Từ hàng nghìn năm trước nó đã trở thành kỹ xảo cao cấp trong hoàng thất, là một nghề thủ công huyền diệu của hoàng gia. Nhưng những kỹ năng này dần dần đã bị lãng quên trong dòng chảy lịch sử; giờ đây được giao phó toàn bộ tương lai cho những bậc thầy nghề thủ công ở Đài Loan và Trung Quốc đại lục.
Kỹ thuật không thể sao chép
Hồi cố sinh bích sắc, động diêu dương phiếu thanh/Kim ngọc ung dung, xảo thúy hoa quý. ( Dịch nghĩa: Hồi tưởng lại màu xanh ngọc bích, dao động như miếng lụa xanh, kim ngọc hòa nhã, cùng với màu xanh biếc sang trọng hoa lệ). Đó là một câu thơ cổ nói về nghê thủ công của hoàng gia.
Điểm Thúy, tiếng Anh gọi là: Kingfisher feather art, tức là nghệ thuật phỏng lông chim bói cá, là một công nghệ chế tạo đồ trang sức vàng và bạc truyền thống tinh xảo bậc nhất Trung Hoa. Tuy chỉ là một kỹ thuật phụ trợ trong việc chế tạo các vật phẩm hay đồ trang sức, Điểm Thúy có tác dụng tô điểm đồ trang sức bằng vàng bạc, làm chúng trở nên mỹ lệ.
Điểm Thúy và Hoa Khảm là kỹ xảo mà trong lịch sử những đồ châu báu trên thế giới chưa bao giờ sao chép được. Nó thuộc về đất nước Trung Hoa và được cất giấu kĩ càng trong bảo khố tại cố cung Tử Cấm Thành. Từ hàng nghìn năm trước nó đã trở thành kỹ xảo cao cấp trong hoàng thất, là một nghề thủ công huyền diệu của hoàng gia. Nhưng những kỹ năng này dần dần đã bị lãng quên trong dòng chảy lịch sử. Giờ đây, nó được giao phó toàn bộ tương lai cho những bậc thầy nghề thủ công ở đảo Đài Loan và Trung Quốc đại lục.
|
Điểm Thúy. |
Trong vài năm qua, các nhà thiết kế trang sức Đài Loan (Trung Quốc) đã thiết kế và kết hợp Điểm Thúy cùng màu sắc rực rỡ của các loại đá quý được khảm nạm. Tại Trung Quốc đại lục, Điểm Thúy liên tiếp được hiện thân, xuất hiện trong các ngành công nghiệp đồ trang sức và thu hút được giới những người yêu thích châu báu. Hoa Khảm thì được liệt kê trong các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, kỹ thuật của hoàng gia đang bắt đầu đi lên con đường phục hưng hoàn hảo.
Tại triển lãm Trang sức Quốc tế Cao Hùng gần đây, nhà trang sức Bội Lan của Thượng Hải đã mang Hoa Khảm vượt qua eo biển, hy vọng nó cùng Điểm Thúy, hai “chị em gái” hội tụ, kết hợp với khoáng sản san hô của Đài Loan, Lam Ngọc Túy, Ngọc Đài Loan cùng hợp tác quảng bá hai kỹ thuật huyền thoại này.
Kỹ thuật tuyệt nghệ, phức tạp và tinh tế
Từ góc độ vật liệu, vì Điểm Thúy là công nghệ trang trí với vật liệu sử dụng chính là lông chim phỉ thúy (chim phỉ thúy – bói cá – có lông màu xanh biếc, rất đẹp mắt), cổ đại gọi Điểm Thúy là Thúy, chính là lấy từ tên chim phỉ thúy ra để đặt. Lông chim do khúc xạ mà màu sắc rất mịn màng, tỏa ánh sáng lấp lánh, xinh đẹp chói mắt vì thế mà vang danh thiên hạ.
Từ góc độ công nghệ, Điểm Thúy là sự kết hợp giữa công nghệ kim khí truyền thống và công nghệ lông vũ ở Trung Quốc. Như tên gọi của nó, Điểm Thúy chính là dùng lông chim phỉ thúy đính vào các đồ vật trang sức vàng bạc. Đầu tiên dùng vàng hoặc kim loại mạ vàng làm thành khung với hoa văn khác nhau, sau đó dùng lông màu xanh nhạt xinh đẹp trên lưng chim phỉ thúy cẩn thận khảm lên, nhằm chế thành các loại đồ trang sức.
