John Avery - ông vua kim cương và tên cướp biển tàn bạo nhất - (Bài 1): Mộng bá chủ và giấc mơ hướng về “thiên đường cướp biển”

(PLVN) - Trong cuốn “Những vụ giết người của những tên cướp biến tàn bạo nhất lịch sử” của Thuyền trưởng Charles Johnson viết về Avery: “Hắn đã xây nên những bến cảng, thành lập ra nhiều tờ tạp chí, hắn là người chỉ huy của đội chiến thuyền vĩ đại với những thủy thủ chuyên nghiệp và liều lĩnh đến từ các quốc gia khác nhau...”. Tuy nhiên, sự nổi tiếng của Avery còn được biết đến với kho báu toàn kim cương và sự tàn bạo, dã man của hắn vào thế kỷ XVII.
John Avery - ông vua kim cương và tên cướp biển tàn bạo nhất - (Bài 1): Mộng bá chủ và giấc mơ hướng về “thiên đường cướp biển”

Trở thành cướp biển vì mộng riêng

Không giống những tên cướp biển khác, sự tàn bạo khét tiếng của John Avery (còn được biết đến bằng cái tên Henry Avery, Henry Every, Thuyền trưởng Benjamin Bridgeman, Henry Ivory và Long Ben) đã được nhà soạn kịch Charles Johnson (khác với Thuyền trưởng Charles Johnson) đưa vào một vở kịch về cuộc đời của hắn, có tên gọi là “Cướp biển thành danh”.

Vở kịch này được trình diễn lần đầu tiên vào năm 1713 và kéo dài trong vòng vài năm sau đó tại Nhà hát Drury Lane ở London. Thành công của “Cướp biển thành danh” đã kéo theo sự ra đời của hàng loạt những vở nhạc kịch khác có nội dung tương tự về cuộc đời cướp biển, mà đỉnh cao của trào lưu này là vào năm 1879 với vở Opera “Những tên cướp biển vùng Penzance” (The Pirates of Penzance) của Gillbert và Sullivan. 

Theo sử gia Charles Grey, John Avery sinh vào khoảng năm 1653, tại một gia đình giàu có gần thành phố Plymouth, quận Cat Down phía Tây Nam nước Anh. Năm lên l0 tuổi thì cha mất, Avery chuyển đến sống cùng chú. Người chú cướp hết mọi tài sản thừa kế của cháu mình, sau đó gửi Avery ra biển để học việc “một thuyền trưởng tàn ác với hi vọng rằng đứa trẻ sẽ chết vì phải chịu đựng một cuộc sống vất vả”.

Mặc dù có một khởi đầu kém may mắn nhưng Avery đã có thể sống được trên biển và đạt được cấp Chuẩn úy làm việc cho Hải quân Hoàng gia Anh. Năm 1671, Avery tham gia cuộc tấn công vào thủ đô Algiers của nước Algeryra và đã lập được nhiều chiến công. 

 

Vốn chưa bao giờ cảm thấy hài lòng với cuộc sống trong Hải quân, Avery đã tham gia vào chiến dịch truy đuổi trên biển, đầu tiên là trên con thuyền Duke và sau đó là thuyền Charles. 

Cả hai con thuyền này được thuê để bảo vệ những chuyến hàng của Công ty Đông Ấn Tây Ban Nha tránh khỏi cướp biển và bọn buôn lậu người Pháp. Trong thời kì này, Anh, Tây Ban Nha và Hà Lan đang giữ mối liên minh chặt chẽ. Avery được thuê để ngăn chặn tình trạng người Pháp ở vùng Martinique hợp tác với người Tây Ban Nha ở Peru để buôn lậu - một hình thức thương mại bất hợp pháp theo luật của chính quốc Tây Ban Nha lúc đó. Tuy nhiên, thấy rằng thời cơ đang đến, khi con thuyền đang neo lại tại cảng La Corunua, Avery đã thuyết phục các thành viên thủy thủ đoàn chiếm con thuyền và ra khơi đến với thiên đường cướp biển, đảo Madagascar trên Ấn Độ Dương. 

Thiên đường của cướp biển

Madagascar là một trong những quần đảo huyền thoại được giới cướp biển truyền tụng. Đây được coi là một hang ổ lý tưởng, là điểm khởi hành của những chuyến cướp bóc và là nơi trở về để tiêu xài số tài sản phi pháp vừa cướp được. 

Tương một số nguồn sử liệu, cướp biển trên quần đảo Madagascar sống như những ông hoàng: “Họ cưới những người phụ nữ da đen xinh đẹp nhất, không phải chỉ một hai người, mà là cưới bao nhiêu tùy thích; đến mức mà tên cướp biển nào cũng có riêng một hậu cung to lớn như hậu cung của Lãnh chúa Costantinople”...

Trong số những tên cướp biển từng đến quần đảo này, Thuyền trưởng Kidd đến đảo St.Marys vào năm 1698 để lập căn cứ, một tên cướp biển khác là Abraham Samuel chiếm đóng tòa công sự Fort Dauphin ở phía Nam quần đảo và được người dân bản xứ ở đó tôn thờ như vua. 

