(PLO) - Nằm trong khuôn viên của Khu di tích Chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Nội), hồ Long Trì là nơi “giải nhiệt” của hàng trăm trẻ em, người lớn ở khu vực này vào những ngày nắng nóng
|
Từ những ngày đầu hè, trăm người lớn, trẻ nhỏ đã tới hồ Long Trì để tắm vào mỗi buổi chiều. |
|
Được biết, cách đây 3 năm (2011), chính quyền xã Sài Sơn đã cho tát nước, nạo vét bùn đất trong hồ và dẫn nước sạch về. Từ đó, người dân tới tắm rất đông. |
|
Từ trẻ nhỏ tới người lớn tới tắm ở hồ Long Trì đều được trang bị phao bơi, áo phao, vật nổi để tắm đề phòng nguy hiểm. |
|
Ước tính mỗi ngày có khoảng 100 – 200 người tới hồ tắm. Trong đó có cả người lớn, trẻ em đã biết bơi và chưa biết bơi. |
|
Một bạn nhỏ dùng chiếc can để làm vật nổi bấu víu trong khi tắm. |
|
“Hồ Long Trì là hồ sạch và rộng nhất ở đây. Hàng ngày, tôi cho các cháu ra đây tắm khoảng 15 -20 phút rồi về nhà cho các cháu tắm lại bằng nước sạch” – anh Phúc, một người dân trong xã chia sẻ. |
|
Một khung cảnh rất đỗi bình dị và gần gũi với văn hóa sinh hoạt cộng đồng của người Việt ở một làng quê đang trong quá trình hội nhập. |
|
Cả gia đình anh Hậu (thôn Đa Phúc, xã Sài Sơn) thích thú tắm dưới nguồn nước mát hồ Long Trì. |
|
Một em nhỏ chưa đầy 2 năm tuổi cũng được các mẹ, bác đưa xuống hồ để đùa nghịch với nước. |
|
Đây được coi là nơi vui chơi lành mạnh cho các em trong dịp hè. |
|
Các em được thoải mái đùa nghịch trong “không gian xanh” của làng quê. |
|
Tất cả mọi lứa tuổi người dân xã Sài Sơn đều coi hồ Long Trì là nơi tắm rửa và roèn luyện kỹ năng bơi. |
|
Hai chị em thích thú ra về sau những giây phút tắm thoải mái dưới hồ. |
|
Trẻ em được tắm thoải mái dưới sự quan sát và để ý của các bậc phụ huynh trên bờ. |
Một nét sinh hoạt làng quê rất đáng được gìn giữ. Nhưng rất cần chính quyền địa phương, đặc biệt là ý thức của người dân để đảm bảo an toàn, không để xảy ra những trường hợp đuối nước đáng tiếc.