Đi tìm nguyên nhân Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat bị ám sát?

(PLVN) - Gần 40 năm trôi qua kể từ ngày Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat bị ám sát, đã có nhiều hướng điều tra và các giả thiết về nguyên nhân, động cơ sát hại vị Tổng thống vì hòa bình của người dân đất nước Kim Tự tháp được đặt ra. Tuy nhiên, đến nay câu hỏi vì sao Sadat bị ám sát vẫn chưa có lời giải thuyết phục...
Những kẻ liều mạng xả súng vào lễ đài ngay giữa buổi diễu binh
Những kẻ liều mạng xả súng vào lễ đài ngay giữa buổi diễu binh

Một nguyên nhân sâu xa khác

Có chuyên gia chuyên nghiên cứu về vấn đề quốc tế cho rằng, sự việc không đớn giản như vậy, cần phải từ hoàn cảnh trong nước và quốc tế để xét hành động ám sát này. Từ khi lên cầm quyền, Sadat đã thay đổi chính sách thân Liên Xô trước kia. Ông ta luôn tỏ thái độ cứng rắn đối với các yêu cầu quá đáng của Liên Xô, không hề thỏa hiệp trong các vấn đề với đất nước này.

Năm 1976, trước sức ép của Liên Xô, Sadat đã hủy bỏ Hiệp nghị hữu hảo với Liên Xô, hủy bỏ mọi quyền lợi ở cảng Ai Cập của hải quân Liên Xô, yêu cầu này đồng nghĩa với việc buộc Liên Xô rút 5 chiến hạm ở biển Ai Cập. Khi Liên Xô yêu cầu Ai Cập trả món tiền nợ mua vũ khí, Sadat lấy lý do kinh tế Ai Cập đang khó khăn, viện thông lệ của Liên Xô để từ chối trả nợ trong 10 năm và yêu cầu tàu thuyền nước này phải trả tiền khi đi qua kênh đào Suez.

Hình ảnh Tổng thống Sadat ít phút trước khi bị bắn chết
Hình ảnh Tổng thống Sadat ít phút trước khi bị bắn chết  

Đồng thời, Tổng thống Sadat còn chủ động cải thiện cục diện ngoại giao với phương Tây. Ông ta liên tục mở các chuyến đi thăm các nước phương Tây, ký một loạt hiệp ước hữu nghị hợp tác. Tổng thống Sadat còn đưa ra tuyên bố quan trọng là sẽ đi thăm Israel. Lúc đó, việc đưa ra hành động này quả thật vô cùng khác thường. Mỹ ủng hộ Sadat đi thăm Israel, Liên Xô thì ngược lại, vô cùng tức giận, thế giới thứ ba rất tán thành. Cả thế giới Ả-rập sôi sùng sục, có nước cực lực phản đối, cũng có nước công khai ủng hộ.

Ngay trong Ai Cập cũng không nhất trí với quan điểm của ông Sadat. Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập thậm chí dùng việc từ chức để biểu thị phản đối chuyến đi thăm này.  Bất chấp tất cả, Sadat đã đích thân đi Jerusalem, tiến hành hội đàm trực tiếp với Israel, phá vỡ bế tắc tiến trình hòa bình Trung Đông. Ai Cập ký kết Hiệp nghị trại David và Hòa ước với Israel đã mang lại hòa bình và cơ hội phát triển kinh tế, song lại bị rất nhiều nước Ả-rập tẩy chay về chính trị, trừng phạt về kinh tế.

Gần 20 quốc gia lân cận trong thế giới Arab đã tiến hành cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ai Cập. Các nhà lãnh đạo và báo chí một số nước Arab công khai lên án Sadat: “Phản bội lợi ích của các nước Ả-rập”, phạm “tội ác lịch sử chưa từng có trong lịch sử hiện đại”. Một số phần tử Hồi giáo cuồng tín trong nước coi ông ta là mục tiêu công kích số một. Các phân tử cực đoan Hồi giáo cũng tuyên bố Sadat là “tên dị giáo phản bội giáo nghĩa đạo Islam” và biểu thị rõ ràng phải lật đổ ông ta.

Hồi đó, đại sứ Liên Xô cũng bí mật ủng hộ một số thế lực chống đối Sadat. Có ý kiến lại cho rằng, sự kiện ám sát này trên thực tế là sản phẩm của các nhân tố chính trị và mâu thuẫn nội bộ Ai Cập.  Trong toàn bộ sự kiện, còn hai điểm khả nghi chưa được làm rõ. Một là, khi duyệt binh, bên cạnh Tổng thống Sadat có vàiy vệ binh.

Nhiều người ngồi gần Tổng thống Sadat may mắn thoát chết kỳ diệu
Nhiều người ngồi gần Tổng thống Sadat may mắn thoát chết kỳ diệu 

Khi bị bắn, những người vệ binh và nhân viên an ninh khác đi đâu? Họ có phản ứng gì? Hai là, sau khi Sadat bị trúng đạn, 12h40 được khiêng lên máy bay đưa đi bệnh viện nhưng đến 13h20 mới tới nơi. Đoạn đường từ hiện trường đến bệnh viện máy bay chỉ bay khoảng 5 phút, tại sao phải mất 40 phút sau máy bay mới hạ cánh? Trong thời gian đó, máy bay đi đâu?  Sau khi tin Tổng thống Sadat bị ám sát truyền đi, mọi người vô cùng bàng hoàng. Họ ví cái chết của ông ta là “sự tan vỡ của ngôi sao chính trị Trung Đông”. Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã tổ chức mặc niệm Sadat. Các nhà lãnh đạo các nước chia buồn với Ai Cập.