Ngoài ra, còn có James Plantain tự xưng là “Vua của vịnh Rante” lập nên một hậu cung to lớn cho mình. Nhưng dù cho có thành công đến thế, thì cảnh huy hoàng cũng không thể kéo dài. Chiến tranh nổ ra, không chỉ giữa những tên cướp biển, mà còn giữa những tộc người bản xứ, thêm vào đó là những dịch bệnh của miền nhiệt đới lan tràn.

Tung hoành ngang dọc

Sau khi Avery quyết định đến Madagascar, việc đầu tiên cần làm là thuyết phục thủy thủ đoàn của Charles tham gia đảo chính. Khi đó, Avery sẽ chiếm được quyền chỉ huy và không chỉ đưa con thuyền ra khơi mà còn đưa nó đến với sự giàu sang. 

Việc thực hiện kế hoạch của Avery không hề khó khăn gì, theo ghi chép của Charles Johnson thì: “Có thể thấy rõ rằng vị thuyền trưởng này là một kẻ nghiện rượu đến mức ở suốt trên bờ để uống rượu... nhưng hôm nay, ông ta lại không lên bờ như thường ngày. Tuy nhiên, việc đó vẫn không làm hỏng kế hoạch vì trên thuyền, ông ta vẫn uống nhiều như thế và đi ngủ trước khi thời khắc quyết định đến. Những thủy thủ không được biết gì về kế hoạch này đều trở về chỗ nằm của họ, trên boong không còn lại ai trừ những người đang âm mưu tạo phản”. 

Avery còn thuyết phục gần như toàn bộ thủy thủ đoàn của Duchess - con thuyền đi cùng Charles, tham gia vào cuộc lật đổ này. Khi đã ra đến biển, Avery thông báo cho thuyền trưởng biết rằng ông ta đã bị phế truất và giờ đây, Avery sẽ thay vào vị trí chỉ huy ấy: “Bây giờ tôi là thuyển trưởng của con thuyền này và đây là phòng của tôi, ông hãy đi ra ngoài. Tôi sẽ đến Madagascar để tìm kiếm vận may cho chính tôi và cho những người đồng hành cùng tôi”. 

Thông thường thì thuyền trưởng cũ bị đặt vào tình thế rất hiểm nghèo, nhưng vì Avery không muốn có cảnh đổ máu trong những ngày đầu vào nghề cướp biển nên đã cho vị thuyền trưởng cũ và các thủy thú khác được quyền lựa chọn. Hoặc là tham gia cùng Avery hoặc là quay về đất liền bằng một chiếc thuyền chèo. 

Vị thuyền trưởng cùng vài người nữa chọn cách thứ hai và chỉ trong một thời gian ngắn, họ đã kịp nhận ra là họ đang chèo về bờ biển Nam Phi. Trên thực tế, từ năm 1715 đến 1737 (không lâu sau cuộc đảo chính của Avery) có 48 cuộc đảo chính trên biển khác xảy ra trên biển.

Sau khi lên nắm quyển chỉ huy, Avery đổi tên con thuyền từ Charles thành Fancy và cho treo cờ mới, một lá cờ gần giống với lá cờ Jolly Roger màu đen có hình đầu lâu xương chéo đặc trưng cho huyền thoại cướp biển. 

Trong suốt thế kỉ XVI, lá cờ hình đầu lâu xương chéo này được cướp biển thường xuyên sử dụng như là một cách để cảnh báo các nạn nhân đầu hàng và không nên chống cự. 

Đối với những người đi biển, lá cờ không hình vẽ màu đỏ lại là một biểu tượng đáng sợ hơn tất nhiều, vì khi được treo trên một chiếc thuyền cướp biển thì đó là tín hiệu báo cái chết của những ai nhìn thấy nó. Sẽ không ai sống sót khi cờ đỏ được treo lên những tên cướp biển sẽ không tha cho bất kì một nạn nhân nào. Trong khi đó, ít ra thì với lá cờ Jolly Roger màu đen, nạn nhân hiểu rằng họ vẫn có cơ hội sống sót nếu không chống cự. 

Avery đi dọc bờ biển châu Phi để tiến về phương nam. Đến quần đảo Cape Verde, đoàn quân của Avery cướp được ba chiếc thuyền Anh. Khi đến gần Sao Tome thì phá hủy thêm hai chiếc thuyền Đan Mạch.

Khoảng đầu năm 1695, Avery đến đảo Johanna thuộc Comoros bắt được một thuyền cướp biển người Pháp chứa đầy chiến lợi phẩm. Gần như toàn bộ cướp biển người Pháp trên con thuyền này gia nhập lực lượng của Avery, nâng tổng số thành viên thủy thủ đoàn lên khoảng 170 người. 

Con thuyền Fancy giờ đây được trang bị 46 khẩu pháo và không lâu sau đó lại có thêm ba thuyền cướp biển khác gia nhập đoàn quân, hai trong số đó đến từ đảo Rhode: Con thuyền Pearl dưới sự chị huy của thuyền trưởng William Maze (hay còn gọi là May), con thuyền Portsmouth Adventure dưới sự chỉ huy của thuyển trưởng Joseph Faro (còn gọi là Ferro), con thuyền thứ ba đến từ New York có tên là Amity dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Thomas Tew. Trong giai đoạn này, khi sức mạnh lực lượng đang ở thế cao nhất, Avery đã gây ra những vụ cướp khét tiếng, nổi tiếng trong lịch sử hàng hải. Vụ cướp đã làm nên tên tuổi của y...

Đọc thêm