Cô gái câm điếc gài bẫy 'trói đời' 'thiếu gia'

Người đến lấy kết quả là bố mẹ của chàng trai. Họ kể lại câu chuyện đúng như cô gái đã kể và 'thở phào' nhẹ nhõm vì cuối cùng đã không mắc bẫy cô gái câm điếc, thiếu trung thực.
Ảnh minh họa từ Internet.
Ảnh minh họa từ Internet.

Đa số những người đi làm xét nghiệm ADN để tìm ra sự thật nhưng một số người lại tìm mọi cách sửa kết quả xét nghiệm nhằm che giấu sự thật.

Gắn bó hơn chục năm với công việc xét nghiệm ADN, bà  đã tiếp xúc với nhiều chuyện đời khác nhau, vui có buồn có, mỗi hoàn cảnh đều để lại cho bà những ấn tượng riêng.

Bị đòi lại tiền vì không sửa kết quả ADN

Vào một ngày giữa năm 2015, bà Nguyễn Thị Nga - Giám đốc Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền nhận được một tin nhắn cầu xin sửa kết quả xét nghiệm. Đó một cô gái hơn 20 tuổi, và như lời nhắn qua điện thoại thì cô này vừa bị câm vừa bị điếc nên không thể tới gặp trực tiếp bà Nga được. Cô trình bày tỉ mỉ hoàn cảnh của mình với bà Nga và cầu xin bà giúp đỡ.

Cô yêu chàng trai là con của một sếp làm trong lĩnh vực truyền thông. Hai người yêu nhau khá lâu, cô có bầu và sinh được một đứa con trai. Tuy nhiên, anh chàng kia muốn chắc chắn rằng đó là con của mình mới chịu cưới. Cô không còn lựa chọn nào khác là phải đi xét nghiệm ADN.

Cô đưa con đi làm xét nghiệm ở một trung tâm trong thành phố và kết quả là không có quan hệ huyết thống với anh chàng kia.

Cho rằng trung tâm đó đã xét nghiệm sai, cô yêu cầu con trai của vị giám đốc đưa cậu bé tới trung tâm phân tích ADN và công nghệ di duyền để làm xét nghiệm lại. Cô nhắn tin cho bà Nga cho biết chỉ vài ngày tới, anh này sẽ đưa con trai cô tới trung tâm của bà để xét nghiệm.

Nếu kết quả không phải là con anh chàng kia thì hai mẹ con đều phải “ra đường” và không biết bấu víu vào ai. Do đó, cô nhắn tin trước để 'thưa chuyện' và xin bà Nga cứu giúp, sửa kết quả xét nghiệm để mọi chuyện được 'êm đẹp'.

Đúng như lời cô gái, vài hôm sau, một thanh niên đưa một bé trai tới trung tâm làm xét nghiệm ADN. Kết quả, đứa bé và anh chàng không phải cha con ruột. Cô gái vẫn tiếp tục nhắn tin cầu xin bà Nga sửa kết quả để đạt được mục đích của mình.

Nhưng lương tâm và đạo đức nghề nghiệp không cho phép bà Nga làm vậy.

Người đến lấy kết quả là bố mẹ của chàng trai. Họ kể lại câu chuyện đúng như cô gái đã kể và 'thở phào' nhẹ nhõm vì cuối cùng đã không mắc bẫy cô gái câm điếc, thiếu trung thực.

Sau khi sự thực được phơi bày, kết quả không như mong muốn, 2 ngày sau, cô gái lại nhắn tin cho bà Nga, lần này là đòi tiền!

Bà Nga sững người hỏi lại thì cô gái cho biết đã ngấm ngầm gửi tiền cho bà Nga qua tài khoản ngân hàng của trung tâm (được công khai trên mạng). Kiểm tra xong, bà Nga yêu cầu nhân viên trả về cho cô gái kèm theo dòng chữ “cấm gửi lại”!

Từ chối lại được cám ơn

Cũng về chuyện “hối lộ” để sửa kết quả xét nghiệm, bà Nga tâm sự, có nhiều trường hợp mình từ chối không làm cuối cùng lại được khách cảm ơn.

Một chị tầm hơn 30 tuổi, hai vợ chồng hiếm muộn nên tin chị có bầu khiến chồng và bố mẹ chồng chị rất mừng. Chính chị cũng hoài nghi về đứa con trong bụng nên đã tiến hành làm xét nghiệm ADN.

Nhận được kết quả con mình không phải của chồng, chị đã tìm cách đưa tiền xin sửa kết quả nhưng bà Nga từ chối. Chị gọi điện cho bà Nga khóc lóc. Bà Nga đã phải khuyên chị thành thực với chồng để có sự cảm thông. Rằng chị làm như vậy là đang lừa dối chồng và nếu chồng chị biết được sự thật sẽ không để yên.

Khi có kết quả, chồng của chị cứ khăng khăng đến lấy nhưng bà Nga nói: "Anh không yêu cầu làm thì không được quyền lấy".

Bà Nga chia sẻ: “Có lẽ chị vợ đã nói với anh chồng sự thật và để bảo vệ vợ mình, anh này không muốn để bố mẹ mình biết". Vài ngày sau, bà Nga nhận được tin nhắn của chị vợ cảm ơn bà vì đã cho chị lời khuyên đúng đắn. Giờ đây, chồng chị đã cảm thông và bảo vệ chị trước bố mẹ chồng.

Bà Nga cũng cho biết từ khi thành lập trung tâm, bà nhận được hàng chục những lời đề nghị, 'mua chuộc' để sửa lại kết quả xét nghiệm. Mặc dù nhiều trường hợp gia đình tan vỡ nhưng trung tâm vẫn phải tôn trọng sự thật và không thể làm sai.

Theo bà Nguyễn Thị Nga, 60% đối tượng khách hàng là nam giới mang con tới xét nghiệm, 40% còn lại là ông bà nội xét nghiệm cháu...

Lý giải cho việc khách hàng tới xét nghiệm đa số là đàn ông, bà Nga cho biết: “Vì đơn giản là họ hoài nghi và muốn chắc chắn đó có phải con đẻ của mình hay không.

Đọc thêm