Nhiều nước tổ chức truy điệu Sadat. Tổng thống Sadat được an táng ở nghĩa trang chiến sĩ vô danh tại Quảng trưởng Thắng lợi thành phố Nasser. Ngày 10/ 10, Ai Cập tổ chức quốc tang. Các vị lãnh đạo của hơn 80 nước đã đến Ai Cập dự lễ tang.  Trên tấm bia đá cẩm thạch màu đen trên mộ Sadat có ghi lời mà 3 năm trước chính ông ta đã đự định viết cho mình: “Tổng thống Muhammad Anwar elSadat, anh hùng của chiến tranh và hòa bình. Người đã sinh ra vì hòa bình, chết vì nguyên tắc hòa bình”. 

Nghi vấn ám sát người tiền nhiệm?

Thái độ cứng rắn của vị tổng thống sser trong quan hệ với các quốc gia phương Tây, nhất là đối với Anh - quốc gia từng đô hộ Ai Cập trong suốt một thời gian dài, đã khiến ông lọt vào tầm ngắm của tình báo Anh. Cơ quan Tình báo hải ngoại Anh (MI-6) đã nhiều lần được chỉ đạo lên kế hoạch trừ khử Nasser. Tuy nhiên, điều rất lạ là các phương thức này đều thất bại. Nasser đã “né” được một cách đầy thần kỳ và may mắn.

Thoát chết một cách đầy kỳ diệu như vậy nhưng đến khi qua đời, ngày 29/5/1970, cái chết của Gamal Abdel Nasser lại gây nhiều tranh cãi. Có quá nhiều giả thuyết liên quan đến cái chết của ông Nasser, trong đó có giả thuyết vị Tổng thống này bị đầu độc và nghi phạm có thể chính là Sadat, một người vốn thân cận nhất của Tổng thống đương nhiệm khi đó. Điều này được cho là đã khiến tất cả mọi người bất ngờ.

40 năm sau ngày Tổng thống Ai Cập Nasser qua đời, một phụ tá tin cậy của ông Nasser là nhà báo Mohammad Hasanein Haikal đã ám chỉ rằng chính Anwar Sadat, cấp phó và là người kế nhiệm, đã đầu độc ông Nasser. Phát ngôn của Haikal đã làm chấn động thế giới Ả-rập, Ai Cập và nhận được phản ứng gay gắt từ gia đình Sadat. Gia đình Sadat đã kiện ông Haikal về tội phỉ báng danh tiếng. Trước đó, con gái ông Nasser cũng đã cáo buộc ông Sadat sát hại cha mình, nhưng lại bị tòa án Cairo phạt 150.000 bảng Ai Cập vì tội phỉ báng danh tiếng ông Sadat.

Sự việc này ầm ĩ đến nỗi ông Abdul Hakim Nasser, con trai cố Tổng thống Nasser, từng lên tiếng đề nghị chính quyền Ai Cập tiến hành điều tra về những tuyên bố của nhà báo Haikal, đồng thời khẳng định thêm rằng, một trong những phụ tá của ông Nasser sau này phục vụ cho ông Sadat đã che giấu những mẫu móng tay và tóc của cố Tổng thống nhằm cản trở cuộc điều tra về nguyên nhân cái chết của cha ông.

Ngày 16/9/2010, trên chương trình phát thanh của đài Al-Jazeera tại Doha, nhà báo Haikal kể lại rằng trong buổi gặp gỡ tại khách sạn Hilton ở Cairo, ông Sadat đã nhận thấy Tổng thống Nasser có vẻ rất mệt mỏi và đề nghị làm cho Tổng thống một ly cà phê. Ông Sadat đã đề nghị đầu bếp riêng của Tổng thống chuẩn bị cà phê cho Tổng thống.

Và 3 ngày sau đó, Tổng thống Nasser qua đời.  Trong khi những giả thuyết còn gây nhiều tranh cãi thì có một sự thực là kể cả “thủ phạm bị nghi vấn” Anwar Sadat - nhà lãnh đạo Ai Cập đầu tiên công nhận nhà nước Israel kể từ khi quốc gia này ra đời vào năm 1948 cũng bị ám sát. Và cái chết đó cũng vẫn còn là một bí ẩn cho đến ngày nay. 

Chính trong ngày định mệnh đó, khi Tổng thống Sadat đang chào các binh sĩ thì bất ngờ một số tay súng từ một chiếc xe trong đoàn diễu binh lao tới rồi nhả đạn và ném lựu đạn về phía ông. Ngoài Tổng thống Ai Cập thiệt mạng còn có 20 người khác, trong đó có 4 nhà ngoại giao Mỹ đến dự khán bị thương. Đặc biệt, ông Boutros BoutrosGhali (người về sau trở thành Tổng thư ký Liên Hợp quốc) và Hosni Mubarak (đương kim Tổng thống Ai Cập) cũng đứng cùng ông Anwar Sadat theo dõi cuộc diễu binh nhưng đã may mắn không bị thương. Ông Mubarak ngồi ngay bên phải Tổng thống Sadat và thoát nạn một cách thần kỳ. 

Đọc thêm