“Tai nạn” nghề nghiệp
Nhắc chuyện đã qua, người đàn ông có gương mặt rắn rỏi, mái đầu bạc đã được nhuộm đen nên trông ông có vẻ trẻ trung hơn so với cái tuổi gần 50. Cười xòa ông bảo: “Công cán gì đâu cô ơi, ngày ngày chứng kiến giới trẻ trong khu phố bị lôi kéo vào con đường nghiện ngập, tôi không cầm lòng được! Phải dẹp, dẹp hết cái tệ nạn đang hoành hành nơi đây, trả lại sự yên lành cho khu phố…”.
Nhắc chuyện đã qua, người đàn ông có gương mặt rắn rỏi, mái đầu bạc đã được nhuộm đen nên trông ông có vẻ trẻ trung hơn so với cái tuổi gần 50. Cười xòa ông bảo: “Công cán gì đâu cô ơi, ngày ngày chứng kiến giới trẻ trong khu phố bị lôi kéo vào con đường nghiện ngập, tôi không cầm lòng được! Phải dẹp, dẹp hết cái tệ nạn đang hoành hành nơi đây, trả lại sự yên lành cho khu phố…”.
Thế là ông Hải đứng ra vận động anh em truy đuổi bọn mua bán, chích choác ma túy. Ban đầu chỉ có có vài người tham gia, sau thì toàn phường 14, quận 8 có 35 anh em chia nhau chốt chặn. Tính đến nay, các anh đã tuần tra hơn 2.000 lượt, bắt 7 đối tượng mua bán ma túy, thu giữ 12 tép heroin. Mười mấy năm làm dân phòng bảo vệ khu phố, ký ức về những lần truy bắt đối tượng mua bán ma túy vẫn còn nguyên trong ông Hải.
|
Trong căn phòng nóng bức, chật chội, ông Hải bồi hồi nhớ lại: Hai giờ sáng đầu năm 2009, khi ánh đèn đường ở ngã ba Cây Sung nhập nhoạng, ba gã thanh niên choai choai không biết từ đâu đến! Thấy chúng cứ lén lút, thập thò như ăn trộm, ông Hải cùng một cảnh sát khu vực và anh bảo vệ khu phố ập tới, hai tên hoảng quá rồ ga phóng xe chạy mất, tên còn lại chưa kịp tẩu thoát đã bị giữ lại, ông Hải xét trong gói thuốc lá zet của tên này thì phát hiện có giấu 3 tép heroin. Có lần, ông Hải đi tuần tra phát hiện một nhóm mua bán hàng trắng trên đường Hoài Thanh, mấy tên kia chạy mất, tên còn lại bị đưa về phường. Nhưng đi được khoảng 300 mét, tên này xô ngã xe ông Hải rồi nhảy ùm xuống kênh Tàu Hũ “lặn” mất tăm. Lần đó, ông Hải bị té rách bộ áo quần, chiếc xe cà tàng cũng bị hỏng nặng, sợ vợ lo lắng nên ông về nói dối là bị va quẹt dọc đường… Theo kinh nghiệm lâu năm của một người chuyên phối hợp truy bắt tội phạm ma túy, tội phạm hình sự như ông Hải, thì những đối tượng gây án thường rơi vào trường hợp: Những người phạm pháp hình sự mãn hạn tù, người tái hòa nhập sau cai nghiện chưa có công việc ổn định còn nhiều, các đối tượng từ các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, hoặc có khi là người không có công việc ổn định ở các tỉnh, thành phố khác vào TP. HCM sinh sống, các đối tượng có nhiều tiền án tiền sự, có lệnh truy nã của công an các địa phương khác tập trung về TP… để có tiền xài Tết, nhiều đối tượng ra tay gây án bất chấp hậu quả.Những tên nghiện ma lanh Trong khi tuần tra, anh em trong ban bảo vệ khu phố nhiều khi gặp chuyện khá “đau đầu” bởi nhiều tên mua bán ma túy ranh mãnh, khôn khéo khi giao dịch hàng. Chúng thường dùng tín hiệu riêng như: Để cục gạch màu đè lên gói hàng, cũng tín hiệu đó, ở đoạn đường khác chúng để tiền. Để tránh bị phát hiện và tiện giao dịch, có lúc chúng thuê trẻ em canh chừng các anh dân phòng giờ nào ra chốt, giờ nào tuần tra để báo động cho chúng.
Có lúc biết mình bị theo dõi, chúng nhanh tay búng bay mất mấy tép heroin. Không bắt được tận tay, hỏi kiểm tra giấy tờ, chúng liền viện cớ bảo mình đến đây mua cơm tấm, thuốc lá, làm gì mà xét hỏi chúng!? Ông Hải trả lời: “Vì đây là trọng điểm mua bán ma túy, nhiều đối tượng ở nơi khác đến trà trộn, dụ dỗ thanh niên mua bán hàng trắng nên chúng tôi phải có nhiệm vụ kiểm tra, phiền các anh theo chúng tôi về phường, nếu các anh trong sạch, chúng tôi để các anh đi”. Ông Hải kể, nhờ nói cứng vậy mà nhiều lần bắt được hai, ba tên có lệnh truy nã giao công an xử lý!
