Sau khi nhận nuôi hai đứa trẻ tại Việt Nam, ông Kalatschan đã quay lại đây hơn 60 lần trong 13 năm qua. Rất nhiều trẻ em đã được bảo trợ, và tại Việt Nam, ông tìm ra ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Người con trai đầu tiên mà vợ chồng ông nhận nuôi tại Mỹ là một cậu bé gốc Việt Nam.
Không lâu sau đó, Kalatschan tiếp tục nhận nuôi một cô con gái từ trung tâm xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông nói: "Khi tôi còn ở Việt Nam để tìm kiếm con gái, tôi đến thăm các trung tâm xã hội và nhà cho trẻ em khuyết tật... Khi trở về nhà, tôi đã thực sự bị ám ảnh bởi khuôn mặt của những đứa trẻ, nhận ra rằng chúng không có cơ hội mà con gái tôi có”. Ông nhớ lại: “Hai tuần sau, tôi nói với vợ tôi rằng chúng ta nên làm điều gì đó cho chúng. Và vợ tôi nói "Vâng”.
Sau đó, câu chuyện cổ tích bắt đầu với sự ra đời của Quỹ bảo trợ Giving It Back To Kids, được thành lập vào năm 2002 tại thành phố Đà Nẵng. Cho đến nay, Quỹ bảo trợ này đã thành lập sáu ngôi nhà để hỗ trợ trẻ em nghèo, thanh niên và các bà mẹ đơn thân trong dự án New Hope ở miền Trung Việt Nam.
Tất cả các ngôi nhà cung cấp một nơi an toàn cho trẻ em, thanh thiếu niên và các bà mẹ độc thân sinh sống và học tập. Trang web của họ nói: "Ngoài những mục tiêu riêng của mỗi nhà, tất cả những thành viên được cung cấp các bữa ăn, quần áo và nguồn trợ cấp. Sống cùng người chăm sóc ngôi nhà 24 giờ một ngày và được chấp nhận như là gia đình của các em”.
Theo bà Nguyễn Thị Minh Lanh, người quản lý tại một trong những mái ấm chia sẻ: Các em ở đây đã được gửi đến các trường học để học tập và đã được dạy để kiểm soát sự tức giận của chúng cũng như tìm hiểu các giá trị thực sự của mỗi người.
Khi lần đầu tiên bước vào ngôi nhà của chúng tôi, nhiều người trong số những đứa trẻ đã phải trải qua các khó khăn cả thể xác và tinh thần, khiến tâm lý của họ bị ảnh hưởng. “Chúng tôi đã cố gắng để điều trị những nỗi đau và đưa chúng trở lại tuổi thơ vô tội của mình" - bà nhấn mạnh
|
Đây là một trong những ngôi nhà đặc biệt của dự án dành cho các bà mẹ độc thân. Hiện nay, mái ấm bảo trợ sáu bà mẹ và sáu trẻ sơ sinh, mặc dù đã bảo trợ cho 53 trẻ sơ sinh từ khi mới mở cửa. Mái ấm cung cấp một ngôi nhà an toàn cho các bà mẹ đơn thân, những người bị gia đình hoặc láng giềng của họ từ chối.
Họ sẽ được đưa về chăm sóc và được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cũng như các dịch vụ y tế trong sáu tháng sau khi sinh em bé. Trong trường hợp các bà mẹ trẻ không đủ khả năng nuôi dạy con cái, mái ấm sẽ làm việc với chính quyền địa phương để tìm cho các bé một mái nhà an toàn.
Dự án cũng khuyến khích các bà mẹ trẻ ghi danh học nghề để họ có thể tìm được việc làm ổn định cho phép họ nuôi dạy con cái của mình. "Chúng tôi gọi nó là nhà của Cha vì đó là những gì một người cha tốt sẽ làm cho con gái của mình" - Kalatschan nói.
Quỹ cũng cung cấp những dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản với chi phí thấp hoặc miễn phí cho trẻ em nghèo. Ngoài ra, hơn 500 trẻ em đã được phẫu thuật tim miễn phí tại Bệnh viện Đà Nẵng, như là một phần của chương trình. "Chúng tôi đã thấy nhiều trẻ em nghèo bị bệnh tim, những người cần các dịch vụ y tế khẩn cấp khi họ được đưa vào đây" - bác sĩ Phan Đình Thảo từ Bệnh viện Đà Nẵng cho biết.
Tuy nhiên, với sự hỗ trợ quý báu từ Quỹ bảo trợ trẻ em Giving It Back, nhiều trẻ em trong số đó đã trở về nhà khỏe mạnh. Bệnh viện đánh giá cao sự hỗ trợ này và mong muốn nhận được nhiều sự hỗ trợ như vậy để có thể chữa cho nhiều trẻ em hơn.
|
Vận hành Quỹ hỗ trợ giống như điều hành một doanh nghiệp. Ông Kalatschan và các thành viên trong tổ chức không thể làm được những điều mà họ không có quỹ dành cho nó hay ít nhất là thấy một cách để công việc ấy đạt hiệu quả. Ông Kalatschan nói: "Thực tiễn kinh doanh rõ ràng, niềm tin tưởng vào Chúa và các nhà hảo tâm đã giúp chúng tôi vượt qua tất cả các chướng ngại vật.".
Hiện nay Quỹ có một số nhà tài trợ lớn, những người bạn quyên góp cho chúng tôi, nhưng hầu hết các hỗ trợ của tổ chức đến từ mọi người” - ông Kalatschan nói thêm. Vợ ông, bà Dorothea Kalatschan vừa qua đời. Hiện giờ ông dành 3-4 tháng mỗi năm cho dự án và cũng truyền cảm hứng của mình cho cô con gái người Việt Kristina Kalatschan để thêm yêu quê hương mình.