Khám phá tượng đá khổng lồ trên đảo Phục Sinh

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đảo Rapa Nui (đảo Phục Sinh) của Chile, nó nằm giữa mênh mông biển cả Nam Thái Bình Dương, cách bờ biển Nam Mỹ 3.700 km, cách đảo có người gần nhất cũng phải 1.000 km.
Dãy tượng đá khổng lồ bí ẩn trên đảo Phục Sinh.
Dãy tượng đá khổng lồ bí ẩn trên đảo Phục Sinh.

Trên hòn đảo có rất ít cư dân sinh sống, không có rừng rậm hay sông ngòi, không có khoáng sản đồn điền, chỉ có tượng đá và bãi cỏ hoang. Hòn đảo nổi tiếng toàn thế giới nhờ những bức tượng đá khổng lồ độc đáo và những bí ấn xung quanh cách tạo ra chúng.

Quần thể tượng đá nổi tiếng

Lịch sử phát hiện ra đảo Rapa Nui chưa được bao lâu. Ngược dòng lịch sử đến năm 1722, người Hà Lan lần đầu tiên đặt chân lên đảo này và đặt tên cho nó, đó là ngày 5/4, đúng vào lễ Phục Sinh, họ đặt tên cho nó là “Đảo lễ Phục Sinh”, một cái tên thật kêu cho một hòn đảo cô dơn nằm giữa biển cả bao la. Còn cái tên Rapa Nui, có nghĩa là đảo tượng đá thì do người dân trên đảo tự đặt cho đảo của mình.

Điều khiến cho những nhà thám hiểm hứng thú nhất trên hòn đảo hoang nhỏ bé và cô đơn này có hàng trăm pho tượng đá khổng lồ. Đây là lý do khiến rất nhiều người biết đến hòn đảo này. Những tượng đá đó được cư dân trên đảo gọi là tượng đá “Moai”, nó có đặc trưng nổi bật là khuôn mặt của các tượng đều dài bất thường, mũi thì hếch lên, dái tai to và rủ xuống. Trên thân thể chạm hình chim bay, cùng có cánh tay buỗng thõng hai bên. Theo đo đạc, những bức tượng Moai có trọng lượng đến 75 tấn và chiều cao khoảng 10m, cá biệt có bức nặng 270 tấn và cao 21m.

Khi các chuyên gia “thỉnh giáo” cư dân trên đảo thì được câu trả lời bất ngờ. Cư dân trên đảo không hề biết lai lịch các tượng đá đấy. Trong số thổ dân, không có người nào tham gia việc tạc tượng.

Những tượng đá này có dáng tạo hình thống nhất: hình người và có khuôn mặt dài nhỏ, thần sắc đờ đẫn, chứng tỏ chúng được gia công và chế tác theo một hình mẫu thống nhất. Phong cách đặc biệt mà tượng đá thể hiện thì không nơi nào có, chứng tỏ nó là sản phẩm của chính trên đảo, không ảnh hưởng ngoại lai.

Những tượng đá này, nhỏ thì cũng nặng tới khoảng 2,5 tấn, còn to thì tới khoảng 50 tấn, một số tượng còn có mũ. Mũ đá cũng là một vật nặng tới hàng tấn. Người ta thống kê trên đảo có tất cả gần 900 pho tượng.

Mới đây, các nhà nghiên cứu đã đưa ra thêm lời giải cho những bí ẩn về chiếc mũ đá trên hòn đảo này. Họ cho rằng những chiếc mũ này tượng trưng cho búi tóc của vị tù trưởng, người đã chiến thắng trong cuộc chiến tranh giành quyền lực và được tôn vinh bằng những bức tượng lớn. Trong số gần 900 bức tượng được tìm thấy trên đảo chỉ có khoảng 70 bức được đội thêm mũ đá. Chiếc mũ đá này nặng tới vài tấn, chiếc cao nhất và nặng nhất lên đến 12 tấn, làm bằng xỉ núi lửa với màu đỏ đặc trưng.

Theo cách phân bố những tượng đá khổng lồ trên đảo, người ta đã phát hiện thấy nơi khai thác đá ở trên dãy núi Ranorako. Những loại đá trên đó rất cứng mà lại được khai thác một cách dễ dàng. Mấy chục vạn mét khối đá cứng được đục ra, khắp nơi vương vãi đầy đá vụn. Những tượng đá khổng lồ sau khi được làm xong đã được chuyển đến nơi xa để đặt dựng lên.

Một số pho tượng rất lạ, phần mặt của tượng đá đã được tạc xong, nhưng phần đầu thì vẫn đang liền với núi đá. Chỉ cần mấy nhát nữa là có thể tách tượng ra khỏi núi. Thế nhưng tác giả của nó lại không làm như vậy. Dường như họ bỗng phát hiện ra điều gì đó và vội vàng bỏ đi.

