Hiện nay, Hà Nội hiện có khoảng 250.000 người khuyết tật, trong đó 30% người khuyết tật ở độ tuổi thanh niên. Do vậy, nhu cầu tư vấn học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý và đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật cho người khuyết tật là rất cần thiết.
Nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người khuyết tật, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên Hà Nội đã xây dựng đề án, kế hoạch, phối hợp với các đơn vị chức năng trên địa bàn thành phố tổ chức các hoạt động thiết thực như tuyển dụng lao động; tuyển sinh học nghề; tư vấn, giới thiệu việc làm, dạy các kỹ năng cho người khuyết tật. Đến nay, đã có trên 2 nghìn 300 lượt người khuyết tật được tư vấn, tìm việc; 250 người khuyết tật được dạy nghề miễn phí; hơn 3 nghìn 220 người được tập huấn, trang bị kỹ năng hoạt động nhóm, phương pháp chọn nghề nghiệp theo khả năng…
Cho rằng việc đào tạo và nâng cao kỹ năng nghề đang là vấn đề cấp thiết nhằm giúp người khuyết tật tự tin hòa nhập cộng đồng, ông Nguyễn Hồng Hà, Chủ tịch Hội Người khuyết tật huyện Hoài Đức chia sẻ, hiện cấp thành phố đã có những chương trình đào tạo hỗ trợ dạy nghề cho Câu bộ thanh niên thông qua các chương trình của Nhà nước, như Đề án 1956, Chương trình 1019 của Chính phủ…Từ đó, nhiều thành viên đã tìm được nghề phù hợp với sức khỏe và hoàn cảnh của mình, như nghề tin học văn phòng, thủ công mỹ nghệ, may mặc.