Huyền thoại về mối tình chung thủy của Ares - vị thần chiến tranh

(PLVN) - Trong thần thoại Hy Lạp, thần Ares là một trong 12 vị thần quyền lực nhất trên đỉnh Olympus. Ông là con trai cả của thần Zeus với nữ thần Hera. Thần Ares được thờ tụng ở vùng đất Sparta, vùng đất nổi tiếng tạo ra những chiến binh bất diệt của Hy Lạp cổ xưa.
Huyền thoại về mối tình chung thủy của Ares - vị thần chiến tranh

Vị thần của chiến tranh

Ares là thần của chiến tranh, vị thần của các chiến binh và của các trận đánh khốc liệt. Ares được xem là vị thần có khả năng quyết định thắng bại của mọi cuộc chiến. Trong thần thoại, ông thường được miêu tả cầm một ngọn giáo dính máu đỏ tươi. Thần Ares có diện mạo khôi ngô nhưng bản tính rất tàn bạo. Tương truyền chiếc ghế của thần trên đỉnh Olympus được bọc kín bằng da người.

Thần Ares khát máu, liều lĩnh, suốt ngày lao vào trận chiến, mặc dù thực tế là người Olympus bị cấm can thiệp trực tiếp vào công việc của mọi người và tham gia vào các trận chiến. Ông thích chiến tranh vì lợi ích của chiến tranh, và thường chịu ảnh hưởng của cảm xúc có thể đứng về phía hoặc chiến đấu, phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó.

Dù ông là con ruột  nhưng Zeus và Hera chẳng thương mến gì Ares vì bản tính hiếu chiến và ngông cuồng. Chính ông là người tạo ra vô vàn các cuộc chiến cả ở hạ giới lẫn trên cõi thần linh chỉ vì Zeus và Hera không xem trọng mình.

Thần Ares lúc nào đầu cũng đội mũ trụ, mình mặc áo giáp, kiếm đeo bên sườn, khiên che trước ngực và lao vào mọi cuộc chiến tàn bạo. Đi cùng với ông là hai con trai Deimos và Phobos. Deimos là thần đại diện cho những cảm giác sợ hãi xảy ra giữa những người chiến đấu, trong khi Phobos nhân cách hóa cảm giác sợ hãi và hoảng loạn. Giống như Phobos, Deimos từng là một trong những người hầu của Ares và hai người họ thường đi cùng cha mình khi Ares chiến đấu trong cỗ xe của mình.

Theo sau còn có nữ thần Eris – vị thần Bất hòa thường châm ngòi cho các cuộc chiến tranh. Nữ thần Enyo đem lại niềm vui sướng khi chứng kiến cảnh chiến tranh đẫm máu, được nghe tiếng rên ra của chiến binh tử vong. Tất cả đi sau hộ tống càng làm cho thần Ares cuồng chiến hơn nữa. Ông hạ hết chiến binh này cho đến chiến binh khác, khiên giáp thấm đỏ máu người. Càng chiến đấu càng hăng, càng thêm phần tàn bạo, chẳng hề mủi lòng xót thương trước cảnh các chiến binh lần lượt ngã xuống.

Là một vị thần bất tử nhưng Ares đã bị người anh hùng Heracles đánh bại trong một trận đánh và có lần còn suýt bị hai tên khổng lồ Otus và Ephialtes giết chết. Có thể kể đến trận giao tranh ở chân thành Troie khiến Ares bị thương phải trở về thế đỉnh Olympus. Ares tâu với thần Zeus rằng nữ thần Athena đã giúp một người trần, khiến ông bị thương. Nhưng Zeus vốn không ưa Ares nên chẳng những không bênh vực giúp đỡ mà lại còn mắng thần Ares.

Ở Hy Lạp cổ đại, thần Ares chủ yếu bị đối xử tiêu cực, không thích và sợ hãi. Điều này được phản ánh trong các bài thơ của Homer mô tả. Điển hình như cuộc chiến thành Troie, trong đó chính thần chiến tranh đã tham gia. Ares là người khoe khoang và nóng tính, và khi anh ta thua cuộc, anh ta thậm chí còn có những lời phàn nàn và rên rỉ. Chuyện xảy ra khi Athena một lần nữa mang đến sự bất tiện nhất định cho anh trai mình, gửi tay Diomedes, giúp anh ta làm bị thương vị thần bất tử và mạnh mẽ bằng một ngọn giáo.

Tuy nhiên thần Ares có những phẩm chất tốt - lòng trung thành và tận tụy, sẵn sàng đứng lên vì người thân và bảo vệ những người mà anh ta ủng hộ. Điều đáng chú ý là không phải tất cả các vị thần của Olympus đều có thể tự hào về những phẩm chất này. Giống như các thành bang khác của Hy Lạp cổ đại, nếu như thủ đô Athen thờ phụng thần Athena, thì ở thành Sparta, họ phụng sự tuyệt đối thần chiến tranh Ares.

