“Không có cơ sở để VKS đề nghị VietinBank bồi thường 5 công ty“?

(PLO) -Luật sư Nguyễn Thị Bắc - bảo vệ quyền lợi VietinBank đã khẳng định như vậy. Bảo lưu toàn bộ quan điểm của mình đã trình bày tại phần tranh luận, Luật sư Bắc đối đáp 8 vấn đề trong đó “điểm nhấn” là phải xác định đúng hành vi và ý thức của Huyền Như mới biết được sự thật khách quan của vụ án.
Bảo lưu toàn bộ quan điểm của mình đã trình bày tại phần tranh luận, Luật sư Nguyễn Thị Bắc - bảo vệ quyền lợi VTB - đối đáp 8 vấn đề trong đó “điểm nhấn” là phải xác định đúng hành vi và ý thức của Huyền Như mới biết được sự thật khách quan của vụ án.
Bảo lưu toàn bộ quan điểm của mình đã trình bày tại phần tranh luận, Luật sư Nguyễn Thị Bắc - bảo vệ quyền lợi VTB - đối đáp 8 vấn đề trong đó “điểm nhấn” là phải xác định đúng hành vi và ý thức của Huyền Như mới biết được sự thật khách quan của vụ án.
Bảo lưu toàn bộ quan điểm của mình đã trình bày tại phần tranh luận, Luật sư Nguyễn Thị Bắc - bảo vệ quyền lợi VTB - đối đáp 8 vấn đề trong đó “điểm nhấn” là phải xác định đúng hành vi và ý thức của Huyền Như mới biết được sự thật khách quan của vụ án.
“Không có cơ sở để VKS đề nghị VietinBank bồi thường 5 công ty“?
Tại phiên toà phúc thẩm, luật sư Bắc cho rằng VKS đã khẳng định phải xác định đúng hành vi của bị cáo Như nên mọi tranh luận, đối đáp của luật sư đều theo nguyên tắc và luận điểm đó, cả hành vi và ý thức của Như. 
Để xác định hành vi của bị cáo Như là phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay Tham ô tài sản của 5 đơn vị (quan điểm của Viện Kiểm sát tại phiên toà phúc thẩm) cần phải đánh giá đúng hành vi phạm tội và đánh giá xuyên suốt để làm rõ bản chất toàn bộ quá trình phạm tội của Như từ giai đoạn chuẩn bị phạm tội, giai đoạn phạm tội và giai đoạn kết thúc tội phạm, chiếm đoạt được tài sản.
Động cơ và dấu hiệu lừa đảo của Huyền Như thể hiện rõ
Huỳnh Thị Huyền Như có ý thức chiếm đoạt tiền của Công ty Phương Đông 380 tỷ đồng, Công ty An Lộc 170 tỷ đồng (2 Cty sân sau của Ngân hàng Tiên Phong), Công ty bảo hiểm Toàn Cầu 125 tỷ đồng, Công ty Hưng Yên (sân sau Ngân hàng Hàng Hải) 200 tỷ đồng, Công ty CP Chứng khoán Saigonbank-Berjaya (SBBS) 210 tỷ đồng ngay từ “khi gặp mặt”, trước khi 5 đơn vị này chuyển tiền vào Tài khoản Thanh toán mở tại VietinBank, cụ thể:
Trước khi phạm tội năm 2007, Huyền Như thành lập Công ty Hoàng Khải kinh doanh bất động sản và chứng khoán. Do làm ăn thua lỗ, Như phải vay hơn 200 tỷ đồng của các đối tượng ngoài xã hội với lãi suất lên tới 140%/năm (gấp 10 lần lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định).
Trước sức ép trả nợ, bị đe dọa giết nên Như chủ động tìm kiếm “đối tác” chiếm đoạt tiền để trả nợ. Với “con mồi” lãi suất cao và mức chênh ngoài hợp đồng lớn (từ 4% đến 18,8%/năm) rồi dùng tiền cá nhân “lót tay” trả trước (từ 1,6 - 40 tỷ đồng) cho các lãnh đạo, nhân viên của 5 đơn vị, Như đã đánh trúng lòng tham nên họ đồng ý chuyển tiền theo sự sắp đặt của Như. 
