Đau lòng những tai nạn lao động nơi hầm mỏ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những công nhân khai thác mỏ thường phải đối mặt với nhiều mối nguy cơ lao động do sạt lở đất đá, sập hầm, nhiễm độc, …
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Khai thác mỏ là một ngành lao động đặc thù, được xếp loại lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Người lao động khai thác mỏ luôn phải đối mặt với nhiều nguy cơ tai nạn lao động do lở đất đá, sập hầm, bục nước, nhiễm độc khí mêtan và mắc các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong ngành khai thác mỏ. Không ít những vụ tai nạn thương tâm từ vụ sập hầm mỏ.

Theo đó, vào khoảng 22h50 ngày 19/3, một nhóm công nhân thuộc công trường KTCB3, Công ty CP than Hà Lầm (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) được giao nhiệm vụ củng cố lò thông gió mức +70, khu VI, vỉa 10.

Trong quá trình làm việc, công nhân Nguyễn Văn Huy, thợ lò bậc 2/5 (SN 1988, quê quán, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) bị đất đá sạt lở gây tai nạn lao động. Ngay sau khi tai nạn xảy ra vụ việc, công ty đã tổ chức cứu hộ và đưa người bị nạn đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên do bị thương nặng, nạn nhân đã không qua khỏi.

Vụ tai nạn thứ 2 xảy ra vào khoảng 4h30 ngày 20/3 tại Cty CP Than Mông Dương - Vinacomin.

Quá trình tải than lò chợ, công nhân Bùi Đ.V (28 tuổi) bị than trôi vùi lấp dẫn đến tai nạn. Ngay sau khi tai nạn xảy ra công nhân V đã được đưa ra Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả cấp cứu. Đến khoảng 5h cùng ngày công nhân V. đã tử vong tại bệnh viện.

Trước đó, ngày 9/3 tại Cty Than Hạ Long cũng xảy ra 1 vụ tai nạn làm 1 công nhân tử vong trong khi đang sửa chữa thiết bị hầm lò.

Trong khi đó, thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh 10 tháng đầu năm 2020, ngành Than đã để xảy ra 12 vụ việc khiến 12 lao động thiệt mạng (phần lớn là thợ lò). Còn đối với Tổng Cty Đông Bắc (Bộ Quốc phòng), con số là 5 vụ việc khiến 5 người thiệt mạng và 6 công nhân bị thương.

Tai nạn là điều không ai mong muốn, Bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp chính sách an sinh xã hội nhằm bù đắp một phần tổn thất cho người lao động và người sử dụng lao động.

Người trong cuộc được ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) chi trả các chế độ trợ cấp theo quy định, như mai táng phí, trợ cấp tuất, trợ cấp 1 lần… Chính vì thế mà nhiều người gọi loại hình bảo hiểm này là “người bạn” chia sẻ gánh nặng với người lao động và người sử dụng lao động.

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.

Tuy nhiên, người lao động sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu thuộc một trong các trường hợp: Bị tai nạn do mâu thuẫn giữa người bị tai nạn lao động và người gây ra tai nạn, không liên quan đến việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động theo quy định.

Hay người lao động cố tình, cố ý hủy hoại bản thân hoặc do người lao động sử dụng các chất kích thích, chất ma túy, chất gây nghiện theo quy định của pháp luật.

Đọc thêm