Tình yêu của Ares và Aphrodite

Một trong những truyền thuyết nổi tiếng về thần Ares là cuộc tình duyên giữa Ares và Aphrodite. Tách biệt với những cuộc chiến đẫm máu, Ares là một người tình chung thủy và lâu dài của Aphrodite, ông được cho rằng là người yêu Aphrodite sâu sắc, tha thiết nhất. Đôi tình nhân Ares và Aphrodite sinh rất nhiều con, đó là Eros, Anteros, Phobos, Deimos, Himeros, Harmonia và Adrestia.

Nữ thần Aphrodite còn được gọi là nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp, chẳng được thần Zeus ban cho một đặc ân gì, chẳng có vũ khí gì đặc biệt nhưng lại là một vị nữ thần có sức mạnh khác thường. Cả thế giới Olympus cho đến thế giới loài người trần tục đoản mệnh đều phải khuất phục trước quyền lực của nàng, quỳ gối nộp mình dưới chân nàng. Người Hy Lạp xưa kia vẫn quen coi quê hương của Aphrodite ở đảo Chypre (do đó Aphrodite còn có biệt danh là Cypris, Chypride) vì nàng sinh ra ở vùng biển của đảo Chypre.

Quyền lực của Aphrodite biểu hiện ở chiếc thắt lưng của nàng. Đây là một chiếc thắt lưng huyền diệu. Hễ ai thắt nó trong người thì có phép làm cho người mình yêu trở thành người yêu của mình. Hễ ai thắt nó trong người thì có phép làm cho người mình yêu vốn kiêu kỳ hoặc lạnh nhạt, đã từng làm cho mình đêm năm canh, ngày sáu khắc thao thức, trằn trọc tơ tưởng, tưởng tơ thì bỗng chốc trở thành người yêu của mình, người yêu của mình đích thực, yêu mình say đắm, đam mê. 

Truyền thuyết kể lại, nữ thần Aphrodite đã cho chàng Paris mượn chiếc thắt lưng này, nhờ đó Paris đã chinh phục được nàng Helen, vợ của Menelaus ở vương triều Sparte trên đất Hy Lạp. Vì lẽ đó mà người Hy Lạp phải kéo quân sang đánh thành Troie để giành lại nàng Helen.

Tuy nhiên, thần Aphrodite đã được thần Zeus gả cho thần Hephaistos - thần Thợ rèn. Dù vậy Ares và Aphrodite vẫn phải lòng nhau. Thần Mặt Trời Helios đã trông thấy đôi tình nhân đang bí mật ân ái với nhau trong lâu đài của Hephaistos. Helios liền mách cho chồng của Aphrodite. Tức giận, Hephaistos đã trả thù bằng cách chăng một tấm lưới vô hình quanh giường của Aphrodite để bắt quả tang.

Vào đúng thời điểm thích hợp, tấm lưới này buông xuống tóm chặt Ares và Aphrodite đang ôm ấp nhau. Nhưng Hephaistos chưa thỏa mãn với thành quả đó - chàng còn mời tất cả những vị thần trên đỉnh Olympus đến xem. Vì đức hạnh, các nữ thần phản đối không đến, chỉ có các nam thần đến chứng kiến cảnh tượng này. 

Một dị bản khác kể chi tiết rằng Ares đã cho một vị thần trẻ tuổi là Alectryon đứng ở cửa để báo hiệu khi nào Helios đến, vì Helios sẽ nói với Hephaistos sự không chung thủy của Aphrodite nếu hai người bị phát hiện, nhưng Alectryon đã ngủ quên. Helios đã phát hiện ra cặp uyên ương và báo cho Hephaistos. Ares rất tức giận và biến Alectryon thành con gà trống, con vật đến nay không bao giờ quên báo hiệu lúc mặt trời mọc.

Thần Ares không bao giờ kết hôn, cho dù chàng có rất nhiều người tình và con cái. Ares được rất nhiều nữ thần đẹp nhất yêu chuộng vì cá tính và vẻ đẹp đàn ông. Ngoài Aphrodite, nữ thần tình yêu và sắc đẹp, còn có Eos (nữ thần ban mai với những ngón tay hồng là người đẹp nhất trong các nữ thần), rồi Nike (Victoria - nữ thần chiến thắng); và Eris (nữ thần gây hiềm khích); hay như Hebe - em gái của Ares, nữ thần tuổi trẻ có đôi má luôn đỏ hồng vì hay ngượng, người mang rượu và thức ăn cho các thần trên Đỉnh Olympus, nàng cũng là người tắm cho Ares;.... tất cả đều là những người tình chung thủy và lâu dài của Ares.

Đọc thêm