Mộ chính trong tòa cổ lăng Lưu Hạ có bố cục tổng thể hình chữ Giáp, dài 17.17m - 17.34m theo hướng Bắc-Nam, rộng 17.09- 17.15m theo hướng Đông-Tây. Lối vào chính dẫn đến căn phòng đặt quách nằm ở chính giữa, xung quanh được bao bọc bởi một hành lang rộng cùng với căn phòng chứa ngựa và xe ngựa các loại.
Những căn phòng đi thông qua một hành lang có chứa các món đồ khác nhau, phòng phía Đông là các dụng cụ nhà bếp, trong khi phòng hướng Nam là các loại đồ chơi và chiến xa, phòng phía Tây để binh khí, sách và các thức giải trí, còn căn phòng hướng Bắc chứa quần áo, tiền bạc, nhạc cụ và rượu. Điều thú vị nhất là mỗi phòng có một phiến gỗ mô tả tỉ mỉ về những thứ cất trong phòng.
Hoa mắt với kho báu
Trong kho tiền ở phòng phía Bắc còn có không biết bao nhiêu tiền xu bằng đồng với ước tính khoảng 2 triệu miếng, tổng trọng lượng lên tới hơn 10 tấn. Tại sao lại có lắm tiền xu đến thế ngay trong các đồ tùy táng tại cổ lăng của Lưu Hạ? Để giải thích vấn đề này, hãy xét đến nền tảng truyền thống của người Tây Hạ là “tặng quà cho gia đình tang quyến”.
Người Hán tốn kém thời gian, của cải cho các nghi lễ ma chay, số quà tặng đó là của các gia đình, bạn bè và cấp trên của người quá cố. Vì lẽ đó, bộ tiền đồng khổng lồ trên chắc chắn là được tặng bởi hoàng gia Tây Hán. Một số học giả cũng tin rằng những đồng tiền đồng là bằng chứng cho thấy Lưu Hạ đã tự đúc tiền cho mình.
Một bộ Biên Chung với 14 cái chuông gió được khai quật tại một trong số 4 phòng mộ trong cổ lăng Lưu Hạ đời Tây Hán. |
Trong số các loại nhạc cụ được tìm thấy trong căn buồng phía Bắc là 2 cặp Biên Chung (Chuông nhạc, một loại nhạc khí cổ xưa của Trung Quốc) và 1 cặp Biên Thanh (nhạc khí cổ). Nó gồm 14 quả chuông mà ngày nay vẫn còn dùng cho ra một thứ âm thanh sắc nét và cộng hưởng.
Cặp Biên Thanh được làm bằng sắt nên rất khó bảo quản, qua thời gian các loại chuông này bị gỉ sét do ô xy hóa; song bất chấp tình trạng hư hỏng, đây cũng là cái Biên Thanh đầu tiên được tìm thấy trong hầu hết các cuộc khai quật khảo cổ ở Trung Quốc từ trước tới nay.
Âm thanh gió và tiếng chuông hòa lẫn vào nhau, bổ sung cho nhau nghe rất xuôi tai, thường được diễn xướng cùng nhau, rất được giới quý tộc đời Hán yêu chuộng, đặc biệt là Lưu Hạ.
Ở căn buồng phía Nam, có 2 con búp bê và chiến xa được sử dụng trong các trận chiến để vận chuyển trống trận và nhạc khí, chơi để làm vững tâm binh sĩ. Trong số 4 cái chũm chọe bằng đồng còn tìm thấy một cái “Yu” - một loại nhạc chiến được dùng bởi người Ba (sống ở vùng Tứ Xuyên-Trùng Khánh trong suốt triều Thương và Chu, lập nên nước gọi là Ba quốc, hay Đại Xà Quốc, bị nhà Tần xóa sổ vào năm 316 TCN).
Năm 95, Hán Vũ Đế ra lệnh đúc tiền vàng theo hình móng ngựa và hình móng kỳ lân, nó ngụ ý mang lại điềm lành. |
Ở căn buồng phía Tây, có thêm nhiều món đồ gỗ sơn mài, các binh khí đồng, các cuộn thẻ tre và những phiến gỗ; ngoài ra còn tìm thấy rất nhiều loại đèn, bao gồm đèn đồng có hình dáng “ngỗng và cá”. Những cái đèn này được dùng để chiếu sáng toàn bộ chiều sâu của phòng đựng quách, có lẽ trong u minh giới, Lưu Hạ có thể dễ dàng nhìn mọi thứ, dễ tiếp cận kho báu của mình.
Các đèn con ngỗng và cá được tạo tác như hình dạng của 2 con vật này một cách tinh xảo. Đèn có thể được tháo rời để thắp sáng, khói từ dầu thắp sáng sẽ được giữ lại trong thân con ngỗng/cá. Người Trung Hoa xưa nghĩ rằng nên cho nước vào bụng ngỗng vì khói có thể chìm trong nước, tạo ra một chiếc máy lọc khí lợi hại. Rõ ràng những chiếc đèn này được chế tác hết sức công phu và tốn kém, thế nên nó chủ yếu do hoàng cung sử dụng mà thôi.
Sau khi quan sát tỉ mỉ 4 căn phòng chứa báu vật, hậu thế có thể mường tượng được rằng thủa xa xưa, Xương Ấp Vương đã hưởng một đời sống xa hoa, vương giả và vẫn sống như thế khi đã sang thế giới bên kia.
