, Chiến tranh Falklands/Malvinas với Argentina năm 1982;phục vụ ở Hong Kong, Malaysia, Borneo, Síp, Kosovo và cả Iraq, Afghanistan.

Họ tham gia chiến đấu trong nhiều vai trò khác nhau, chủ yếu là lính bộ binh nhưng cũng bao gồm số lượng đáng kể là kỹ sư, hậu cần và chuyên gia tín hiệu. Chỉ trong 2 cuộc chiến tranh thế giới, hơn 43.000 binh sĩ Gurkha đã hy sinh. Tổng cộng, lực lượng này đã được nhận 26 Huân chương Victory - huân chương quân sự cao nhất của Anh. 

Cho đến năm 1947, hầu hết binh lính Gurkha phục vụ trong Quân đội Ấn Độ dưới quyền chỉ huy của các sĩ quan Anh. Tuy nhiên, sau khi Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ, 4 trung đoàn Gurkha đã được chuyển giao cho quân đội Anh và trở thành Lữ đoàn Gurkha cho đến ngày nay.

Tiếp nối truyền thống

Ngày nay, ngoài quân đội Anh và cảnh sát Singapore, chiến binh Gurkha còn phục vụ trong quân đội Nepal, quân đội Ấn Độ, đội cận vệ Hoàng gia Brunei... Tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ -Triều đầu tiên được tổ chức ở Singapore hồi năm 2018, cùng với lực lượng mật vụ hùng hậu và thiện chiến của 2 nước tham gia, nước chủ nhà cũng đã thuê các chiến binh Gurkha lừng danh bảo vệ sự kiện là tâm điểm chú ý của cả thế giới này, cho thấy lực lượng Gurkha được đánh giá rất cao về khả năng chiến đấu. Số lượng thành viên của lực lượng này thời gian qua đã giảm mạnh so với thời kỳ đỉnh cao trong Thế chiến II là 112.000 người, hiện chỉ còn khoảng 3.500 người.

Thu nhập của lính Gurkha thấp hơn nhiều so với binh sĩ Anh nhưng với những thanh niên trẻ ở các vùng quê nghèo khó ở Nepal thì trở thành thành viên của lực lượng đánh thuê huyền thoại này vẫn là một cách để thoát nghèo. Vì vậy, vẫn có nhiều thanh niên Nepal vẫn nuôi mộng gia nhập đơn vị này. Khoảng 28.000 thanh niên hàng năm vẫnđăng ký tham gia tuyển chọn để cạnh tranh vào hơn 200 “suất” mỗi năm.

Quá trình tuyển chọn binh lính Gurkha được mô tả là một trong những quá trình khó khăn nhất trên thế giới và có sự cạnh tranh gay gắt.Những người trẻ tuổi muốn tham gia lực lượng này trong quá trình thi tuyển sẽ phải vượt qua các bài thi toán và Tiếng Anh cùng kỳ thi chạy khốc liệt có tên “doko”, trong đó, họ sẽ phải chạy vượt dốc trong 40 phút trên quãng đường 4,2kmvớibao 25kg cáttrên lưng.Ngoài ra, họ còn phải nhảy 75 lần trên một băng ghế trong 1 phút và chống đẩy 70 lần trong 2 phút...

Năm 2019, quân đội Anh đã lần đầu tiênđồng ý tăng chỉ tiêu tuyển tân binh Gurkha lên với số lượng là 400 người - là đợt tuyển quân có số có lượng lớn nhất trong 33 năm qua. Ngoài “người sử dụng” lớn nhất là quân đội Anh, các nước như Singapore, Malaysia và Ấn Độ cũng thuê các binh sĩ Gurkha phục vụ trong lực lượng quân đội và cảnh sát của họ.

Đọc thêm