Về thu hoạch lông chim bói cá, được miêu tả tỉ mỉ trong Phát sức thiên của “Châu thúy quang hoa” viết “Dùng cây kéo nhỏ cắt lông chim xung quanh cổ chim phỉ thúy còn sống, nhẹ nhàng dùng cái nhíp mà gắp, đem lông chim sắp xếp lên khung. Lông chim bói cá màu thúy lam, màu tuyết thanh là thượng phẩm, nhan sắc sáng rõ, vĩnh viễn sẽ không mất màu”.
Cho dù Điểm Thúy chỉ được coi như một trong những kỹ thuật làm đồ trang sức bằng vàng bạc truyền thống ở Trung Quốc, chỉ là một công cụ phụ trợ cho việc chế tạo, nhưng mức độ tô điểm và tôn vinh lên món đồ trang sức của nó thì quả là khiến người người thán phục không thôi.
Một sản phẩm hoàn thành với kỹ thuật Điểm Thúy có độ bóng sáng tốt, màu sắc cực diễm lễ, hơn nữa nó không bao giờ bị bạc màu. Đây là loại kỹ thuật trang trí bằng lông chim, là loại kỹ thuật được thấy lần đầu tiên trong thời nhà Hán, nhưng đến thời nhà Minh và nhà Thanh mới được sử dụng rộng rãi, trải qua một giai đoạn không ngừng phát triển và cải thiện, đến thời Càn Long nó đã lên đến đỉnh cao. Những phụ kiện của bộ y phục, phượng quan (vương miện phượng hoàng) các loại đều sử dụng trang trí với lông chim phỉ thúy, trải qua những năm tháng dài đằng đẵn nhưng vẫn luôn sáng bóng và tươi đẹp.
Triều đại nhà Minh và nhà Thanh mới lưu hành phổ biến kỹ thuật công nghệ sản xuất đồ trang sức cung đình, thông qua sự đổi mới của các nhà thiết kế trang sức Đài Loan, pha trộn thêm các phong cách đá giữa phương Đông và phương Tây, khiến cho Điểm Thúy cổ xưa biến đổi thành một kỹ thuật với sức sống mới.
Hoa Khảm là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc, còn được gọi là công nghệ tế kim (tế: tỉ mỉ, chi tiết), được làm từ các sợi đồng, vàng, bạc, sau đó được uốn thành hoa văn hoặc bện lại cùng nhau. Khảm nạm chính là đưa những sợi đồng, sợi vàng đã được uốn đánh cho thành hình, sau đó khảm lên hoa văn đã được phác thảo, ngoài ra còn có thể khảm nạm trên đá quý.
Công nghệ Hoa Khảm được xuất hiện sớm nhất vào thời kì Xuân Thu với hình thức sơ khai ban đầu, đến triều đại nhà Minh nó đạt đến một trình độ nghệ thuật tài nghệ phi thường. Xưởng ngân Bắc Kinh thời Minh đã chế tạo được kim quan (chuông vàng), phượng quan (vương miện) cùng các loại trang sức khác đều đạt đến một trình độ nghệ thuật cực cao. Các nghệ nhân thời nhà Minh cũng có thể dệt được những sợi dây cực nhỏ bằng kim loại để bện kim trang sức, bề ngoài nhìn rất mượt mà, các khe hở đều nhau, thậm chí mỏng như lụa.
Đến thời nhà Thanh, công nghệ Hoa Khảm từng bước phát triển, sự phân công lao động tốt hơn và việc sản xuất dần được đi về phía chuyên nghiệp hóa. Toàn bộ công nghê được chia làm 11 bước thực hiện: khảm nạm, khắc trên vàng bạc, lắp ráp, tráng men nền tím, điểm thúy, mạ vàng, mạ trên mặt đồ, rút sợi, xâu chuỗi châu.
Phong cách của công nghệ Hoa Khảm thời Thanh và thời Minh có những sự khác biệt, nhà Thanh trang trí phức tạp và tinh tế hơn, trang sức rất cầu kì, các sản phẩm nổi tiếng liên tiếp nhau, tất cả đều trở thành kho báu quốc gia. Ví dụ như bồn chậu “Kim chi ngọc diệp“, bình phong “Điểm thúy hoa điểu“, “Hạc lộc đồng xuân”….
Đến năm 2008, sau khi nghề thủ công Hoa Khảm được chính thức đưa vào dự án bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, các thợ thủ công đã quay trở lại kế thừa và công hiến cho sự nghiệp phát triển nghề này, để tái hiện một công nghệ kinh điển đặc sắc cung đình của lịch sử lâu đời của Trung Quốc. Họ tin rằng công nghệ truyền thống này cùng với mô hình hiện đại và pha trộn các yếu tố trang sức từ nước ngoài sẽ đưa giá trị cổ xưa tiến về con đường phục hưng hoàn hảo.