Trong cổ lăng Lưu Hạ, vàng lại không có khắc chữ, cho thấy vàng có mục đích khác hơn là một loại tiền tệ. |
Ấn ngọc bích trong quách vàng
Sau khi đi hết phòng quách chính, người ta thấy cách bố trí của nó ngày càng trở nên rõ ràng hơn.
Phòng quách chính bao gồm 2 buồng Tây và Đông, buồng phía Đông rõ ràng là lớn hơn: rộng 6,7m và cao 2,4m, với cửa phòng và cửa sổ mang kiến trúc nhà Hán. Hai căn phòng được tách biệt bằng một hành lang, hai bên hành lang đều có rèm che. Buồng phía Đông lại được chia thành 2 chái nhỏ.
Trong góc Đông Bắc của buồng phía Đông là nơi đặt chiếc quách gỗ của Lưu Hạ, phía Nam là một chái nhà chứa các loại châu ngọc quý giá của nhà vua, sau đó nó dùng làm đồ tùy táng. Ở mỗi buồng Đông và Tây đều có một chiếc giường dài hơn 2m, tại đó tìm thấy độ 10 cái vạc đồng và 2 hộp vàng.
Vào ngày 18/11/2015, ở buồng phía Đông chứa quách Lưu Hạ, công nhân đã khám phá ra “một số món đồ trang trí ngọc bích hình quả tim gà” được làm từ ngọc bích trắng, được tô điểm các hình họa rồng, phượng.
Những thẻ tre này là một khai quật hết sức quan trọng vì ngoài việc xác định chủ nhân mộ còn là những cuốn sách cổ xưa và các tài liệu lịch sử đã mất. |
Tháng 12/2015, các nhà khảo cổ quay trở lại cổ lăng Lưu Hạ lần nữa. Vào thời điểm phòng quách chính đã được thẩm tra hoàn tất, chiếc quách của vị vương nằm yên lặng ở góc Đông Bắc; những phiến gỗ phủ sơn mài đỏ của chiếc quách ngoài đo được dài 3,71m và rộng 1,44m, trên đầu quách là 3 thanh kiếm ngọc bích có buộc sợi vàng, có lẽ chúng tượng trưng cho một nghi lễ tang ma nào đó.
Khi trần của phòng quách chính bị sập đổ cách đây, chiếc quách này đã bị hỏng và các món đồ tùy táng bên trong đã tuột ra bên ngoài. Từ đuôi của chiếc quách thò ra một nửa các đĩa ngọc bích, người Hán tin rằng những cái đĩa ngọc bích này có quyền năng để tương thông giữa trần gian và thượng giới; bên phải của quách là một cái đĩa ngọc bích lớn hơn.
Ngày 20/12/2015 là ngày chính thức mở nắp quách chính. Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tìm thấy một bằng chứng cụ thể về chủ nhân của cổ lăng, có thể là vàng hay ấn ngọc bích, hoặc có thể là nắm xương tàn của chính Lưu Hạ.
Khi chiếc cần cẩu chậm rãi nâng nắp quan tài lên cao, hết thảy mọi người chứng kiến bên trong đều sững sờ, thảng thốt: Chiếc quách chính này lại có cả 2 lớp vỏ trong và ngoài, và bên trong họ đã tìm thấy một cái hộp gỗ phủ sơn mài đã bị nghiền nát, dài 0,6m và rộng 0,3m, được trang trí với những hình họa vàng lá hết sức sống động mô tả chim chóc, hươu nai, người cầm kiếm, quả là một minh họa sắc nét về kiệt tác khảm vàng của nhà Hán. Nằm dọc theo cái hộp là một cái đĩa ngọc bích, có lẽ như hai thứ này là những món đồ được yêu thích nhất của nhà vua.
Sau khi mở chiếc quách, xương cốt của Lưu Hạ còn được bao phủ bởi nhiều đồ tùy táng bằng vàng và ngọc bích bao gồm cả một cái ấn ngọc bích khắc tên “Lưu Hạ”, bằng chứng không thể chối cãi về danh tính của một con người
Ngày 15/1/2016, Xương Ấp Vương – Lưu Hạ, người đã ngủ yên trong suốt hơn 2000 năm, đã được di thể sang “nhà mới”. Chiếc giường quan tài và quan tài bên trong đã được cần cẩu nhấc lên khỏi cổ mộ rồi được chở bằng xe tải đến một trung tâm bảo vệ di tích, đặt trong một căn phòng yếm khí, chỉ có 1% ô xy và được làm đầy với khí nito sạch để làm tăng độ ẩm trong phòng lên 80%.
Mặc dù các công nhân phải đeo mặt nạ ô xy khi vào phòng đặc biệt này, song môi trường của nó có thể cho phép bảo quản tối đa các món đồ tùy táng bên trong quách mộ, đặc biệt là những thứ mỏng manh như các loại vải lụa.
Trên nắp quan tài là hình ảnh một con chim huyền bí có thể nhìn thấy bằng mắt thường, có vẻ như nó đang sắp bay. Một số chuyên gia cho rằng con chim đó là Hồng Điểu có thể dẫn linh hồn người chết lên thiên đường, là niềm tin khá phổ biến vào thời nhà Hán.
(Mời xem tiếp trên Pháp luật 4 phương số 61, ngày 14/7/2016)