Cà Mau dành hơn 3,7 tỷ đồng xây dựng thương hiệu để thu hút đầu tư

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Trần Hồng Quân đã Quyết định kế hoạch phê duyệt đề cương tổng quát Dự án “Xây dựng hình ảnh, thương hiệu tỉnh Cà Mau đến năm 2025”.

Mục tiêu của dự án là hoàn thiện giải pháp xây dựng chiến lược hình ảnh, chiến lược thương hiệu chung và 05 nhóm ngành nghiên cứu khảo sát của tỉnh Cà Mau; Chuyển đổi thành các giải pháp, sản phẩm hình ảnh thương hiệu cụ thể để truyền thông, quảng bá.

Hoàn thành thiết kế xây dựng, chuẩn hoá hình ảnh nhận diện thương hiệu, hệ thống nhận diện chung của tỉnh.

Tạo nền tảng để triển khai các sự kiện, kế hoạch truyền thông của tỉnh; giúp các đối tượng khách hàng dễ dàng nhận diện, tạo sự khác biệt so với các địa phương khác trong và ngoài nước.

Cụ thể hoá các chiến lược phát triển và các chính sách lớn của tỉnh thành, các hoạt động và các thông điệp truyền thông nhất quán, dễ dàng tiếp nhận, góp phần đẩy mạnh thương hiệu nhận dạng của tỉnh, tăng sức cạnh tranh; Thu hút các nhà đầu tư, nhà sản xuất và cư dân lao động có trình độ cao đến sinh sống và làm việc tại Cà Mau.

Đặc sản bánh phồng tôm tại 02 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển (Cà Mau) từ lâu đã rất nổi tiếng và được nhiều khách hàng ưa chuộng, nhất là vào dịp Tết.

Đặc sản bánh phồng tôm tại 02 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển (Cà Mau) từ lâu đã rất nổi tiếng và được nhiều khách hàng ưa chuộng, nhất là vào dịp Tết.

Theo UBND tỉnh Cà Mau cho biết, kính phí khái toán dự kiến cho dự án này là 3.755.700.000 đồng (Ba tỷ, bảy trăm năm mươi lăm triệu, bảy trăm nghìn đồng). Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau được giao tổ chức thực hiện Dự án với sự phối hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở NN&PTNN, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở VH-TT&DL, Sở Tài chính và Sở Thông tin và Truyền thông.

Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau Trần Hiếu Hùng cho biết: “thông qua Dự án “Xây dựng hình ảnh, thương hiệu tỉnh Cà Mau đến năm 2025”, để tạo ra một hình ảnh riêng của Cà Mau từ con người cho đến sản phẩm,… tạo bộ thương hiệu nhận dạng của Cà Mau.

Từ bộ thương hiệu nhận dạng của Cà Mau, thông qua các hoạt động thương mại, dịch vụ, sản phẩm Nông nghiệp, sản phẩm du lịch, Di sản Văn hóa vật thể và Phi vật thể, Lễ hội truyền thống… đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường mời gọi đầu tư, hợp tác tất cả tỉnh, thành và nước ngoài”.

Triển khai ứng dụng nhận diện hình ảnh, thương hiệu về môi trường đầu tư; lồng ghép thực hiện các chiến lược thương hiệu để xây dựng hình ảnh môi trường đầu tư tỉnh theo hướng tích cực, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư./.

Đọc thêm