Gia tộc quyền lực Rothschild- (Kỳ 3): Nền tài chính nước Anh bị chi phối thông qua trận chiến Waterloo như thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Như đã nói ở các kỳ trước, gia tộc Rothschild với sự nhanh nhạy và nổi bật hiếm của Nathan Mayer Rothschild đã kiếm được hàng triệu Franc (đơn vị tiền tệ của Pháp) từ trận chiến Waterloo. Sau cuộc chiến này, gia tộc Rothschild đã thu về một lượng tiền gấp 20 lần so với tổng số của cải mà Napoleon và Wellington có được từ mấy chục năm chiến tranh.
Nathan Mayer Rothschild - nhân vật quyền lực nhất trong gia tộc Rothschild.
Nathan Mayer Rothschild - nhân vật quyền lực nhất trong gia tộc Rothschild.

* Kỳ 1: Gia tộc bí ẩn Rothschild: Khởi nguồn của một gia tộc quyền lực

* Kỳ 2: Gia tộc quyền lực Rothschild: Thuyết âm mưu về mối quan hệ giữa gia tộc Rothschild và Illuminati

Trận Waterloo diễn ra vào ngày Chủ nhật 18/6/1815, gần đô thị Waterloo (thuộc Bỉ). Quân Pháp dưới sự chỉ huy của Hoàng đế Napoleon Bonaparte đã bị đánh bại bởi hai đội quân:Liên minh bao gồm nhiều đơn vị từ Anh, Hà Lan, Hanover, Brunswick và Nassau, dưới sự chỉ huy của Arthur Wellesley (Công tước thứ nhất của Wellington) và quân Phổ dưới sự chỉ huy của Thống chế Gebhard Leberecht von Blücher.

Chủ nợ của Chính phủ Anh

Nathan là con trai thứ ba và cũng là người gan dạ, thông minh nhất trong số 5 anh em gia tộc Rothschild. Năm 1798, Nathan được cha mình điều chuyển từ Frankfurt đến Anh để khai phá lĩnh vực ngân hàng của dòng họ. Nathan là một chuyên gia ngân hàng có lòng dạ thâm sâu và cách hành xử quyết đoán.

Do có tài năng thiên bẩm đáng kinh ngạc về tài chính cùng những thủ đoạn tinh vi, đến năm 1815, Nathan đã trở thành một trong những ông trùm ngân hàng nổi tiếng tại London. Lúc này, 5 anh em nhà Rothschild đang tập trung chú ý vào tình hình chiến tranh châu Âu và tìm mọi cách để kiếm tiền từ cuộc chiến này.

Trong khi đó, sauhai lần nội chiến và xáo động trên chính trường từ năm 1625 khiến quốc khố của nước Anh trống rỗng. Khi lên ngôi ở Anh năm 1689, William Đệ nhất phải đối mặt với một cục diện rối rắm. Đặc biệt, trong 20 năm chiến tranh chống Pháp vô cùng tốn kém khiến cho William Đệ nhất phải chạy vạy khắp nơi để vay tiền đến mức gần như không cần suy tính thiệt hơn.

Đặc biệt là sau năm 1808, khi Quân đội Anh bắt đầu chiến đấu một chiến dịch kéo dài trên bộ chống lại người Pháp và các đồng minh Tây Ban Nha của họ trong Chiến dịch Bán đảo. Quân đội phải được trả lương, còn vũ khí, khẩu phần ăn và tàu phải được mua. Chính phủ Anh cũng đã trả các khoản “trợ cấp” lớn cho các đồng minh của mình, Áo, Phổ và Nga, để giúp trang trải cho cuộc chiến chống Pháp của họ. Riêng Nga đã được trả 1,5 triệu bảng Anh cho mỗi 100.000 người mà nước này cử đến để chống lại Napoléon.

Sở Giao dịch Chứng khoán London chứng kiến chiến thắng của gia tộc Rothschild (Ảnh minh họa).

Sở Giao dịch Chứng khoán London chứng kiến chiến thắng của gia tộc Rothschild (Ảnh minh họa).

Phần lớn khoản thanh toán này phải được thực hiện bằng tiền xu được đúc từ vàng và bạc. Tiền giấy vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi, và dòng tiền ổn định là yếu tố cần thiết cho nỗ lực chiến tranh của Anh. Đến tháng 8/1812, Công tước Wellington cần 100.000 bảng Anh/tháng - tương đương hơn 5 triệu bảng Anh ngày nay.

Trong cơn tuyệt vọng, Chính phủ Anh đã tìm đến Nathan Rothschild và các anh em, những người đã cho vay tiền ở các thành phố trên khắp châu Âu. Nathan khi đó có các đại lý trên khắp thế giới, ông có thể cung cấp tiền xu địa phương thông qua các tàu giao dịch. Sau đó, nhà Rothschild đã cho Chính phủ Anh vay số tiền này, thường là gửi trực tiếp cho Tổng tư lệnh quân đội Anh là JC Herries. Phần thưởng của Rothschild là 2% hoa hồng.

Khi Napoléon đe dọa chiến tranh vào năm 1815, Chính phủ Anh đương nhiên quay sang nhà Rothschild một lần nữa để huy động tiền. Tiền vàng và bạc từ khắp nơi trên thế giới đổ về nước Anh trên những con tàu của Rothschild.