Luật sư Bắc nêu dẫn chứng: Huyền Như hứa trả lãi suất cao nhằm mua lòng tin của Huỳnh Thị Bảo Ngọc (ACB) và Vũ Thị Mỹ Linh (SBBS). Sau đó nhân viên SBBS, ACB đã bỏ mặc tài khoản của mình, vì nếu có trách nhiệm nhân viên SBBS và ACB đã phải phản hồi ngay khi phát hiện có giao dịch bất thường đầu tiên.
Ngoài ra, Huyền Như còn làm giả 8 con dấu của các đơn vị để làm giả các hợp đồng gửi tiền giữa VietinBank chi nhánh Nhà Bè với các đơn vị này khiến họ “sập bẫy” mà chuyển tiền cho Như.
“Điều này là không thể phủ nhận, là ý thức chủ quan xác định tội danh của bị cáo Như, xuyên suốt hành vi của Như. Việc xác định Như chiếm đoạt tài sản của VietinBank là suy nghĩ của VKS và luật sư ABC, chứ không phải ý nghĩ chủ quan của Như. Trong khi đó để xác định sự thật khách quan của vụ án cần phải xem Như nghĩ gì chứ không phải công tố và người bị hại nghĩ gì” - luật sư Bắc khẳng định.
Siêu lừa Huyền Như những ngày đầu phúc thẩm
Siêu lừa Huyền Như những ngày đầu phúc thẩm 
Tiền Huyền Như chiếm đoạt là tiền của 5 đơn vị
Luật sư Bắc lập luận, khi cho rằng sự lỏng lẻo và tắc trách của VietinBank là nguyên nhân mất tiền, VKS đã quên rằng tất cả người gửi tiền cho Như trước đó đã mắc bẫy lừa đảo qua chiêu thức lãi suất cao, vượt trần và tiền lót tay. 
Huyền Như chiếm đoạt được số tiền 1.085 tỷ đồng của 5 đơn vị là do lỗi của chủ tài khoản (5 đơn vị) đã không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình theo điều 12 Quyết định 1284 ngày 21/11/2002 của NHNN. Sở dĩ, họ không thực hiện trách nhiệm của mình là do: Họ mở tài khoản tại VietinBank không nhằm mục đích sử dụng dịch vụ mà chỉ nhằm thực hiện giao dịch trái pháp luật với Như. Kết quả điều tra xác định những sai phạm, sơ hở của chủ tài khoản là nguyên nhân chính, trực tiếp để Như lợi dụng chiếm đoạt tiền của chính các đơn vị này.
Cụ thể: 5 đơn vị nêu trên đã mở tài khoản thanh toán tại VietinBank chi nhánh TPHCM là theo yêu cầu, sự sắp đặt của Như, để thực hiện giao dịch bất hợp pháp với Như nhằm mục đích kiếm lời, không phải để thực hiện dịch vụ thanh toán nào do VietinBank cung ứng. 
Ngoài các giao dịch với Như ra, 5 đơn vị này không thực hiện, sử dụng bất kỳ dịch vụ thanh toán nào do VietinBank cung ứng. Đáng nói hơn khi Công ty Hưng Yên, công ty Bảo hiểm Toàn Cầu và Công ty An Lộc đã có tài khoản sẵn có từ trước tại VietinBank, nhưng họ vẫn mở tài khoản mới theo yêu cầu và sự sắp đặt của Như nhằm thực hiện các thỏa thuận trái pháp luật với Như.
Cả 5 đơn vị này đều cử người đại diện thỏa thuận “ngầm” với Như về việc gửi tiền vượt trần từ 4%-18.8%/năm, vi phạm Thông tư số 02 ngày 3/3/2011 của NHNN quy định về trần lãi suất và các cá nhân đại diện của 5 đơn vị này đã lợi dụng việc giao dịch để nhận tiền chênh lệch ngoài hợp đồng từ 1,6 đến 40 tỷ đồng của Như. Các đại diện đều hưởng lợi bất chính từ nguồn tiền của cá nhân Như nên giúp Như che giấu thỏa thuận trái pháp luật.
Luật sư Bắc cho rằng: “Thỏa thuận miệng giữa Huyền Như và đại diện ACB có nội dung khác với hợp đồng thực tế và thỏa thuận miệng đã được thực hiện theo ý thức chủ quan còn hợp đồng trên văn bản chỉ là hình thức. Các nội dung lệnh chuyển của các cá nhân ACB chỉ ghi là Chuyển khoản, chứ không phải Tiền”.