Khi tôi hỏi: “Chú không sợ chúng trả thù sao?”. Ông Hải nhìn bâng quơ một hồi ra đường. Ngoài kia, dưới tán cây bàng của một quán nước vỉa hè, đám thanh niên vô công rỗi nghề tụ tập ngồi tán dóc. Những ánh mắt vô hồn trừng trừng nhìn lại khiến tôi rùng mình. Ông Hải trầm ngâm nói với tôi bằng chất giọng đanh, chắc: “Anh em trong ban bảo vệ cùng một lòng với nhau nên không sợ! Chấp nhận cứu lấy những thanh niên trong khu phố mình thoát chết thì tụi chú sẵn sàng hy sinh. Bởi hy sinh một hai đồng chí mà bảo vệ được dân mình thì tụi chú không tiếc…”.
Khi tôi hỏi: “Chú không sợ chúng trả thù sao?”. Ông Hải nhìn bâng quơ một hồi ra đường. Ngoài kia, dưới tán cây bàng của một quán nước vỉa hè, đám thanh niên vô công rỗi nghề tụ tập ngồi tán dóc. Những ánh mắt vô hồn trừng trừng nhìn lại khiến tôi rùng mình. Ông Hải trầm ngâm nói với tôi bằng chất giọng đanh, chắc: “Anh em trong ban bảo vệ cùng một lòng với nhau nên không sợ! Chấp nhận cứu lấy những thanh niên trong khu phố mình thoát chết thì tụi chú sẵn sàng hy sinh. Bởi hy sinh một hai đồng chí mà bảo vệ được dân mình thì tụi chú không tiếc…”.
Ông kể, có lần, bốn anh em đi tuần tra bắt gặp ba tên nghiện ma túy đang trao đổi hàng. Hai tên chạy mất, một tên chịu lên xe để anh em đưa về phường, nhưng đi được một đoạn, đến gần Bến Bình Đông, tên này giơ giò đạp chiếc xe đi kè bên của anh em tuần tra, xô ngã luôn chiếc xe chở hắn rồi co giò bỏ chạy khiến một anh trong đội tuần tra bị gãy chân phải nằm bệnh viện, mấy anh em còn lại bị xây xát.
Tôi không rành lắm về mấy con nghiện nên hỏi ông: “Người nghiện ma túy có những biểu hiện khác người bình thường như thế nào?”. Ông Hải cười bảo: Cứ nhìn kỹ thì biết! Người bình thường nét mặt hồng hào, trong khi những con nghiện dáng gầy nhom, xanh xao, phờ phạc. Thường những đối tượng này rất thích ăn các loại trái cây ngọt nhiều nước, đặc biệt là dưa hấu, nho… vì như thế, khi chích thuốc chúng mới “phê”…
Trời đã về chiều, nắng đã bớt gắt. Tôi chào ông Hải ra về, người hàng xóm tên Huỳnh Thị Dư biết chúng tôi đến để viết về ông, níu tay tôi lại nói nhỏ: “Hai vợ chồng ổng hòa thuận, hoạt bát lắm, mấy đứa con cũng vậy, sống không mất lòng ai hết!”.
Cẩn thận đưa tôi ra khỏi con hẻm rối như mớ bòng bong đến Bến Bình Đông, ông Hải quay đi. Tôi vẫn nhớ như in gương mặt cương nghị mà phúc hậu của ông, mang theo cả nỗi trăn trở mà ông gửi gắm: Một triệu đồng một tháng cho anh em bảo vệ thì quả là khó khăn, chưa kể “chi” tiền xăng chạy lòng vòng để tuần tra, những lúc xe cộ hư hỏng phải tự bỏ tiền túi ra sửa, và những vật dụng trang bị cho anh em bảo vệ vẫn còn thô sơ quá! Tôi nhớ mấy cái máy vi tính cũ ngổn ngang ở nhà ông Hải, ông bảo tranh thủ những giờ rảnh hiếm hoi, ông mua về rã ra bán phế liệu kiếm thêm đồng ra đồng vô, nghe sao mà buồn ghê!
Trời đã về chiều, nắng đã bớt gắt. Tôi chào ông Hải ra về, người hàng xóm tên Huỳnh Thị Dư biết chúng tôi đến để viết về ông, níu tay tôi lại nói nhỏ: “Hai vợ chồng ổng hòa thuận, hoạt bát lắm, mấy đứa con cũng vậy, sống không mất lòng ai hết!”.
Cẩn thận đưa tôi ra khỏi con hẻm rối như mớ bòng bong đến Bến Bình Đông, ông Hải quay đi. Tôi vẫn nhớ như in gương mặt cương nghị mà phúc hậu của ông, mang theo cả nỗi trăn trở mà ông gửi gắm: Một triệu đồng một tháng cho anh em bảo vệ thì quả là khó khăn, chưa kể “chi” tiền xăng chạy lòng vòng để tuần tra, những lúc xe cộ hư hỏng phải tự bỏ tiền túi ra sửa, và những vật dụng trang bị cho anh em bảo vệ vẫn còn thô sơ quá! Tôi nhớ mấy cái máy vi tính cũ ngổn ngang ở nhà ông Hải, ông bảo tranh thủ những giờ rảnh hiếm hoi, ông mua về rã ra bán phế liệu kiếm thêm đồng ra đồng vô, nghe sao mà buồn ghê!