Các nhà địa chất cho rằng, đảo Rapa Nui cố nhiên là đảo núi lửa, nhưng núi lửa đã tắt từ lâu, trước khi có loài người đến cư trú trên đảo và nó đã ổn định suốt từ đó đến nay. Hay do cuồng phog sóng dữ hoặc tai hoạ gì đó khiến cho công trường phải dừng việc. Và nếu thế, sau khi tai qua nạn khỏi, công việc có thể phục hồi trở lại nhưng họ đã không làm thế. Tạc những tượng đá khổng lồ này để làm gì đã là một điều bí ẩn, giờ công trường đá đột ngột dừng mọi việc lại là một bí ẩn nữa.

Nhiều điều bí ẩn chưa được khám phá

Qua khai quật khảo cổ trên đảo Phục Sinh, các nhà nghiên cứu nhận thấy có ba giai đoạn văn hóa riêng biệt đã từng phát triển trên đảo bao gồm: "Giai đoạn đầu" (700-850 trước Công nguyên), "giai đoạn giữa" (1050-1680) và "giai đoạn cuối" (sau năm 1680).

Giữa giai đoạn đầu và giữa, các bằng chứng cho thấy rất nhiều bức tượng Moai bị phá hủy phần đầu và được làm lại với kích thước lớn hơn và nặng hơn. Trong "giai đoạn giữa", các bệ đá được sử dụng làm hầm mộ để chôn cất những nhân vật quan trọng của bộ tộc sau khi chết. Bức tượng lớn nhất được tìm thấy trong "giai đoạn giữa" có chiều cao gần 10m và nặng khoảng 82 tấn. "Giai đoạn cuối" của nền văn minh với đặc trưng là các cuộc nội chiến, rất nhiều bức tượng bị lật đổ và phá hủy.

Cùng với đó, rất nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu những pho tượng rải rác trên đảo và quy mô, tình hình ở những nơi khai thác đá tạc tượng cho rằng: khối lượng công việc như vậy đòi hỏi phải có 5.000 lao động khoẻ mạnh mới có thể làm nổi. Họ đã tiến hành thí nghiệm, tạc 1 pho tượng đá hình người cỡ trung bình, thấy rằng phải có mười mấy thợ làm việc suốt một năm. Dùng bộ con lăn gỗ trượt là cách giải quyết duy nhất về vấn đề di chuyển trên đảo. Hơn nữa phương pháp vận chuyển nguyên thuỷ đó có thể đưa được những vật khổng lồ như vậy đến bất cứ nơi nào trên đảo.

Thế nhưng, rõ rang phương pháp này đòi hỏi cần rất nhiều sức lao động. Điều đó hãy tạm chưa nói đến, điều khiến chúng ta càng khó hiểu nữa là, khi Jacobo Rugoven mới đến hòn đảo này, ông đã nói rằng trên đảo dường khi không có cây cối gì cả. Vậy là không thể có việc dùng con lăn gỗ để vận chuyển những tượng đá khổng lồ đó được.

Ngoài ra, trong số những tượng đá trê đảo, không ít những tượng đá đội mũ đá. Những chiếc mũ đá đó, nhỏ cũng phải 2 tấn, to thì trên 10 tấn. Muốn đưa được những chiếc mũ đá đó lên đầu tượng đá khổng lồ thì ít nhất cũng phải có thiết bị cần cẩu. Trên đảo không có cây cối, cả đến gỗ làm con lăn cũng không có, thì vật liệu gì để có thể làm được cần cẩu?

Gác lại chuyện đó, rồi thì 5.000 lao động khoẻ mạnh ăn uống như thế nào? Sống bằng gì? Trong thời kỳ lịch sử xa xưa ấy, trên đảo chỉ có mấy trăm thổ dân, họ ăn gió nằm sương giống như người nguyên thuỷ thì làm gì có đủ lương thực cung cấp cho 5.000 miệng ăn của người lao động. Cỏ cây trên đảo, trồng cây lương thực, tôm cá dạt vào bãi cát cũng thể nào thoả mãn nhu cầu cuộc sống thấp nhất của họ.

Hiện nay trên đảo cũng chỉ có 1.800 người, rất nhiều đồ dùng sinh hoạt còn phải dựa vào sự cung cấp từ bên ngoài. Có lẽ do thế lực nào nó buộc thổ dân trên đảo sáng tạo những kì tích thế gian này. Nhưng thổ dân trên đảo là những cư dân nguyên thuỷ chưa có tín ngưỡng nào. Mãi đến nửa sau thế kỷ 19, khi các giáo sĩ người Pháp tới truyền đạo, họ mới dần dần tiếp thu đạo Thiên Chúa. Những tượng đá đứng nhìn ra bãi biển thì đại diện cho thứ gì, ngay cả những người dân trên đảo cũng không có câu trả lời chính xác.

Đọc thêm