Còn tại Điều 1 và Khoản 2.7 Điều 2, hợp đồng ủy thác do Như làm giả giữa Công ty bảo hiểm Toàn Cầu và VietinBank chi nhánh Nhà Bè, Công ty Toàn Cầu đã đồng ý cho Như đưa vào điều khoản “Bên A đồng ý ủy thác cho phép bên B (thực chất là cho phép Như) quản lý số tiền theo hợp đồng này vào mục đích sinh lời phù hợp nhu cầu hoạt động kinh doanh của bên B”. Lợi dụng điều khoản này, Như đã tự trích chuyển tiền từ tài khoản của Toàn Cầu sử dụng vào mục đích cá nhân mà không gặp phải sự phản đối nào từ phía chủ tài khoản. 
Với thông tin luật sư của SBBS nói Huyền Như và công ty này không có quan hệ cá nhân, bà Bắc chứng minh: “Nếu như vậy tại sao Vũ Thị Mỹ Linh (kế toán trưởng SBBS) lại giao dịch với Như để ký hợp đồng ủy thác vốn giả tại Chi nhánh Nhà Bè, trong khi bản thân biết Như đang làm tại phòng giao dịch Điện Biên Phủ”.
Từ đó luật sư Bắc cho rằng Như và Linh đã thỏa thuận ngầm sau đó Linh chỉ chuyển về SBBS 4,2 tỷ đồng trong số 27 tỷ đồng Như trả cho Linh, còn lại thì Linh giữ và chia cho các cá nhân khác.
Quá trình thực hiện hành vi phạm tội, Như không chỉ gian dối, lừa đảo đối với 5 đơn vị nêu trên mà còn che giấu các nhân viên của Như tại phòng giao dịch Điện Biên Phủ và lãnh đạo VietinBank chi nhánh TPHCM về nội dung thỏa thuận trái pháp luật giữa Như với 5 công ty trên. Như vậy, có thể thấy đối tượng và nguồn tiền mà Như nhằm vào để chiếm đoạt là tiền của 5 đơn vị chuyển vào tài khoản thanh toán của họ mở tại VietinBank, không phải tiền của VietinBank, cũng không phải tiền do VietinBank huy động từ khách hàng. 
Huyền Như không phạm tội Tham ô tài sản
Quá trình điều tra xác định dấu hiệu đặc trưng và xuyên suốt quá trình phạm tội của Như là bị cáo đã dùng thủ đoạn gian dối để tạo lòng tin và dùng chiêu bài “lãi suất cao, tiền chênh lớn” để đánh vào lòng tham của 5 đơn vị nêu trên nhằm dẫn dụ các đơn vị này mở tài khoản và chuyển tiền để thuận lợi cho việc chiếm đoạt tài sản. 
Đây là dấu hiệu đặc trưng của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải là dấu hiệu đặc trưng của Tội Tham ô tài sản. 
Một điểm lưu ý nữa là theo Bộ luật Hình sự, “Chủ thể” của tội Tham ô tài sản quy định tại khoản 1 điều 278 là “người nào lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản do mình có trách nhiệm quản lý…” nhưng theo công văn trả lời số 5144 ngày 18/4/2013 kèm theo Quyết định số 1073 ngày 12/8/2009 của VietinBank quy định về quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng giao dịch thuộc VietinBank thì Như không phải là người có trách nhiệm quản lý tài sản. 
Như vậy Huyền Như không phạm tội Tham ô tài sản vì Như không thỏa mãn yếu tố “có chức vụ quyền hạn…”.
Vì thế, trước ý kiến của VKS đề nghị hủy một phần bản án sơ thẩm để điều tra lại theo hướng Như phạm tội “tham ô tài sản”, luật sư Bắc khẳng định án sơ thẩm tuyên Như tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đã có hiệu lực pháp luật vì không có kháng cáo và kháng nghị. 
Với một bản án đã có hiệu lực thì Huyền Như không phải là đối tượng điều chỉnh của tòa phúc thẩm mà phải là cấp giám đốc thẩm, theo nguyên tắc có lợi hoặc không làm xấu đi tình trạng của bị cáo. Cho nên, luật sư Bắc cho rằng, cấp phúc thẩm không có quyền quyết định tội Tham ô tài sản - tội danh nặng hơn đối với Huyền Như.

Đọc thêm