Khống chế cả một đế quốc

Sau trận Waterloo, Nathan đã không cần che đậy vẻ kiêu ngạo của mình: “Tôi chẳng cần quan tâm con rối Anh nào đang thống trị đế quốc mặt trời không bao giờ lặn này. Ai khống chế được việc cung ứng tiền tệ thì người đó khống chế được Đế quốc Anh, mà người này chẳng ai khác ngoài tôi!”.

Lý do của sự kiêu ngạo này bắt đầu ngay từ những ngày đầu cuộc chiến giữa Đế quốc Anh và Napoleon, 5 anh em nhà Rothschild đã xây dựng hệ thống thu thập và truyền tin tình báo chiến lược cho riêng mình. Họ tạo lập một mạng lưới những người đại diện bí mật, giống như những gián điệp tình báo chiến lược ngày nay. Những người này đi nằm vùng ở các thủ đô, các thành phố lớn, các trung tâm giao dịch và trung tâm thương mại quan trọng ở các quốc gia châu Âu.

Khi đó, mọi thông tin tình báo thương mại, chính trị cũng như trong các lĩnh vực khác đi về như con thoi giữa các thành phố lớn như London, Paris, Frankfurt, Vienna và Napoli. Hiệu suất, tốc độ và độ chính xác của hệ thống tình báo này vượt rất xa so với tốc độ của bất cứ mạng lưới tin tức của các cơ quan nhà nước nào thời đó, còn các đối thủ cạnh tranh thương mại khác càng khó mà đuổi kịp. Tất cả những điều này giúp Ngân hàng Rothschild luôn có ưu thế vượt trội trong cạnh tranh quốc tế.

Trận chiến Waterloo.

Trận chiến Waterloo.

Ngày 18/6/1815, trận Waterloo được triển khai ở ngoại ô Brussels, Bỉ. Cuộc chiến này không chỉ có ý nghĩa về quân sự mà còn là số phận của hàng vạn nhà đầu tư. Bởi, nếu nước Anh thất bại, giá trái phiếu của xứ sở sương mù sẽ rớt xuống đáy vực. Nếu thắng, giá trái phiếu sẽ tăng lên mức không tưởng.

Khi trận chiến diễn ra thì các gián điệp của Rothschild cũng khẩn trương cố gắng hết mức để thu thập các thông tin tình báo chính xác về tình hình chiến sự của hai bên. Đến chạng vạng tối, kết cục thất bại của Napoleon đã an bài. Một nhân viên chuyển thư nhanh của Rothschild tên là Rothworth tận mắt chứng kiến tìnhhình chiến sự và lập tức vượt biển về nước Anh.

Đến sáng ngày 19/6/1815, anh ta đã đến Folkestone của Anh. Đích thân Nathan Rothschild đứng đợi ở đó. Nathan xé thư ra xem, lướt nhanh qua dòng tít của bản tin chiến sự rồi lao thẳng về phía Sở Giao dịch Chứng khoán London.

Khi Nathan vừa bước chân vào Sở Giao dịch chứng khoán, tất cả những người đang chờ đợi tin chiến tranh trong bầu không khí sốt ruột ở đó lập tức yên lặng. Mọi con mắt đều đổ dồn vào gương mặt đầy bí ẩn không lộ chút cảm xúc của Nathan. Ông ta bước chậm rãi về phía ghế vốn được xem là “trụ cột của Rothschild”.

Im lặng trong giây lát, Nathan liếc mắt ra hiệu cho các nhà đầu tư cổ phiếu của gia tộc Rothschild đang đứng chờ bên cạnh, mọi người ngay lập tức ùa về phía quầy giao dịch, bắt đầu bán tống bán tháo công trái Anh. Đại sảnh thoáng chốc trở nên hỗn loạn. Một số người bắt đầu to nhỏ với nhau, không ít người đờ đẫn đứng một chỗ. Khi đó, một lượng lớn trái phiếu Anh trong phút chốc bị đẩy thốc đẩy tháo ra thị trường. Giá trái phiếu bắt đầu tuột dốc một cách nhanh chóng.

Lúc này, Nathan ngồi dựa mình vào ghế với vẻ mặt lạnh tanh. Cuối cùng, trong đại sảnh Sở Giao dịch có người thét lên rằng: “Rothschild đã biết rồi. Wellington đã thất bại!”.Hiệu ứng đám đông lập tức lan ra, những người giao dịch trái phiếu khác hoảng loạn chạy đến quầy bán thốc bán tháo theo gia đình Rothschild. Sau mấy giờ bán tháo như vậy, trái phiếu Anh chất đầy thành đống như rác, giá trị trái phiếu chỉ còn lại 5%.

Lúc này, Nathan vẫn thản nhiên ngồi quan sát tất cả những diễn biến xảy ra. Ông ta liếc nhẹ ánh mắt về phía các nhà đầu tư cổ phiếu. Ngay lập tức, các nhà đầu tư cổ phiếu ập đến các quầy giao dịch, bắt đầu mua vào bằng hết trái phiếu Anh có trên sàn.

23h đêm 21/6/1815, Henry Percy - người đưa tin của Công tước Wellington cũng về đến London. Tin cho hay, đại quân của Napoleon thất bại hoàn toàn sau trận đánh. Tin tức này chậm hơn cả một ngày so với tin tình báo của Nathan,và trong một ngày này, Nathan đã “làm phép” để mọi nhà giao dịch bán tháo trái phiếu của mình, còn gia tộc ông ta thì âm thầm mua lại, để rồi từ đó dần biến Nathan trở thành chủ nợ lớn nhất của Chính phủ Anh và chi phối quyền phát hành trái phiếu của nước này.

Đọc thêm